Ô nhiễm nghiêm trọng từ việc chế biến dong riềng ở Điện Biên

VOV.VN -Ngay vào đầu vụ sản xuất, chế biến dong riềng năm nay, nhiều sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động này.

Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ các hoạt động sơ chế dong riềng trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu các địa phương triển khai ký cam kết đối với các chủ cơ sở thu mua, chế biến dong riềng về việc thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về xử lý chất thải, nước thải, không gây ô nhiễm môi trường.

Dù mới đầu vụ nhưng hoạt động thu mua, sơ chế, chế biến củ dong riềng tại Điện Biên đã rất sôi động. Mỗi ngày các cơ sở sản xuất, chế biến khoảng 15 tấn củ/1 cơ sở, cao điểm chính vụ lên tới 30 tấn, thải hàng trăm mét khối nước bẩn ra môi trường.

Tuy nhiên, những cam kết này từ các chủ cơ sở dường như vẫn chỉ nằm trên giấy, nên ngay vào đầu vụ sản xuất năm nay, nhiều sông suối trên địa bàn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng từ hoạt động chế biến dong riềng.

Xã Nà Tấu là một trong 3 địa bàn vùng ngoài của huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên)  hoạt động thu mua, sơ chế, chế biến củ dong riềng sôi động nhất; đồng thời cũng là địa bàn có mức độ ô nhiễm môi trường nặng nhất, từ hoạt động chế biến dong riềng.

Theo thống kê của chính quyền địa phương, 10 cơ sở lớn trên địa bàn trung bình mỗi ngày sản xuất, chế biến khoảng 15 tấn củ/1 cơ sở, cao điểm chính vụ lên tới 30 tấn, thải hàng trăm mét khối nước bẩn ra môi trường.

Đầu tháng 10 năm nay, khi chuẩn bị vào vụ thu hoạch củ dong riềng, 9/10 cơ sở đã ký cam kết sẽ nghiêm túc thực hiện các quy trình xử lý bã thải, nước thải trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên ở thời điểm trung tuần tháng 11 này, nhiều cơ sở vẫn ngang nhiên xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Những dòng suối đầu nguồn sông Nậm Rốm lại tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nước bẩn, độc hại xuôi theo các dòng suối tràn xuống cả vùng lòng chảo Điện Biên.

Các ao cạn này chỉ được đắp bằng đất, hoàn toàn không được phủ lót bạt để chống thấm. Dù đã ký cam kết bảo vệ môi trường, song nhiều cơ sở vẫn không thực hiện xả nước thải trực tiếp ra môi trường.

Ông Giàng A Chợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: Ủy ban nhân dân xã cũng đã soạn thảo cam kết, chế biến phải đảm bảo, rồi nước chảy ra suối thì tránh được những cái ô nhiễm môi trường.

Nhưng mà chỉ đạo thì chỉ đạo như thế, cam kết thì đều ký như thế, nhưng mà nó chỉ lấy được cái bã thôi còn cái nước thì vẫn chảy ra suối. Theo như con mắt thường của chúng tôi nhìn thì vẫn ô nhiễm, mặt nước vẫn đen xì.

Việc các cơ sở chế biến dong riềng không tuân thủ cam kết, ngang nhiên xả thải ra môi trường khiến nhiều người dân trên địa bàn các xã Nà Nhạn, Nà Tấu và Mường Phăng của huyện Điện Biên  đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường.

Đơn cử như tại xã Mường Phăng, hơn 1 tuần nay, con suối Nậm Phăng cung ứng nước tưới, nước sinh hoạt cho nhiều bản của xã đã trở thành dòng suối “chết” khi màu nước trở nên thâm đen, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. T

Trên bề mặt suối nổi bọt và bã dong riềng khắp nơi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của hàng nghìn người dân nơi đây. Đáng lo ngại là con suối này còn chảy thông ra hồ Pá Khoang, nguồn cung ứng nước tưới cho hàng chục nghìn héc ta nông nghiệp của lòng chảo Điện Biên.

Hơn 1 tuần nay, con suối Nậm Phăng cung ứng nước tưới, nước sinh hoạt cho nhiều bản của xã Mường Phăng đã trở thành dòng suối “chết”.

“Nước bẩn lắm, ô nhiễm môi trường lắm. Ảnh hưởng đến ao, nước cho vào ao thì con cá nó chết hết. Mùa này thì thối lắm, không ở được đâu”, chị Cà Thị Ninh, người dân bản Đông Mệt 1, xã Mường Phăng bức xúc nói

Ông Cầm Văn Lả, người dân bản Đông Mệt II, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cũng cho biết: "Bã dong rơi vào ruộng lúa thì lúa cũng chết, ao nhà tôi giờ có dám lấy nước này vào đâu, cho vào thì cá bị dịch hết. Mùi nó thối lắm, qua đường này có qua được đâu, dân ở bên dòng suối rất khổ, có lúc ăn cơm gió nó thổi vào thì mùi thối lắm, không thở được".

Không chỉ gây ô nhiễm các nguồn nước chảy trực tiếp xuống vùng lòng chảo Điện Biên, bã thải, nước thải từ các cơ sở chế biến dong riềng còn ngấm xuống đất, làm hệ thống các mạch nước ngầm cũng đang bị ảnh hưởng, ô nhiễm nghiêm trọng.

Nằm sát ngay cạnh một cơ sở chế biến dong riềng, nhiều năm nay, giếng nước duy nhất của Trạm Y tế xã Mường Phăng, huyện Điện Biên không thể sử dụng được vì mức độ ô nhiễm quá nặng.

Y sỹ Lường Thị Thể, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mường Phăng cho biết: Màu nước luôn trong tình trạng ố vàng, có nhiều cặn bẩn, mảng bám và bốc mùi hôi thối.

“Chúng tôi cũng đã khắc phục, đã thau và rửa giếng rồi nhưng không tài nào sử dụng được nữa, ảnh hưởng rất nhiều tới công tác khám chữa bệnh với điều trị tại trạm. Hiện tại bây giờ chúng tôi chỉ khắc phục bằng cách nhờ các hộ dân ở đây, lấy nhờ nước giếng bên nhà dân xung quanh thôi nhưng mà cũng lúc có lúc không nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám chữa bệnh”, y sỹ Lường Thị Thể cho biết.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường từ chế biến dong riềng đang là vấn đề đáng báo động tại Điện Biên hiện nay.

Trên địa bàn huyện Điện Biên hiện có 16 cơ sở thu mua, chế biến củ dong riềng. Trung bình mỗi vụ, các cơ sở này xả thải hàng trăm tấn bã dong riềng ra các ao cạn xung quanh khu vực chế biến, trong khi các ao cạn này chỉ được đắp bằng đất, hoàn toàn không được phủ lót bạt để chống thấm.

Với tần suất hoạt động liên tục thì chỉ sau khoảng 3 đến 4 ngày là sẽ đầy, tràn ra môi trường. Dù đã được yêu cầu thường xuyên cải tạo hệ thống thu gom, nâng cấp máy móc, ký cam kết bảo vệ môi trường, song nhiều cơ sở vẫn không thực hiện, với lý do không có kinh phí đầu tư.

Về phía các doanh nghiệp sản xuất, ông Trần Minh Đức, chủ một cơ sở chế biến dong riềng ở trung tâm xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: Nói thực ra như thế kinh phí gia đình chưa có, còn quá hạn hẹp. Thế mà làm chỉ trong một tháng hoặc hơn tháng thì không bõ đầu tư, cam kết với nhà nước thì coi như gọi là làm với mức độ ô nhiễm tương đối, chống ô nhiễm được tương đối thôi chứ không thể tuyệt đối được.

Cuối năm 2017, sau khi Đài tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc có loạt bài phản ánh về thực trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ hoạt động chế biến các sản phẩm dong riềng ở huyện Điện Biên, các ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc kiểm tra và xác định phản ánh của VOV là đúng với thực tế.

Mức độ ô nhiễm quá nặng.

Các ngành chức năng đã tiến hành xử phạt 9 cơ sở sản xuất chưa chấp hành đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, với tổng số tiền phạt 85 triệu đồng; đồng thời, ban hành các văn bản yêu cầu các chủ cơ sở ký cam kết nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, theo đánh giá của chính quyền các địa phương, việc xử phạt này chưa thực sự đủ sức răn đe, khiến các chủ cơ sở sản xuất, chế biến dong riềng ký cam kết một đằng, làm một nẻo.

Không thể phủ nhận việc đem lại hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho người dân từ cây dong riềng, song hậu quả của ô nhiễm môi trường từ chế biến dong riềng đang là vấn đề đáng báo động tại Điện Biên hiện nay.

Công tác quản lý còn lỏng lẻo, chế tài xử phạt chưa nghiêm, hạn chế kinh phí trong đầu tư dây chuyền sơ chế của các cơ sở là những nút thắt trong bài toán ô nhiễm môi trường từ chế biến dong riềng, mà chính quyền Điện Biên cần sớm đưa ra lời giải trước khi quá muộn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch Ebola tại Congo diễn biến đáng lo ngại
Dịch Ebola tại Congo diễn biến đáng lo ngại

VOV.VN - Kể từ tháng 8 đến nay, đã có hơn 200 người chết do Ebola và gần 330 trường hợp đã được xác nhận hoặc nghi nhiễm virus này.

Dịch Ebola tại Congo diễn biến đáng lo ngại

Dịch Ebola tại Congo diễn biến đáng lo ngại

VOV.VN - Kể từ tháng 8 đến nay, đã có hơn 200 người chết do Ebola và gần 330 trường hợp đã được xác nhận hoặc nghi nhiễm virus này.

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng 14/11
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng 14/11

VOV.VN - Đi theo Phố Wall, chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay (14/11).

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng 14/11

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng 14/11

VOV.VN - Đi theo Phố Wall, chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay (14/11).

Bộ trưởng Tô Lâm: Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp
Bộ trưởng Tô Lâm: Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp...

Bộ trưởng Tô Lâm: Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp

Bộ trưởng Tô Lâm: Tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp...

Cận cảnh 2 khu đất vàng Hà Nội đang “đòi” Điện Biên và Bộ Tài chính
Cận cảnh 2 khu đất vàng Hà Nội đang “đòi” Điện Biên và Bộ Tài chính

UBND TP Hà Nội đề nghị tỉnh Điện Biên, Bộ Tài chính bàn giao lại khu đất tại 49 Phan Bội Châu và nhà đất tại 38 phố Thuốc Bắc cho TP quản lý.

Cận cảnh 2 khu đất vàng Hà Nội đang “đòi” Điện Biên và Bộ Tài chính

Cận cảnh 2 khu đất vàng Hà Nội đang “đòi” Điện Biên và Bộ Tài chính

UBND TP Hà Nội đề nghị tỉnh Điện Biên, Bộ Tài chính bàn giao lại khu đất tại 49 Phan Bội Châu và nhà đất tại 38 phố Thuốc Bắc cho TP quản lý.

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên đầu tuần
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên đầu tuần

VOV.VN - Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần 5/11, còn thị trường Trung Quốc diễn biến trái chiều.

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên đầu tuần

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên đầu tuần

VOV.VN - Thị trường chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc đều giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần 5/11, còn thị trường Trung Quốc diễn biến trái chiều.