Phó GS nữ trẻ nhất Việt Nam: “Từng cá nhân tử tế, xã hội sẽ tử tế“

VOV.VN - “Con người nếu không sống trung thực thì không thể có một xã hội tử tế với những con người tử tế được”-PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly chia sẻ

Từng cá nhân tử tế, xã hội sẽ tử tế

“Nếu chúng ta sống tốt, từng con người sống tốt, làm những người tử  tế thì chúng ta sẽ có một xã hội tử tế, văn minh và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn nữa”-PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly, người được nhận danh hiệu cao quý nữ PGS trẻ nhất Việt Nam năm 2013 ở tuổi 32, gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2014 chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly
Chị cho rằng, trung thực luôn luôn là đức tính cần đặt lên hàng đầu, không chỉ trong khoa học mà cả trong đời sống xã hội. Con người nếu không sống trung thực thì không thể có một xã hội tử tế với những con người tử tế được. “Đối với bản thân tôi, tính trung thực vô cùng quan trọng. Khi làm khoa học cũng như sống trong cuộc sống, chúng ta không giấu dốt. Không biết thì học hỏi từ các thầy cô, đồng nghiệp, từ cuộc sống. Khi học hỏi như vậy, sẽ tích lũy thêm được kiến thức và được mọi người trân trọng từ những điều bình dị đó”.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly, giai đoạn đầu đời của một đứa trẻ thì gia đình, cha mẹ, ông bà là những người có ảnh hưởng nhiều nhất trong việc định hình cho trẻ một nhân cách sống. Đến lứa tuổi đi học đến trường, thầy cô là người có ảnh hưởng trực tiếp nhất rồi đến bạn bè, chủ trương chính sách của trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo… Tất cả những điều đó sẽ bồi đắp cho người trẻ  nhân cách. Khi người trẻ tiếp xúc với xã hội, một lần nữa, gia đình, nhà trường, xã hội lại  đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, ý tưởng, lối sống cho trẻ.

“Quan niệm  của tôi về giáo dục lý tưởng, lối sống cho thanh niên  là một chặng đường dài không thể ngày một ngày hai. Chúng ta phải luôn luôn kiên trì theo đuổi. Là một giảng viên đứng trên bục giảng, tôi phải bắt đầu từ những việc làm hết sức cụ thể. Bản thân  mỗi chúng ta nên là một tấm gương cho các em noi theo. Mình  cứ sống tốt, cố gắng, nỗ lực và hết lòng thì đó chính là những bài học bổ ích nhất cho các em. Nếu chúng ta nói hay, nói nhiều nhưng không thực hiện được thì lại  vô cùng phản tác dụng đối với các em”- PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly nói.

Trải nghiệm là con đường ngắn để giáo dục bản thân

Hiện là Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, , PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly luôn đặt bài giảng trong tương quan tiếng Việt để giáo dục cho các em ý thức tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ, tình yêu đối với văn hóa Việt. Cũng từ đó các em nhận thức rõ ràng hơn bản sắc dân tộc. Chị cho rằng, khi chúng ta trên con đường hội nhập với thế giới, và khi có ý thức rõ ràng về văn hóa Việt, về tiếng mẹ đẻ thì hội nhập sẽ tốt hơn, không bị hòa tan môi trường rộng lớn đó.

“Ngày nay, xã hội phân hóa rõ rệt ở những ngành học. Những cấp học khác nhau thì có những giáo viên cho từng môn học, cấp học, ngành học cụ thể. Vậy mỗi cấp học, ngành học cụ thể thì người giáo viên hãy cố gắng đưa vào những bài giảng của mình, đan xen vào đó những bài học giáo dục, lối sống tư tưởng cho các em thay vì lên lớp chỉ có nói về lối sống, đạo đức. Một khi đan xen dạy lối sống, tư tưởng vào bài giảng của mình sẽ khiến các em dễ hiểu, dễ tiếp nhận hơn”- PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly nói.

Chị cho rằng, trong môi trường giáo dục, càng cần phải gần gũi với học sinh, sinh viên. Nghĩa là phải luôn sát, đồng hành cùng sinh viên, động viên các em trên con đường học tập, quan trọng để giúp các em có cái nhìn tích cực về cuộc sống, về sự cố gắng.

“Sự cố gắng không thể ngày một ngày hai mà có được, cần sự kiên trì làm việc nhỏ, vừa sức, rồi dần dần chúng ta sẽ có được những kết quả to hơn. Trong quá trình giáo dục, cũng cần để các em có một cái nhìn rõ ràng hơn về “thành công”, “thất bại”. Thực ra, người thành công chỉ hơn người thất bại là có số lần thành công nhiều hơn số lần thất bại một chút. Qua trải nghiệm thực tế chúng ta sẽ đúc rút những bài học trong cuộc sống để có được những thành công trong đời”.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly cho rằng mình là người may mắn được tham gia công tác Đoàn, hội, tình nguyện từ khi bắt đầu bước vào Đại học từ năm 1999. “Từ những trải nghiệm của bản thân đó thực sự là phương pháp tiếp cận trực tiếp, một con đường tưởng là  dài nhưng rất là ngắn để giáo dục bản thân, giáo dục nhân cách”.

Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Lưu Ly, khi tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các em thấy đó là những hoạt động có ý nghĩa trong cộng đồng. Tiếp xúc với thực tế, tham gia vào hoạt động cộng đồng, các em chứng kiến nhiều mảnh đời khác nhau trong xã hội, trẻ em cơ nhỡ, người già cô đơn, những mảnh đời bất hạnh khác…. Từ đó, các em sẽ động lòng trắc ẩn, nhiều cảm xúc, có nhu cầu tiếp tục cống hiến cho cộng đồng. Mỗi sinh viên tham gia vào phong trào sẽ  tạo dựng cho mình mối quan hệ tốt,  tạo được mạng lưới quan hệ trong xã hội. Khi tham gia vào các phong trào tình nguyện, các em cũng sẽ tích lũy mỗi ngày, mỗi lúc nhiều vốn sống, kinh nghiệm. Từ quan hệ mở rộng,  kinh nghiệm, trải nghiệm đó, các em lại càng thích thú, muốn hoàn thiện nhân cách của mình mỗi ngày./.

Nguyễn Ngọc Lưu Ly là con cả của PGS.TS Nguyễn Lân Trung - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN (con trai cố GS Nguyễn Lân). Hiện nay, chị là Phó chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Văn hóa tiếng Pháp - ĐH Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội và trở thành nữ Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2013 khi mới 32 tuổi. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

PGS Nguyễn Thị Minh Thái: “Con người là bông hoa đẹp nhất”
PGS Nguyễn Thị Minh Thái: “Con người là bông hoa đẹp nhất”

Bằng tình yêu rất nồng nàn, nóng bỏng, PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái luôn tha thiết đưa bạn đọc đến với những nét đẹp chân dung con người bởi với bà, con người luôn là bông hoa đẹp nhất.

PGS Nguyễn Thị Minh Thái: “Con người là bông hoa đẹp nhất”

PGS Nguyễn Thị Minh Thái: “Con người là bông hoa đẹp nhất”

Bằng tình yêu rất nồng nàn, nóng bỏng, PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái luôn tha thiết đưa bạn đọc đến với những nét đẹp chân dung con người bởi với bà, con người luôn là bông hoa đẹp nhất.

PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm
PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm

Việc kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm chưa thể định hướng tốt nghề nghiệp cho học sinh. Điều quan trọng là phải đầu tư bài bản cho hệ thống dạy nghề.

PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm

PGS Văn Như Cương bàn về kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm

Việc kéo dài cấp THCS lên thành 5 năm chưa thể định hướng tốt nghề nghiệp cho học sinh. Điều quan trọng là phải đầu tư bài bản cho hệ thống dạy nghề.

PGS. TS Đỗ Thị Hảo kể chuyện các bà Thành hoàng làng
PGS. TS Đỗ Thị Hảo kể chuyện các bà Thành hoàng làng

(VOV) -Có nhiều câu chuyện cảm động về các bà thành hoàng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong đời thường

PGS. TS Đỗ Thị Hảo kể chuyện các bà Thành hoàng làng

PGS. TS Đỗ Thị Hảo kể chuyện các bà Thành hoàng làng

(VOV) -Có nhiều câu chuyện cảm động về các bà thành hoàng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như trong đời thường

PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012
PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012

(VOV) -Công trình này đã góp phần xoa dịu nỗi đau cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012

PGS.TS Bạch Khánh Hòa đoạt giải thưởng Kovalevskaia 2012

(VOV) -Công trình này đã góp phần xoa dịu nỗi đau cho những nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Người trẻ nhất giành Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh
Người trẻ nhất giành Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

(VOV) - Không phải là người dân tộc Mường nhưng có lẽ cái duyên đã đưa Vũ Đức Hiếu đến với việc sưu tầm những đặc trưng của văn hoá Mường.

Người trẻ nhất giành Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

Người trẻ nhất giành Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

(VOV) - Không phải là người dân tộc Mường nhưng có lẽ cái duyên đã đưa Vũ Đức Hiếu đến với việc sưu tầm những đặc trưng của văn hoá Mường.

Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi
Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi

VOV.VN - TS Đàm Quang Minh vừa được quyết định công nhận giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học FPT

Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi

Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi

VOV.VN - TS Đàm Quang Minh vừa được quyết định công nhận giữ chức Hiệu trưởng trường Đại học FPT

Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương
Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương

VOV.VN - Trong ngày khai trường, thầy Văn Như Cương nhắn nhủ các em học sinh về lòng yêu nước và tinh thần học tập tốt về mọi mặt.

Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương

Lời phát biểu xúc động trong ngày khai giảng của PGS Văn Như Cương

VOV.VN - Trong ngày khai trường, thầy Văn Như Cương nhắn nhủ các em học sinh về lòng yêu nước và tinh thần học tập tốt về mọi mặt.

29 tuổi trở thành Phó giáo sư trẻ nhất năm 2011
29 tuổi trở thành Phó giáo sư trẻ nhất năm 2011

Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, chuyên ngành toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư.

29 tuổi trở thành Phó giáo sư trẻ nhất năm 2011

29 tuổi trở thành Phó giáo sư trẻ nhất năm 2011

Giảng viên Phạm Hoàng Hiệp, chuyên ngành toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) là người trẻ nhất vừa được công nhận chức danh Phó giáo sư.

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1977
Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1977

Năm 2014 có 59 tân giáo sư và 585 tân phó giáo sư được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1977

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1977

Năm 2014 có 59 tân giáo sư và 585 tân phó giáo sư được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận