“Tê liệt” giao thông, doanh nghiệp mỏ đá Tân Cang thiệt hại tiền tỉ

VOV.VN - Người dân kiên quyết không gỡ rào chắn cho đến khi chính quyền thực hiện lời hứa trả lại đường dân sinh, buộc xe chở đá đi đường chuyên dùng.

Trong khi ngành chức năng tỉnh Đồng Nai vẫn chưa đưa ra hướng giải quyết những mâu thuẫn tại cụm mỏ đá Tân Cang (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), doanh nghiệp cho biết, các hoạt động sản xuất khai thác mỏ đã bị ngưng trệ nhiều ngày, gây thiệt hại hàng tỉ đồng.

Đến ngày 27/9, rào chắn do người dân ấp Tân Cang lập trên đường Đinh Quang Ân để chặn xe chở đá vẫn còn. Người dân ở đây cho biết, kiên quyết không gỡ rào chắn cho đến khi chính quyền thực hiện lời hứa là trả lại đường dân sinh, buộc xe chở đá phải đi đường chuyên dùng đã thông xe từ 15/9.
Thế nhưng, một số doanh nghiệp khai thác mỏ đá cho biết, đúng là đường chuyên dùng đã được thông xe, nhưng mới chỉ thông xe được 2/3 tuyến đường và chỉ kết nối được 5 mỏ trên tổng số 10 mỏ trong cụm mỏ Tân Cang. 
Đường chuyên dùng không đi được, còn con đường duy nhất đi được thì một hướng đã bị dân lập rào chắn, hướng còn lại chính quyền địa phương đã cắm biển cấm xe tải.
Theo khảo sát của phóng viên VOV, trên công trường khai thác, thay vì cảnh xe ben chạy rầm rập ra vào, thì nay chỉ còn lác đác một vài chiếc máy xúc, máy nghiền đá nằm bất động. 
Hàng loạt các mỏ đá trong cụm mỏ Tân Cang gồm: mỏ Tân Cang 2, Tân Cang 4, Tân Cang 5, Tân Cang 6 và mỏ 610 đều đã dừng hoạt động. 

Các mỏ này đang được khai thác bởi các đơn vị: Công ty cổ phần Tân Cang, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu Đồng Nai, Công ty sản xất và kinh doanh vật liệu xây dựng BMT, Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 610 và Liên hiệp Hợp tác xã dịnh vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop).

Ông Võ Hồng Phương, đại diện mỏ đá Tân Cang 6 cho biết, mỗi ngày mỏ đá thiệt hại có thể lên tới hàng tỉ đồng. Toàn bộ hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển đá xây dựng bị tê liệt hoàn toàn. 
Trong khi đó, ở các mỏ kết nối được với đường chuyên dùng, tình hình hoạt động diễn ra bình thường, trong đó có mỏ của Hợp tác xã An Phát và mỏ của Công ty Cường Thuận. Đây chính là 2 đơn vị liên danh lập nên công ty An Thuận Phát làm chủ đầu tư theo hình thức BOT tuyến đường chuyên dùng vận chuyển vật liệu xây dựng vừa bị “tố” có nhiều khuất tất./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dân kêu sinh bệnh chết vì ô nhiễm môi trường ở phía Tây sông Đáy
Dân kêu sinh bệnh chết vì ô nhiễm môi trường ở phía Tây sông Đáy

VOV.VN - Không chịu được ô nhiễm nặng nề do rác thải gây ra, hàng trăm người dân 2 thôn Đồng Ao và Đồng Tho đã nhiều lần tập trung phản đối.

Dân kêu sinh bệnh chết vì ô nhiễm môi trường ở phía Tây sông Đáy

Dân kêu sinh bệnh chết vì ô nhiễm môi trường ở phía Tây sông Đáy

VOV.VN - Không chịu được ô nhiễm nặng nề do rác thải gây ra, hàng trăm người dân 2 thôn Đồng Ao và Đồng Tho đã nhiều lần tập trung phản đối.

Ô nhiễm vùng Tây sông Đáy: Không chỉ dân, cán bộ cũng bị nhiễm độc
Ô nhiễm vùng Tây sông Đáy: Không chỉ dân, cán bộ cũng bị nhiễm độc

VOV.VN - UBND thị trấn Kiên Khê có 23 cán bộ, kiểm tra y tế thì tất cả đều nhiễm độc chì, asen… còn dân có cả trăm trường hợp mắc bệnh liên quan đường hô hấp.

Ô nhiễm vùng Tây sông Đáy: Không chỉ dân, cán bộ cũng bị nhiễm độc

Ô nhiễm vùng Tây sông Đáy: Không chỉ dân, cán bộ cũng bị nhiễm độc

VOV.VN - UBND thị trấn Kiên Khê có 23 cán bộ, kiểm tra y tế thì tất cả đều nhiễm độc chì, asen… còn dân có cả trăm trường hợp mắc bệnh liên quan đường hô hấp.

Phá đá nổ mìn Tây sông Đáy: Cán bộ bị chủ mỏ đe dọa
Phá đá nổ mìn Tây sông Đáy: Cán bộ bị chủ mỏ đe dọa

VOV.VN - Quản lý hoạt động vật liệu nổ buông lỏng dẫn đến việc khai thác đá ồ ạt ở Tây Sông Đáy khiến ô nhiễm môi trường nặng nề.

Phá đá nổ mìn Tây sông Đáy: Cán bộ bị chủ mỏ đe dọa

Phá đá nổ mìn Tây sông Đáy: Cán bộ bị chủ mỏ đe dọa

VOV.VN - Quản lý hoạt động vật liệu nổ buông lỏng dẫn đến việc khai thác đá ồ ạt ở Tây Sông Đáy khiến ô nhiễm môi trường nặng nề.