Sóc Trăng: Đổi thay ở xã có hơn 92% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Nhờ triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng sự đồng lòng của người dân, hiện nay, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã “thay da đổi thịt”. Nông thôn đổi mới, đời sống, vật chất tinh thần của bà con được nâng lên rõ rệt

Hơn 15 trước, Phú Mỹ là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mỹ Tú. Một trong những nguyên nhân địa phương này chưa thể phát triển, vươn mình là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng. Từ khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nhiều chương trình dự án khác của Trung ương và địa phương được đầu từ triển khai, vùng nông thôn của Phú Mỹ từng bước “thay da đổi thịt”.

Ngoài trồng 10 công lúa, gia đình anh Lý Đương, ở ấp Bưng Cóc còn trồng và làm thêm nghề thu gom rau màu của bà con xung quanh đi giao ngoài chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng. Anh Đương phấn khởi, bây giờ, đường xá trong xã đều đã đầu tư khang trang, mở rộng thông thoáng, nên xe ô tô, xe gắn máy có thể vô tận rẫy màu để lấy rau củ quả dễ dàng, không phải lo chở bằng ghe xuồng hay lội sình xách từng giỏ, vác từng bao đầy vất vả như trước đây nữa. Tay vừa cho những trái dưa leo mới thu hoạch vào bao tải để kịp chở cho khách ở ngoài chợ, anh Lý Đương vừa chia sẻ: "Sư quan tâm của Đảng, nhà nước tháo gỡ được xuống cấp cũng sửa chữa kịp thời để bà con mình chở hàng hoá, mình mua nông sản dễ, gọn, lên xe là chạy đi liền". 

Bằng các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là 3 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và chương trình giảm nghèo bền vững, Phú Mỹ giờ đây, đã nhựa hóa hoặc bê tông hoá tất cả tuyến đường trục xã và liên xã, đường ấp và đường liên ấp, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm, qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của huyện Mỹ Tú, chiếm hơn 92% dân số toàn xã, qua thời gian triển khai xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia, Phú Mỹ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang hiện đại. Như trường Tiểu học Phú Mỹ B, ở ấp Bưng Cóc, sau khi được đầu tư và đưa vào giảng dạy từ 3 năm trước đã mang lại niềm phấn khởi cho các em học sinh và người dân địa phương.

Ông Đồ Thanh Hoàng, người dân ở ấp Bưng Cóc, xã Phú Mỹ, tâm sự: "Mừng cho con cháu ở địa phương có nơi học hành tốt, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã xây dựng cho một ngôi trường khang trang, đẹp".

Phú Mỹ thời gian qua, luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp, các ngành đã huy động, lồng ghép mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất các điểm trường đạt chuẩn theo quy định. Hiện tất cả 4 trường học ở xã Phú Mỹ đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất mức độ 1, qua đó, từng bước nâng cao chất lượng học tập của các cháu học sinh trong phum sóc. Thầy Trần Minh Thái, Hiệu trưởng Tiểu học Phú Mỹ B, cho biết, đây là sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Mỹ.

"Sau khi được quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo như thế thì đối với bà con người dân Phú Mỹ rất là phấn khởi, bởi có ngôi trường khang trang cho các em học tập, giống như chúng ta thực hiện phương châm: Không bỏ lại một em nào sau lưng không thể đến lớp học. Cơ sở vật chất như vậy, người dân ở xã Phú Mỹ rất là mừng"- thầy Hải nói.

Từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc triển khai kịp thời đã giúp đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở Phú Mỹ vươn lên, khởi sắc. Đây cũng chính là động lực giúp bà con thi đua, lao động sản xuất, hộ nghèo từng bước vươn lên ổn định đời sống. 

Chị Danh Thị Sóc Kha ở ấp Sóc Xoài, không có tư liệu sản xuất nên đời sống lâu nay luôn chật vật từ năm này qua năm khác. Khi được nhà nước, địa phương xét hỗ trợ được ngôi nhà cùng 1 cặp bò sinh sản từ chương trình mục tiêu quốc gia, chị rất phấn khởi vì có sinh kế cải thiện đời sống. Hiện bò của chị đã mang thai được vài tháng. Mới đây, gia đình cũng được hỗ trợ thêm dụng cụ chứa nước sinh hoạt… Chị Sóc Kha bộc bạch: "Được nhà nước hỗ trợ cất nhà cho rồi 2 vợ chồng mừng lắm, không còn lo lắng như trước đây nữa. Mấy năm trước, mùa mưa như vậy là dột khắp nơi, rất là vất vả, bây giờ không còn lo nữa".

Phum sóc đổi mới đã giúp Phú Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào đầu năm nay. Ngoài hạ tầng cơ sở được đầu tư khang trang, bà con ở đây cũng xây dựng được nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình trồng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh màu, màu dưới chân ruộng, nuôi bò thịt/bò sữa,... nhờ đó đã góp phần nâng cao thu nhập với bình quân đầu người đạt gần 57 triệu đồng/người/năm. Tính đến hết năm ngoái, số hộ nghèo của xã Phú Mỹ chỉ còn 0,14%, hộ cận nghèo còn 3,52%. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Phú Mỹ Bành Đức Quang, nhấn mạnh: "Được đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ người dân, đồng bào, hộ khó khăn xây dựng nhà, dự án nuôi bò,  từ đó đã giúp cho đời sống của người dân vươn lên, hộ nghèo từng bước giảm so với những năm trước". 


Sự đổi thay trong vùng đồng bào dân tộc, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Sóc Trăng hôm nay đã khẳng định sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, Chính quyền địa phương vì sự ấm no của đồng bào, người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk
Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần thay đổi diện mạo nông thôn Đắk Lắk

VOV.VN - Thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Trong đó, nhiều công trình giao thông thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Công an xã góp phần xóa hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số
Công an xã góp phần xóa hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ khi có lực lượng công an chính quy về xã đã góp phần xóa bỏ nhiều hủ tục, giúp đồng bào phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự.

Công an xã góp phần xóa hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số

Công an xã góp phần xóa hủ tục trong đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ khi có lực lượng công an chính quy về xã đã góp phần xóa bỏ nhiều hủ tục, giúp đồng bào phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự.

Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhà mới
Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhà mới

VOV.VN- Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, đến nay hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiếu số ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhà mới khang trang, không còn cảnh nhà tạm bợ.

Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhà mới

Hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhà mới

VOV.VN- Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, đến nay hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiếu số ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhà mới khang trang, không còn cảnh nhà tạm bợ.