Tăng lương tối thiểu: Người lao động có đủ trang trải cuộc sống?

VOV.VN -Với phương án tăng lương tối thiểu, người lao động cho rằng, mức tăng này chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của họ.

Vừa qua, Hội đồng Tiền lương Quốc gia chốt phương án cuối cùng về mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4% để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, lương tối thiểu vùng 1 sẽ tăng từ 3,1 triệu đồng/tháng năm 2015 lên 3,5 triệu đồng/tháng trong năm 2016.

Mặc dù đây là mức tăng phải mất rất nhiều thời gian thỏa thuận giữa các bên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, song hầu hết người lao động được hỏi cho rằng, mức tăng này chưa thể đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của họ.

Tăng lương, nhưng cắt các khoản khác

Làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kolex (thuộc Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) được 4 năm, lương mỗi tháng của chị Nguyễn Thị Hòa, (35 tuổi, ở huyện Sóc Sơn) là 3,5 triệu đồng. Chị Hòa chia sẻ, hiện thu nhập của hai vợ chồng chị 1 tháng là 7 triệu đồng. Nuôi hai con ăn học nên cả nhà đành phải tằn tiện lắm mới không phải vay mượn.

Công nhân các khu công nghiệp vẫn sống chật vật với mức lương như hiện nay

Hai vợ chồng luôn xin làm tăng ca, thêm giờ để có thêm chút thu nhập cho đủ sống. Chị Hòa nhẩm tính, tiền chi tiêu ăn học cho 2 con, tiền ăn, tiền điện, nước, điện thoại, xăng xe đi lại, chưa kể những lúc ốm đau thì mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng trên 10 triệu mới tạm đủ. Vậy nên, việc tăng thêm 400.000 đồng với những người công nhân như vợ chồng chị Hòa cũng chỉ là tăng được đồng nào hay đồng ấy.

Cùng quan điểm với chị Hòa, anh Đỗ Văn Thắng (quê ở Nam Định), với 5 năm làm việc tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long cho biết: “Em mới lập gia đình, so với mặt bằng chung lương công nhân chưa đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống. Em tính đi làm, ăn ở công ty 20.000 1 suất, xăng xe 300.000, chi phí ăn đi lại, con cái… nếu so với mức lương tối thiểu thế thì cuộc sống hơi khó khăn, hai vợ chồng vẫn phải căn ke”.

Theo tính toán, với phương án tăng lương khoảng 12,4% như Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua, thì mỗi công nhân ở khu công nghiệp xét theo bậc lương sẽ được tăng thêm trung bình khoảng 500.000 đồng/tháng. Theo đó, sau khi trừ bảo hiểm các loại và bù cho các khoản tăng theo lương, công nhân sẽ có thể còn một số tiền nhỏ để chi tiêu.

Tuy nhiên hiện nay người lao động cũng lo ngại, khi lương tăng, giá cả các mặt hàng có thể tăng theo. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ cắt giảm các khoản phụ thu của người lao động. Như vậy, việc tăng lương tối thiểu cũng chẳng thể giải quyết được bài toán thu nhập của họ.

Anh Nguyễn Văn Nam, công nhân ở khu công nghiệp Quang Minh tính toán: “Doanh nghiệp tăng cho mình khoản này nhưng khoản khác họ sẽ cắt, chiết khấu. Ví dụ ngày xưa mình thi đua có các mức A, B, C, D, như A được 300.000 đồng, C thì 100.000 đồng, D không có. Giờ đưa mức lương này vào thì tự nhiên không còn A, B, C nữa. Mình làm cả tháng may ra được hơn 4 triệu đồng, thu nhập không đáng kể”.

Chỉ 8% công nhân có tích lũy

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trả lương cho người lao động cao gấp 1,5 lần lương tối thiểu. Tuy nhiên, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, còn một bộ phận không nhỏ người làm công ăn lương có thu nhập không đủ trang trải cho mức sống thấp nhất. Đây vốn là đối tượng cần được bảo vệ bằng lương tối thiểu.

Khảo sát trong năm 2015 của Tổng liên đoàn Lao động cho thấy, với 1.600 lao động thuộc các ngành khác nhau ở cả 4 vùng lương, vẫn có 20% lao động nhận lương không đủ sống, 31% phải chi tiêu tằn tiện, 41% vừa đủ trang trải và chỉ 8% có tích lũy. Mức tăng lương tối thiểu lần này cơ bản không tác động đến vấn đề trả lương cho người lao động mà chủ yếu là doanh nghiệp sẽ tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Ông Mai Đức Chính nói: “Trước hết là người lao động phải được sống bằng mức lương tối thiểu. Do đó, điều quan trọng là tới đây chúng ta phải đưa ra được lộ trình để làm sao tiền lương đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, sau đó mới nói đến năng suất lao động, tiền lương trung bình. Theo đề xuất của Tổng Liên đoàn, năm 2017 tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động thì những năm sau từ 2018 trở đi, tiền lương chỉ tăng 5-6%, lúc đó chúng ta không phải bù khoản chênh lệch mà chúng ta đang phải cộng”.

Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lộ trình tăng lương, nhằm đảm bảo khả năng thích nghi của các doanh nghiệp, đồng thời cải thiện đời sống cho người lao động, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Luật lao động là đến năm 2017 lương tối thiểu đạt mức sống tối thiểu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vẫn chưa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu 2016
Vẫn chưa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu 2016

VOV.VN - Tăng lương tối thiếu 2016 ở mức nào vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa đại diện người sử dụng lao động và người lao động.

Vẫn chưa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu 2016

Vẫn chưa thống nhất được phương án tăng lương tối thiểu 2016

VOV.VN - Tăng lương tối thiếu 2016 ở mức nào vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa đại diện người sử dụng lao động và người lao động.

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 12,4%
Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 12,4%

VOV.VN -Theo đó, mức tăng lương các vùng sẽ từ 250.000 đồng đến 450.000 đồng. Mức lương này sẽ áp dụng cho năm 2016.

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 12,4%

Chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 12,4%

VOV.VN -Theo đó, mức tăng lương các vùng sẽ từ 250.000 đồng đến 450.000 đồng. Mức lương này sẽ áp dụng cho năm 2016.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ
Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương Quốc gia yêu cầu các bộ phận kỹ thuật trong năm 2015-2016 chuẩn bị lại các số liệu tính toán để xác định lại mặt bằng mới.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần lộ trình và cơ chế giám sát chặt chẽ

VOV.VN - Hội đồng Tiền lương Quốc gia yêu cầu các bộ phận kỹ thuật trong năm 2015-2016 chuẩn bị lại các số liệu tính toán để xác định lại mặt bằng mới.

Tăng lương tối thiểu: Kẻ vui người buồn
Tăng lương tối thiểu: Kẻ vui người buồn

VOV.VN -Hầu hết công nhân được hỏi đều vui mừng trước thông tin tăng lương tối thiểu vào năm tới, trong khi đó các công ty lại lo sốt vó.

Tăng lương tối thiểu: Kẻ vui người buồn

Tăng lương tối thiểu: Kẻ vui người buồn

VOV.VN -Hầu hết công nhân được hỏi đều vui mừng trước thông tin tăng lương tối thiểu vào năm tới, trong khi đó các công ty lại lo sốt vó.

Tăng lương tối thiểu: Khi nào mới vừa lòng nhau?
Tăng lương tối thiểu: Khi nào mới vừa lòng nhau?

VOV.VN - Đại diện TLĐLĐ cho biết: Đây chỉ là một bước nhượng bộ tạm thời, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thời điểm này.

Tăng lương tối thiểu: Khi nào mới vừa lòng nhau?

Tăng lương tối thiểu: Khi nào mới vừa lòng nhau?

VOV.VN - Đại diện TLĐLĐ cho biết: Đây chỉ là một bước nhượng bộ tạm thời, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong thời điểm này.

Tăng lương tối thiểu 2016: Kiên quyết bảo vệ mức tăng 17%
Tăng lương tối thiểu 2016: Kiên quyết bảo vệ mức tăng 17%

VOV.VN - Tăng lương tối thiểu năm 2016 theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là 17% và đến sáng nay quan điểm này vẫn được giữ nguyên.

Tăng lương tối thiểu 2016: Kiên quyết bảo vệ mức tăng 17%

Tăng lương tối thiểu 2016: Kiên quyết bảo vệ mức tăng 17%

VOV.VN - Tăng lương tối thiểu năm 2016 theo đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là 17% và đến sáng nay quan điểm này vẫn được giữ nguyên.

Chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016: Sẽ ở mức nào?
Chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016: Sẽ ở mức nào?

VOV.VN - Mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 nếu VCCI và Tổng LĐLĐ không tìm được tiếng nói chung thì sẽ do bên thứ 3 quyết định.

Chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016: Sẽ ở mức nào?

Chốt phương án tăng lương tối thiểu 2016: Sẽ ở mức nào?

VOV.VN - Mức tăng lương tối thiểu vùng 2016 nếu VCCI và Tổng LĐLĐ không tìm được tiếng nói chung thì sẽ do bên thứ 3 quyết định.