Rét đậm, rét hại khiến trẻ em bị bệnh cúm gia tăng

VOV.VN -Rét đậm, rét hại làm trẻ em bị cúm gia tăng. Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân là người lớn và trẻ em.

Từ cuối tháng 1 đến nay, tại miền Bắc xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại. Đây cũng là thời điểm bệnh nhân nhập viện vì bệnh cúm gia tăng đột biến, trong đó nhiều nhất là trẻ em.

Trong khi đó, một số bệnh viện lại thiếu thuốc tamiflu đặc hiệu chữa cúm A, khiến nhiều người lo ngại.

 Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang điều trị nhiều trẻ em nhập viện mắc bệnh cúm mùa.

Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân gồm cả người lớn và trẻ em có triệu chứng cúm đến khám, trong đó, khoảng một nửa số trường hợp phải điều trị nội trú.

Một số bệnh nhi suy dinh dưỡng hoặc cơ thể yếu bị biến chứng nặng viêm phổi, thậm chí có trường hợp phải thở máy và trao đổi ô xy qua màng ngoài cơ thể (ECMO).

Tại các bệnh viện Nhi Trung ương, Đức Giang, Đống Đa, Xanh-pôn (Hà Nội) và khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng đang điều trị cho hàng chục bệnh nhi bị bệnh cúm mùa.

“Trước khi tôi đưa cháu vào bệnh viện thì cháu có sốt, người mỏi mệt sau đó là bị co giật. Tôi đưa bé vào viện để cấp cứu và đến hôm nay (sau 5 ngày nhập viện), cháu đã đỡ rồi, chỉ còn ho ít thôi. Gia đình cũng đã tiêm vaccine đầy đủ cho cháu nhưng đến mũi cúm thì chưa kịp tiêm thì đã bị mắc bệnh cúm A rồi.” Chị Hoàng Thị Cúc ở quận Long Biên có con 2 tuổi bị bệnh cúm cho biết.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.

Nếu bệnh nhân là người lớn thì có thể hồi phục trong vòng từ 2 đến 7 ngày. Tuy nhiên, với trẻ em, người già, người có bệnh mãn tính về tim, phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch, sẽ diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Không phải bệnh nhân nào mắc cúm cũng cần uống thuốc tamiflu.

Theo các bác sĩ, cúm mùa có thể lây lan thành dịch đe dọa sức khỏe trẻ em và gây quá tải chuyên khoa Nhi.

Bác sĩ Hoàng Văn Kết, Phó trưởng khoa phụ trách khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện đa khoa Đức Giang cho biết: “Hiện nay bệnh nhân đến khám liên quan đến cúm có ngày lên đến 20-30 bệnh nhân và tình trạng có sốt hoặc viêm long đường hô hấp trên đã gợi ý đến triệu chứng cúm và bệnh nhân làm xét nghiệm dương tính với virus cúm cũng tăng hơn so với bình thường”.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) chủng virus cúm mùa đang lưu hành hiện nay chủ yếu là cúm A/H3N2 và cúm B, chưa phát hiện chủng virus cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính.

Tuy nhiên, một số bệnh viện như Đống Đa, Đức Giang (Hà Nội) đang thiếu thuốc tamiflu đặc hiệu chữa cúm A khiến nhiều bệnh nhân phải mua thuốc ở ngoài với giá cao.

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện vẫn còn thuốc tamiflu, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng cần dùng loại thuốc này.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần vệ sinh mũi, họng hàng ngày; che mũi, miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Phụ huynh cần đưa trẻ em đi tiêm vaccine phòng bệnh cúm và hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh./.

Phòng biến chứng bệnh cúm mùa

VOV.VN - Theo bác sỹ Đỗ Thiện Hải, trẻ mắc bệnh cúm nên chăm sóc ở nhà và xử lý triệu chứng, theo dõi sự xuất hiện dấu hiệu nặng, cho trẻ uống nhiều nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gần 50 công nhân ở Đồng Nai nhập viện nghi bị ngộ độc
Gần 50 công nhân ở Đồng Nai nhập viện nghi bị ngộ độc

VOV.VN - Gần 50 công nhân đã phải nhập viện với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn nghi do ngộ độc.

Gần 50 công nhân ở Đồng Nai nhập viện nghi bị ngộ độc

Gần 50 công nhân ở Đồng Nai nhập viện nghi bị ngộ độc

VOV.VN - Gần 50 công nhân đã phải nhập viện với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn nghi do ngộ độc.

Gần 100 người nhập viện trong đêm do ngộ độc thực phẩm
Gần 100 người nhập viện trong đêm do ngộ độc thực phẩm

VOV.VN - 92 công nhân của một công ty may tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung (Củ Chi, TP. HCM ) sau khi ăn bữa tối đã bị ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu.

Gần 100 người nhập viện trong đêm do ngộ độc thực phẩm

Gần 100 người nhập viện trong đêm do ngộ độc thực phẩm

VOV.VN - 92 công nhân của một công ty may tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung (Củ Chi, TP. HCM ) sau khi ăn bữa tối đã bị ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu.

25 giáo viên và học sinh nhập viện vì khói nhà máy
25 giáo viên và học sinh nhập viện vì khói nhà máy

VOV.VN - 25 học sinh và giáo viên Trường THCS Quán Toan (Hồng Bàng, Hải Phòng) phải nhập viện do hít phải khí độc Nhà máy thép Việt - Nhật.

25 giáo viên và học sinh nhập viện vì khói nhà máy

25 giáo viên và học sinh nhập viện vì khói nhà máy

VOV.VN - 25 học sinh và giáo viên Trường THCS Quán Toan (Hồng Bàng, Hải Phòng) phải nhập viện do hít phải khí độc Nhà máy thép Việt - Nhật.

Rét đậm, rét hại: Lo bệnh nhân nhập viện tăng
Rét đậm, rét hại: Lo bệnh nhân nhập viện tăng

VOV.VN -Tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ giảm sâu nên nỗi lo bệnh nhân nhập viện gia tăng...

Rét đậm, rét hại: Lo bệnh nhân nhập viện tăng

Rét đậm, rét hại: Lo bệnh nhân nhập viện tăng

VOV.VN -Tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ giảm sâu nên nỗi lo bệnh nhân nhập viện gia tăng...

Gần Tết, nhiều trẻ bị chấn thương mắt phải nhập viện
Gần Tết, nhiều trẻ bị chấn thương mắt phải nhập viện

VOV.VN - Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất 10 trẻ bị tổn thương mắt đang điều trị ở Khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương.

Gần Tết, nhiều trẻ bị chấn thương mắt phải nhập viện

Gần Tết, nhiều trẻ bị chấn thương mắt phải nhập viện

VOV.VN - Tính đến thời điểm này, đã có ít nhất 10 trẻ bị tổn thương mắt đang điều trị ở Khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương.