Chuyện tác nghiệp ở Trường Sa

(VOV) -Với nữ phóng viên trẻ, tác nghiệp ở Trường Sa là bài học đầu tiên trong nghề, những kỉ niệm nhớ mãi.

Với mỗi nhà báo đã từng đặt chân đến quần đảo Trường Sa, cực Đông Tổ quốc, nơi xa nhất trên bản đồ Việt Nam, có lẽ việc tác nghiệp là dấu ấn không thể quên. Thiếu thốn mọi bề, nhưng niềm tự hào, hãnh diện được ra với Trường Sa đã giúp những người làm báo vượt lên chính mình, để cung cấp cho công chúng bức tranh đầy đủ về cuộc sống, chiến đấu và tình cảm của người lính nơi đảo xa.

Tôi vào làng báo không lâu, nhưng thật may mắn là năm đầu tiên công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi đã được vinh dự đặt chân đến mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Với một nữ phóng viên trẻ như tôi, chuyện tác nghiệp ở Trường Sa là những bài học đầu tiên trong nghề, những kỉ niệm còn nhớ mãi.

Bài học đầu tiên đối với các nhà báo muốn tác nghiệp ở đảo là phải có sức khỏe thật tốt, và thực sự dũng cảm. Chuyến ra Trường Sa hôm ấy duy nhất có tôi là nhà báo nữ, nên hầu như phải căng ra mà theo kịp lịch tác nghiệp dày đặc của anh em. 4 ngày đến 8 đảo, trong khi các đảo cách nhau khá xa với hành trình vài giờ tàu chạy. Vậy là, sáng xuống xuồng lên đảo, về tàu, đến chiều lại như vậy. Cả chuyến đi phải gần 20 lần lên- xuống tàu liên tục.

Các chiến sĩ ở Trường Sa Đông

Sáng sớm, khi mọi người còn mải lắc lư vì sóng đêm thường rất dữ, cánh phóng viên đã quân tư trang chỉnh tề, đi chuyến xuồng đầu tiên vào đảo cùng thủ trưởng Tổng cục Chính trị và Bộ Tư lệnh Hải quân. Nhưng không phải được ưu tiên mà yên tâm. Với những đợt sóng xô liên tục suốt hơn 1.000 hải lý, nguy hiểm có thể đến bất cứ lúc nào.

Sóng luôn là nỗi ám ảnh trong suốt hải trình. Có khi sóng lên đến cấp 9, cấp 10, vì đợt chúng tôi đi đúng vào áp thấp nhiệt đới. Khi mà hầu như cả đoàn công tác đều chỉ có thể ăn với nằm triền miên trên tàu, anh em phóng viên vẫn cố bám lan can tàu, lên buồng lái, gặp gỡ cán bộ chiến sĩ để trò chuyện tìm hiểu thêm.

Sóng cũng khiến đoàn công tác không thể vào đảo An Bang và nhà giàn DK1 theo đúng lịch trình. Đã có lúc, tôi phải cố gắng “tranh” suất ưu tiên để len lỏi vào đảo, dù mệnh lệnh đưa ra là chị em phụ nữ không ai được phép rời tàu. Tôi biết có thể có hiểm nguy, nhưng sẽ còn tiếc hơn nếu đã cố công tới được Trường Sa mà không được lên đảo.

Chính vì mênh mang quanh mình là nước nên “bài học” thứ hai mà các nhà báo nằm lòng sau mấy ngày ở đảo là giữ đồ nghề thật cẩn thận. Mỗi khi chuyển xuồng, anh em lại gói bọc kỹ đồ nghề: máy ảnh, camera, máy ghi âm, giấy bút… vào túi nilông chuyên dụng được cấp sẵn, buộc chặt lại. Anh nào mải mê “săn” ảnh độc thì sẵn sàng chịu va đập bởi sóng, không chừng bị rơi xuống nước như nhà báo Anh Tuấn (báo điện tử Vietnamnet).

Ở đất liền thì còn mua đồ để thay thế, chứ ra ngoài đảo thì có tiền cũng chịu. Bởi thế mà phóng viên Hữu Sáng (báo Hải quân) bị nước bắn vào làm nhòe đầu từ máy quay phim, sau còn mười mấy ngày trên các đảo chỉ vác đi làm cảnh. Chính tôi cũng mất đoạn băng hai lần phỏng vấn chiến sĩ, bởi tiếng sóng, tiếng gió chen vào máy ghi âm, loẹt xoẹt không nghe nổi.

Bài học thứ ba là sự nhanh nhạy, chủ động trong việc đưa thông tin. Ở Trường Sa không thể có điều kiện tác nghiệp bằng mạng Internet, sóng điện thoại cũng chập chờn. Trong khi hành trình kéo dài hơn 10 ngày, nếu để khi về mới viết bài thì “nguội” mất. Anh em phóng viên chủ động dùng máy cố định ở đảo gọi về cơ quan, nhắn người gọi lại cho thông suốt đường dây.

Biết là sóng to gió lớn, rất khó có thời gian ngồi viết bài, tôi bèn tận dụng thể loại “tường thuật”, gọi về phòng thu, đọc thẳng luôn trên sóng, ghi nhận không khí ngoài đảo, chiến sĩ đang giao lưu văn nghệ với văn công. Và thế là tiếng hát tiếng đàn, lời trò chuyện tự nhiên… được phát sóng ngay buổi sáng hôm đó. Một buổi tường thuật được chuẩn bị rất ít, nhưng vẫn thành công ngoài dự kiến. 

Rồi đến đảo An Bang, sóng dữ dội hộc lên những mỏm đá mồ côi trơn trượt, khiến tàu chòng chành không thể cập bờ. Chỉ cách nhau khoảng 300m, cán bộ chiến sĩ trên đảo đã ùa hết ra đón đoàn, nhưng chúng tôi cũng không thể vào. Các nữ văn công đành cầm máy bộ đàm hát từ trên tàu gửi ra đảo, cho anh em vơi bớt nỗi nhớ.

Tiếng hát ngắt quãng, nấc nghẹn bởi tiếng khóc. Tôi vừa cầm ghi âm ghi lại tiếng hát, vừa quay đi giấu những giọt nước mắt. “Không xa đâu Trường Sa ơi”, lời nhắn gửi của chị em văn công tới cán bộ chiến sĩ trên đảo qua máy bộ đàm cứ day dứt mãi. Phần tiếng động rất chân thực đó được chuyển tải ngay khi đoàn công tác tiếp tục hành trình trên tàu.

Qua tiếng loa bật lên cho toàn đơn vị nghe, tôi mới hay sức mạnh của phát thanh lan tỏa đến thế nào. Và tấm tình chân thực ấy, không khí ấy đã giúp tôi có được một phóng sự mang chiều sâu cảm xúc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”
Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

(VOV) -Người làm báo không chỉ phản ánh cuộc sống, là “thư ký của thời đại”, mà quan trọng hơn, là sẻ chia và kết nối xã hội.

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

(VOV) -Người làm báo không chỉ phản ánh cuộc sống, là “thư ký của thời đại”, mà quan trọng hơn, là sẻ chia và kết nối xã hội.

Góc nhìn của các nhà báo về cuộc sống thường nhật
Góc nhìn của các nhà báo về cuộc sống thường nhật

(VOV) - Triển lãm “Đẹp và chưa đẹp trong cuộc sống thường nhật” trưng bày các tác phẩm xuất sắc của thành viên CLB Ảnh báo chí.

Góc nhìn của các nhà báo về cuộc sống thường nhật

Góc nhìn của các nhà báo về cuộc sống thường nhật

(VOV) - Triển lãm “Đẹp và chưa đẹp trong cuộc sống thường nhật” trưng bày các tác phẩm xuất sắc của thành viên CLB Ảnh báo chí.

Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”
Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”

(VOV) -Ghi nhận những đóng góp có hiệu quả của đội ngũ những người làm báo với xã hội.

Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”

Giao lưu “Trò chuyện cùng nhà báo”

(VOV) -Ghi nhận những đóng góp có hiệu quả của đội ngũ những người làm báo với xã hội.

Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV
Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

(VOV)-Những người làm báo ở VOV cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: viết cái gì? viết cho ai ? viết như thế nào?

Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

(VOV)-Những người làm báo ở VOV cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: viết cái gì? viết cho ai ? viết như thế nào?

Các nhà báo bàn về  “chuẩn” giải Báo chí quốc gia
Các nhà báo bàn về “chuẩn” giải Báo chí quốc gia

(VOV) - Để có những tác phẩm có chất lượng cao đòi hỏi mỗi phóng viên, biên tập viên phải tự rèn luyện, đam mê và có tâm huyết với nghề

Các nhà báo bàn về  “chuẩn” giải Báo chí quốc gia

Các nhà báo bàn về “chuẩn” giải Báo chí quốc gia

(VOV) - Để có những tác phẩm có chất lượng cao đòi hỏi mỗi phóng viên, biên tập viên phải tự rèn luyện, đam mê và có tâm huyết với nghề