Tết buồn của giáo viên mầm non tư thục

VOV.VN - Một năm học trường chỉ hoạt động được vài tháng, thất nghiệp liên tục hơn 8 tháng, năm nay, giáo viên mầm non tư thục phải đón một cái Tết nghèo, không lương, không thưởng. Đây là một cái Tết buồn của họ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Điệp (sinh năm 1986, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, năm nay là năm đầy biến động và khó khăn của giáo viên mầm non nói chung và giáo viên mầm non tư thục nói riêng. Đến nay, khi tất cả ngành nghề đã mở cửa và hoạt động trở lại thì các trường mầm non vẫn phải “cửa đóng, then cài”. Để khắc phục khó khăn và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, từ một giáo viên mầm non, khi trường học đóng cửa, chị đã phải thử sức và cố gắng làm thêm nhiều công việc khác để mưu sinh.

Lên mạng xã hội, chị tìm được công việc cuốn thịt bò ở kho đông lạnh, sau một thời gian, do nhà xa và chỉ có thể làm nửa ngày, chị đã phải nghỉ việc ở đó. Đến nay, chị lại bắt tay với một công việc mới là đóng gói đường tại một công ty đường gần nhà với mức thu nhập 220.000 - 230.000 đồng/ngày.

Hai vợ chồng với 2 cô con gái nhỏ, cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn, nhưng cô giáo Điệp cho rằng: “Những thăng trầm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong năm qua, ở một khía cạnh nào đó đã giúp tôi học được cách thích nghi với cuộc sống. Tôi cảm thấy vẫn may mắn hơn nhiều người vì vẫn có thể kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Số tiền kiếm được tuy không nhiều nhưng vẫn giúp tôi có đồng ra, đồng vào, từ đó có thể vượt qua được những khó khăn trước mắt”.    

Tết năm nay, do thu nhập eo hẹp hơn những năm trước nhiều lần, không còn cách nào khác, chị Điệp phải đắn đo, cân nhắc,  khi mua sắm hay chi tiêu mọi thứ. Đồng thời, cả gia đình sẽ hạn chế đi lại, vừa để bảo vệ sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí cho gia đình.

Cũng có hoàn cảnh tương tự như cô giáo Điệp, cô giáo Nguyễn Thị Khánh (Định Công, Hà Nội), khi còn đi dạy học, mỗi tháng có thu nhập khoảng 5-6 triệu đồng, cộng với thu nhập của chồng, tổng thu nhập của cả nhà được khoảng hơn 10 triệu/tháng. Hiện tại, vợ chồng cô có 1 bé gái 3 tuổi và đang mang bầu bé thứ 2 được 2 tháng, mức thu nhập như vậy quả là eo hẹp và rất cơ cực với 1 gia đình nhỏ có 3 người khi sống ở thành phố.

Để có thêm thu nhập, trong thời gian chờ đợi trường học mở cửa trở lại, cô đã nhận làm thêm nhiều việc, từ nấu chè, gói nem và làm mứt dừa để kiếm thêm đồng ra, đồng vào. Đang trong thời kỳ mang bầu, cơ thể rất mệt mỏi và nghén nhiều nhưng cô vẫn cố gắng làm, chỉ mong Tết này có thêm chút tiền để lo cho con.

“Tết năm nay vẫn là một cái Tết buồn với các giáo viên mầm non, ngoài tiết kiệm chi tiêu, tôi cố gắng cắt giảm mọi chi phí không cần thiết.  Tôi chỉ mong trường học sớm được mở cửa trở lại, tôi lại được đi làm như ngày trước để có thêm thu nhập. Năm nay tình hình kinh tế rất khó khăn, gia đình tôi sẽ về quê ăn tết cùng bố mẹ”, cô giáo Nguyễn Thị Khánh cho hay.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài, các cô giáo mầm non cũng hiểu rằng, chủ trường đều phải gồng gánh các khoản chi phí nên giáo viên cũng không dám mong mỏi có tiền thưởng hay quà dịp tết. Trong thời gian nghỉ dịch, hầu hết các giáo viên mầm non đã có công việc tạm thời khá ổn định, tuy nhiên, vì yêu nghề, các cô vẫn mong có thể quay lại trường sau Tết.

Bà Chu Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội giáo viên Mầm non Tư thục Thành phố Hà Nội kiêm Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Vầng Trăng Tuổi Thơ cho biết, hiện nay, các điểm trường chỉ còn 3 giáo viên chính thức đang trụ lại và chờ đợi cho đến ngày trường học mở cửa trở lại. Thời gian dịch bệnh bùng phát lần 4, nhà trường gặp nhiều khó khăn, không thể hỗ trợ lương, nhưng dịp Tết năm nay sẽ cố gắng có chút quà mừng tuổi các cô giáo còn trụ lại và cả tập thể giáo viên đã đồng hành trước đây.

“Là một chủ trường, tôi mong muốn, trong năm mới này, dịch bệnh sớm được đẩy lùi để ngành Giáo dục sớm được hoạt động trở lại, đặc biệt là ngành giáo dục mầm non. Mong rằng, các giáo viên sẽ có một mức lương thật tốt, tốt hơn thời gian chưa nghỉ dịch. Cùng với đó, ngành Giáo dục sẽ có phương án đưa trẻ mầm non sớm trở lại trường”, bà Chu Quỳnh Nga bày tỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tan tác giáo viên mầm non tư thục
Tan tác giáo viên mầm non tư thục

VOV.VN - Hơn 8 tháng nghỉ dịch, nhiều giáo viên mầm non đã chuyển nghề làm công nhân thời vụ, dọn nhà thuê, bán hàng, trông trẻ... chờ ngày trường học mở cửa nhưng cũng có người đã "dứt" khỏi ngành. Chưa khi nào họ lung lay với nghề đã chọn như lúc này.

Tan tác giáo viên mầm non tư thục

Tan tác giáo viên mầm non tư thục

VOV.VN - Hơn 8 tháng nghỉ dịch, nhiều giáo viên mầm non đã chuyển nghề làm công nhân thời vụ, dọn nhà thuê, bán hàng, trông trẻ... chờ ngày trường học mở cửa nhưng cũng có người đã "dứt" khỏi ngành. Chưa khi nào họ lung lay với nghề đã chọn như lúc này.

Cô giáo mầm non tư thục chật vật kiếm sống trong dịch Covid-19
Cô giáo mầm non tư thục chật vật kiếm sống trong dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 tác động rất lớn tới ngành giáo dục, đặc biệt là hệ mầm non tư thục. Nhiều giáo viên phải tìm nghề khác để mưu sinh, duy trì cuộc sống.

Cô giáo mầm non tư thục chật vật kiếm sống trong dịch Covid-19

Cô giáo mầm non tư thục chật vật kiếm sống trong dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 tác động rất lớn tới ngành giáo dục, đặc biệt là hệ mầm non tư thục. Nhiều giáo viên phải tìm nghề khác để mưu sinh, duy trì cuộc sống.

Cô giáo mầm non tư thục chật vật xoay xở kiếm sống trong dịch Covid-19
Cô giáo mầm non tư thục chật vật xoay xở kiếm sống trong dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 tác động rất lớn tới ngành giáo dục, đặc biệt là hệ mầm non tư thục. Rất nhiều chủ trường lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều giáo viên phải tìm nghề khác để mưu sinh, duy trì cuộc sống.

Cô giáo mầm non tư thục chật vật xoay xở kiếm sống trong dịch Covid-19

Cô giáo mầm non tư thục chật vật xoay xở kiếm sống trong dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 tác động rất lớn tới ngành giáo dục, đặc biệt là hệ mầm non tư thục. Rất nhiều chủ trường lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều giáo viên phải tìm nghề khác để mưu sinh, duy trì cuộc sống.