Người Cơ Tu đâu cũng một nhà

(VOV) - Người Cơtu đến từ nước bạn Lào đang cùng với người dân miền núi Quảng Nam chung tay xây dựng quê hương thứ hai...

Ở hai huyện miền núi Đông Giang và Tây Giang (Quảng Nam), ít ai biết được bên cạnh những con người Cơtu bản địa còn có những người Cơtu đến từ nước bạn Lào cùng chung tay xây dựng quê hương thứ hai trên mảnh đất còn nhiều khó khăn này. 

Một góc cụm bản Achiing

Đi ra từ cụm bản...

Pơloong Lới kể, gia đình anh vốn là người Lào, anh em đều sinh ra tại cụm bản Bhalêê, một cụm bản với nhiều thế hệ chưa lần nào thấy đường ôtô, chưa được nghe rađio, chưa biết được áo mặc, mắm muối. Thời chiến tranh, nhiều cụm bản nằm khép mình theo các sườn núi, dưới thung lũng, chạy nay đây mai đó để trốn khỏi sự dòm ngó ném bom của Mỹ. Bản ít khi gặp được người bên ngoài vào, thỉnh thoảng có bộ đội Việt Nam hành quân đi ngang qua rồi mất hút. Lúc đó, bản được báo trước là anh em Việt Nam giúp bản đánh Mĩ nên nhân dân trong bản rất quý bộ đội Cụ Hồ.

Lãnh đạo huyện Tây Giang và cán bộ các cụm bản bên cột mốc 692 biên giới Việt-Lào

Pơloong Lới giờ là bác sỹ, làm việc tại Trung tâm Y tế huyện Tây Giang. Dù đã lớn tuổi, nhưng anh luôn chú tâm chăm lo cho công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong đó có những bệnh nhân đến từ cụm bản mà trước đây anh đã sinh ra và lớn lên. Em ruột của anh, Pơloong Liếc trước đây cũng sinh ra tại Lào, giờ là bác sỹ chuyên khoa dược làm việc cùng chỗ với anh. Có lần hàn huyên với ông Pơloong Críp, ông cho biết, đa số người Lào di cư sang Việt Nam sau ngày giải phóng được người dân bản địa đùm bọc, giúp đỡ và sau này có những người trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã và huyện, bản thân ông cũng vậy. Nhiều thôn văn hóa hiện nay đa số hộ gia đình đến từ các cụm bản của Lào, họ còn giữ nguyên nét đẹp văn hóa của người Cơtu.

Ông Pơloong Críp trước đây là Phó Chủ tịch UBND xã Bhalêê, huyện Tây Giang, hiện giờ đã nghỉ hưu. Bhalêê là tên một cụm bản của bạn Lào, sau năm giải phóng nhiều hộ dân sinh sống dọc theo tuyến biên giới Việt – Lào đã di cư sang các xã lân cận của huyện Tây Giang và xuống trung tâm Azứt lập thành xã Bhalêê, các thôn Đh’rôông (Đông Giang), Tàvàng, Achiing,... (Tây Giang). Cũng theo ông Pơloong Críp, dù cuộc sống có thay đổi nhiều, nhưng ở đâu có người cụm bản của Lào trước đây sinh sống thì văn hóa ở nơi đó được giữ gìn một phần, xây dựng dân cư ngày càng vững mạnh.


Ông Bhling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang tặng quà cho các cụm bản

Văn hóa của làng...
Ở huyện Đông Giang và Tây Giang, thôn văn hóa Đh’rôông (Đông Giang), Tàvàng, Achiing (Tây Giang) đã quen thuộc với mọi du khách yêu thích văn hóa bản địa có điệu tung tung za zá trong lễ hội dâm trâu, dệt thổ cẩm, đan lát, mùa ẩm thực Cơtu...

Tại các thôn này, chủ yếu là người Cơtu đến từ các cụm bản Lào sang định cư và mang theo tên của bản cũ đặt cho thôn mới. Mỗi mùa lễ hội, người Cơtu “Lào” thường trình diễn nhiều tiết mục văn hóa Cơtu rất đặc sắc. Văn hóa là cái gốc để duy trì sự đoàn kết vững chắc trong cộng đồng làng. Bởi vậy, trong các thôn có người Cơtu “Lào” sinh sống, đường làng ngõ xóm luôn sạch đẹp, hộ nào cũng thi đua đăng ký đạt gia đình văn hóa và vượt chỉ tiêu quy định. Anh Zơrâm Chôi – Bí thư Chi bộ thôn Tà Vàng, sinh ra tại bản Tàvàng cũ cho biết, Tà Vàng hiện có 81 hộ, đa số là người Cơtu từ Lào sang. Dù cuộc sống còn khó khăn nhưng đồng bào ở đây quyết tâm giữ văn hóa Cơtu để không bị mai một. Ngoài quy định chung của huyện, thôn còn có quy định riêng cho các hộ gia đinh, nên nhà nào cũng phải thi đua giữ gìn văn hóa. Vì vậy,  Tà Vàng hôm nay, vẫn giữ được một nét riêng của một thôn văn hóa. Đây là thôn đầu tiên của huyện Hiên trước đây, nay là huyện Tây Giang được công nhận thôn văn hóa cấp tỉnh năm 1998.


Cụm bản văn hóa Tà Vàng ( Ảnh Briu Quân)


Thôn AJiốc, xã Bhalêê nằm ngay hai bên đường đi lên trung tâm huyện Tây Giang. Người Cơtu trong thôn đa phần là từ Lào sang nên từ văn hóa nói, sinh hoạt, kiến trúc nhà ở cũng mang dáng dấp của người Lào. Con đường chính rẽ vào các hộ gia đình, chỗ nào cũng được bê tông  sạch đẹp, nhà cửa khang trang. Với vẻ đẹp tự nhiên của cảnh vật, sự mến khách của con người nơi đây, nên AJiốc ngày nào cũng có du khách đến tham quan, khám phá cuộc sống mới lạ, nhất là du khách nước ngoài.


Làng Ajoc hôm nay

Kế thừa truyền thống quý báu

Việt Nam – Lào vốn có truyền thống đoàn kết keo sơn, cư dân sống dọc biên giới Tây Giang-KạLừm luôn xem nhau như anh em một nhà, cùng chung tay giữ gìn an ninh biên giới ổn định và phát triển. Huyện Tây Giang dù khó khăn về nhiều mặt, nhưng hàng năm vẫn dành một phần kinh phí để mua gạo, muối, thuốc men,...hỗ trợ nhân dân các cụm bản của Lào. Ngoài ra, các xã giáp ranh với các cụm bản Lào cũng cam kết giúp đỡ nhân dân bạn trong việc thu mua sản phẩm đầu ra, hỗ trợ phát triển kinh tế.

Việc xúc tiến khai trương mở cửa khẩu phụ Tây Giang- KạLừm tại thôn ChàNóc, xã Ch’âm (huyện Tây Giang) sẽ tạo điều kiện cho nhân dân hai bên biên giới có cơ hội giao thương, trao đổi hàng hóa, thắt chặt thêm tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào. Từ đây, bộ mặt nông thôn biên giới nơi đây hứa hẹn một sự đổi thay rõ rệt, hạn chế dần khoảng cáchvề địa lý, người Cơtu đã từng di cư từ Lào sang cũng sẽ có cơ hội về lại mảnh đất nơi mình đã sinh ra và lớn lên. /.

                                                           

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gặp người bảo tồn và phát triển vốn dân ca Cơ Tu
Gặp người bảo tồn và phát triển vốn dân ca Cơ Tu

Nhạc sĩ Vũ Huy Hoàng - một nhạc sĩ của vùng quê Bắc Bộ nhưng rất say đắm các làn điệu dân ca Cơ Tu.

Gặp người bảo tồn và phát triển vốn dân ca Cơ Tu

Gặp người bảo tồn và phát triển vốn dân ca Cơ Tu

Nhạc sĩ Vũ Huy Hoàng - một nhạc sĩ của vùng quê Bắc Bộ nhưng rất say đắm các làn điệu dân ca Cơ Tu.

Độc đáo Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu
Độc đáo Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu được tổ chức vào mùa xuân, sau khi thu hoạch lúa rẫy, với ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu.

Độc đáo Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu

Độc đáo Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Cơ tu được tổ chức vào mùa xuân, sau khi thu hoạch lúa rẫy, với ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu.

Người Cơ Tu trăn trở với việc bảo tồn nói lý, hát lý
Người Cơ Tu trăn trở với việc bảo tồn nói lý, hát lý

Nói lý- hát lý được dùng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa của người Cơ Tu, được xem là nghệ thuật “so tài” giữa các cụ cao niên, tiền bối làng này với các cụ cao niên tiền bối làng kia, giữa chủ nhà với khách...  

Người Cơ Tu trăn trở với việc bảo tồn nói lý, hát lý

Người Cơ Tu trăn trở với việc bảo tồn nói lý, hát lý

Nói lý- hát lý được dùng rộng rãi trong sinh hoạt văn hóa của người Cơ Tu, được xem là nghệ thuật “so tài” giữa các cụ cao niên, tiền bối làng này với các cụ cao niên tiền bối làng kia, giữa chủ nhà với khách...  

Đài TNVN tổ chức thu thanh dân ca, nhạc cụ Cơ Tu
Đài TNVN tổ chức thu thanh dân ca, nhạc cụ Cơ Tu

Từ ngày 18 – 20/3, tại tỉnh Quảng Nam, lần đầu tiên Đài TNVN tổ chức chương trình thu thanh các tiết mục dân ca, nhạc cụ của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Đài TNVN tổ chức thu thanh dân ca, nhạc cụ Cơ Tu

Đài TNVN tổ chức thu thanh dân ca, nhạc cụ Cơ Tu

Từ ngày 18 – 20/3, tại tỉnh Quảng Nam, lần đầu tiên Đài TNVN tổ chức chương trình thu thanh các tiết mục dân ca, nhạc cụ của đồng bào dân tộc Cơ Tu.

Khôi phục không gian văn hóa làng của người Cơ Tu (Quảng Nam)
Khôi phục không gian văn hóa làng của người Cơ Tu (Quảng Nam)

Nhà Gươl truyền thống tại trung tâm tỉnh Quảng Nam đã trở thành một “bảo tàng” giới thiệu với khách tham quan, các nhà dân tộc học, nghiên cứu lịch sử và điêu khắc những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu.

Khôi phục không gian văn hóa làng của người Cơ Tu (Quảng Nam)

Khôi phục không gian văn hóa làng của người Cơ Tu (Quảng Nam)

Nhà Gươl truyền thống tại trung tâm tỉnh Quảng Nam đã trở thành một “bảo tàng” giới thiệu với khách tham quan, các nhà dân tộc học, nghiên cứu lịch sử và điêu khắc những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Cơ Tu.