Pleiku, Gia Lai: Phố núi cũng oải vì mưa ngập

VOV.VN - Thực tế cho thấy, dù trên độ cao 800 mét, Plei Ku vẫn bị ngập nặng là do hệ thống thoát nước còn bất cập.

Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai có độ cao gần 800 mét so mực nước biển, nhưng nhiều người dân, doanh nghiệp thành phố vẫn chịu cảnh ngập lụt mỗi khi mưa lớn. Gần đây, có doanh nghiệp thiệt hại cả chục tỷ đồng vì tình trạng này. Điều đáng nói là tình trạng này chưa biết bao giờ chấm dứt bởi nhiều bất cập trong các dự án, công trình thoát nước.

Nhiều cơ sở kinh doanh bị ngập.

Bà Lê Thị Thúy Hằng, chủ quán bar SEF, số 14, đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Pleiku cùng hơn chục nhân viên tất bật thu dọn đống đổ nát từ trận ngập lụt do mưa lớn xảy ra tối 23/8. Bà Hằng cho biết, nước ngập sâu tới 1,5 mét tầng hầm đã khiến toàn bộ hàng hóa trong kho cùng nhiều thiết bị loa, cách âm và nhiều nội thất giá trị của quán bar hư hỏng hoàn toàn, thiệt hại hơn chục tỷ đồng. Thế nhưng, bà Hằng đang khó xử vì không biết có nên đầu tư tu sửa để quán bar hoạt động trở lại ngay hay không khi mà tình trạng ngập lụt tại đoạn đường này vẫn thường xuyên diễn ra vào mùa mưa.

Bà Hằng cho biết: “Quán bar của tôi phải nghỉ khắc phục 1 tháng mà chưa chắc xong. Thiệt hại của doanh nghiệp tôi quá lớn. Bây giờ bỏ ra hàng chục tỷ đồng khắc phục thiệt hại thì cũng không biết có lần nữa không. Gia đình không thể có kinh phí để khắc phục mỗi lần hàng chục tỷ đồng như thế được. Chúng tôi không thể chịu nổi vì áp lực kinh tế".

Ngập lụt khiến quán bar SEF đường Hoàng Văn Thụ, Pleiku tổn thất hơn chục tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, dù trên độ cao 800 mét, Plei Ku vẫn bị ngập nặng là do hệ thống thoát nước còn bất cập. Các đường Hoàng Văn Thụ, đường Hùng Vương giao cắt với Bà Triệu và Nguyễn Viết Xuân, đường Nguyễn Tất Thành giao cắt với Bà Triệu đều là những nơi trũng nhất, hợp thủy của nhiều tuyến đường lớn, nhưng nhiều điểm chưa có cống thoát nhập dòng với nhánh chính (suối Hội Phú). Cùng với đó, hệ thống mương thoát nước từ đường Triệu Quang Phục nối đường Tôn Thất Tùng bị sụp hoàn toàn sau 1 trận mưa, càng làm tình trạng mưa ngập trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều hộ dân chịu thiệt hại vì ngập lụt.

Theo ông Hoàng Minh Nghĩa, Phó giám đốc phụ trách Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Thành phố Pleiku, tình trạng ngập ở phố núi mỗi khi mưa lớn, sẽ chưa thể sớm chấm dứt, vì vấn đề về tiến độ của dự án Kè chống sạt lở suối Hội Phú, nơi hợp lưu hệ thống thoát nước toàn thành phố.

Ông Nghĩa nói: “Đúng ra gói số 3 của dự án phải xong trước tháng 6/2018, tức là trước mùa mưa.  Nhưng do không giải phóng được mặt bằng, nên công trình phải đắp đất dừng lại. Công trình đắp lại, nước xuống tới đây không có đường cho nước ra. Vùng dự án không đụng chạm tới dân, nhưng công trình không đấu nối được với hệ thống thoát nước nên nước dâng lên, dân ngoài vùng dự án phải chịu ảnh hưởng".

Đường Hoàng Văn Thụ ngập sâu sau trận mưa tối 23/8.

Còn theo ông Phạm Thế Tâm, Trưởng phòng Quản lý Đô thị, UBND thành phố Pleiku, do kinh phí đầu tư cho hạ tầng có hạn, nên thành phố chưa có giải pháp căn cơ nào giải quyết vấn đề ngập lụt trong mùa mưa, mà chỉ có thể hỏng đâu sửa đó, thủng đâu vá đấy, nên việc mưa ngập phố núi là điều phải chấp nhận.

“Nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố có hạn nên chỉ có thể xử lý từng bước, không thể có kinh phí đầu tư hết một lần. Sau những đợt ngập lụt cục bộ, đơn vị tổng hợp những đoạn cần đầu tư, cần khắc phục, xử lý, thống kê, lập hồ sơ. Từ đó, đơn vị mới tham mưu UBND thành phố giao các chủ đầu tư thực hiện, giải quyết tình trạng ngập úng cục bộ của thành phố", ông Tâm cho biết.

Thành phố Pleiku phấn đấu hết năm 2018 sẽ đạt các tiêu chí của đô thị loại 1 và hiện là địa phương có cơ sở hạ tầng tốt nhất tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, những bất cập trong quản lý, triển khai dự án và xây dựng cơ sở hạ tầng đang nảy sinh nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới đời sống của người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bão số 4 tăng tốc vào đất liền, cảnh báo ngập lụt ở nhiều nơi
Bão số 4 tăng tốc vào đất liền, cảnh báo ngập lụt ở nhiều nơi

VOV.VN - Do ảnh hưởng của bão số 4, Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo sạt lở đất, ngập úng tại nhiều địa phương.

Bão số 4 tăng tốc vào đất liền, cảnh báo ngập lụt ở nhiều nơi

Bão số 4 tăng tốc vào đất liền, cảnh báo ngập lụt ở nhiều nơi

VOV.VN - Do ảnh hưởng của bão số 4, Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo sạt lở đất, ngập úng tại nhiều địa phương.

Cảnh báo ngập lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Cảnh báo ngập lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN -Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên và nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Cảnh báo ngập lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Cảnh báo ngập lụt ở Đồng bằng Sông Cửu Long

VOV.VN -Mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên và nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.

Mưa lớn gây ngập lụt lịch sử ở các huyện miền tây Nghệ An
Mưa lớn gây ngập lụt lịch sử ở các huyện miền tây Nghệ An

VOV.VN - Bão số 4 vào đất liền theo hướng Tây gây mưa lớn tại các huyện miền núi Nghệ An khiến các địa phương này đang phải chịu trận lụt lịch sử.

Mưa lớn gây ngập lụt lịch sử ở các huyện miền tây Nghệ An

Mưa lớn gây ngập lụt lịch sử ở các huyện miền tây Nghệ An

VOV.VN - Bão số 4 vào đất liền theo hướng Tây gây mưa lớn tại các huyện miền núi Nghệ An khiến các địa phương này đang phải chịu trận lụt lịch sử.

Chương Mỹ sau ngập lụt: Thừa rác, thiếu nước sạch
Chương Mỹ sau ngập lụt: Thừa rác, thiếu nước sạch

VOV.VN - Sau gần nửa tháng sống cùng nước lũ, những người dân Chương Mỹ (Hà Nội) đã dần trở về nhà nhưng đi cùng nỗi lo về nước sạch và xử lý rác.

Chương Mỹ sau ngập lụt: Thừa rác, thiếu nước sạch

Chương Mỹ sau ngập lụt: Thừa rác, thiếu nước sạch

VOV.VN - Sau gần nửa tháng sống cùng nước lũ, những người dân Chương Mỹ (Hà Nội) đã dần trở về nhà nhưng đi cùng nỗi lo về nước sạch và xử lý rác.