Cô giáo mầm non tư thục chật vật xoay xở kiếm sống trong dịch Covid-19

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 tác động rất lớn tới ngành giáo dục, đặc biệt là hệ mầm non tư thục. Rất nhiều chủ trường lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều giáo viên phải tìm nghề khác để mưu sinh, duy trì cuộc sống.

Bán từng cái xoong, cái chảo để có thêm thu nhập

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Bùi Thị Yến (sinh năm 1995, quê Ninh Bình) đã nộp đơn xin vào làm việc tại một trường mầm non tư thục ở Hà Nội. Gần 8 năm trong ngành, với cô giáo trẻ này chưa từng đối diện với khó khăn nào như trong 2 năm trở lại đây.

Đại dịch Covid-19 khiến tài chính của gia đình Yến kiệt quệ. Hai vợ chồng trẻ ở trong căn nhà trọ hơn 2 triệu đồng luôn thấp thỏm lo lắng, tằn tiện với những bữa cơm đạm bạc để tiết kiệm tiền trả tiền nhà trọ.

Dường như trong đầu Yến lúc nào cũng đinh ninh rằng “dịch chỉ kéo dài 1-2 tháng thôi, rồi đâu lại vào đấy”. Thế nhưng, những đợt giãn cách xã hội kéo dài, cô gái trẻ không thể về quê, chỉ còn cách tự xoay chuyển để thích nghi và cố gắng kiếm thêm thu nhập mỗi ngày.

Qua mạng xã hội, Yến nhận công việc làm cộng tác viên bán hàng đồ gia dụng online cho một chủ cửa hàng. Hàng ngày, thay vì chia sẻ hình ảnh hoạt động của lớp mầm non lên trang facebook cá nhân như trước, giờ đây, cô giáo trẻ chỉ cập nhật hình ảnh những chiếc xoong nồi, bát, đũa… để bán hàng. Vì không có tiền để nhập hàng, nên có khách hàng đặt được cái nào, chủ cửa hàng sẽ trực tiếp chuyển tới khách hàng, Yến sẽ nhận được số tiền lãi từ sản phẩm đó.

Do dịch bệnh, nên ai cũng hạn chế mua đồ, cộng với việc Yến chưa có kinh nghiệm bán hàng online, “vì thế sau gần 2 tháng bán mặt hàng này, chồng em bảo: hay thôi không bán nữa. Bởi tháng nhiều nhất cũng chỉ kiếm được 100.000 - 200.000 đồng, có khi chỉ được vài chục ngàn”, cô giáo Bùi Thị Yến cho biết.

Khi chia sẻ về cuộc sống sau này, dự định tương lai, Yến ngậm ngùi tâm sự: “Vì cuộc sống của 2 vợ chồng hiện tại quá khó khăn, không tiết kiệm được, nên dù kết hôn từ năm 2019, nhưng tôi và chồng vẫn chưa có kế hoạch sinh con mặc dù đó là điều khao khát của cả hai. Tôi muốn kinh tế của mình ổn định một chút để em bé được chào đời không bị thiếu thốn quá nhiều”.

Sau khi Hà Nội chuyển sang trạng thái bình thường mới, may thay, cô giáo Yến nhận được công việc kèm cặp cho cháu bé 5 tuổi tại nhà. Hàng ngày, hai cô trò quanh quẩn bên nhau, cô dạy cháu học và cùng chơi với cháu. Mặc dù vẫn chưa được đến trường đi dạy, nhưng khi nhận được công việc này đã giúp cô giáo Yến có cơ hội “được trau dồi thêm kiến thức sau một khoảng thời gian dài giãn cách”.

“Ngoài ra, tôi cũng thấy đỡ buồn tủi và cô độc. Bởi nếu ở nhà bán hàng online mãi, suốt ngày chăm chú vào màn hình điện thoại sẽ khiến mình đau đầu và mệt mỏi hơn. Khi đến chơi với bé, tôi thấy được hòa nhập với bé, tinh thần thoải mái hơn nhiều”, cô giáo Yến chia sẻ.

Đi làm cuốn thịt bò ở kho đông lạnh

Ngày xưa đi học, mỗi khi có ai đó hỏi về ước mơ sau này làm gì, chị Nguyễn Thị Thúy Điệp (sinh năm 1986, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) luôn trả lời dõng dạc rằng, mình sẽ trở thành giáo viên. Sau này, sau khi tốt nghiệp ra trường (năm 2010), chị Điệp đã xin thực tập và làm việc tại một trường mầm non ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai. Dù trường xa nhà, nhưng ngày nào cô giáo này cũng luôn có mặt tại trường từ sớm, với Điệp làm một công việc yêu thích, dù xa đến đâu cũng có thể khắc phục được.

Khi chia sẻ về những kỷ niệm trong nghề, đôi mắt chị Điệp ánh lên niềm vui và đam mê dành cho nghề nghiệp này.

“Khi vào nghề, tôi được gặp các bạn nhỏ, không hiểu sao lòng tôi “say” các bé đến thế, bởi sự đáng yêu, hồn nhiên mà các con mang lại, cộng với, bản thân tôi rất thích vẽ vời, hát ca mà nghề này lại cần những điều đó. Vì thế, khi thi vào ngành tôi đậu luôn. Sau này các sản phẩm chế tác của mình được các cô giữ lại và khen khéo tay. Cũng từ đấy, mình theo nghề cho đến tận bây giờ”, chị Điệp vui vẻ chia sẻ.

Yêu nghề là vậy, nhưng đã có lúc cô giáo Điệp đã có ý định “gác” lại trang giáo án, tìm đến một công việc khác khi dịch Covid-19 bủa vây.

“Trước đây, khó khăn duy nhất chỉ là vấn đề đi lại, nhưng khi dịch bệnh xuất hiện, giáo viên tư thục chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, không được đi làm, thu nhập cắt giảm. Khoảng thời gian này với gia đình tôi quả là một áp lực lớn và dường như đây là khó khăn lớn nhất từ trước đến nay”, chị Điệp cho biết.

Do vậy, ngay sau khi nới lỏng giãn cách, chị Điệp nhanh chóng tìm việc làm thêm. Vào mạng xã hội, chị tìm và nhận việc cuốn thịt bò ở kho đông lạnh. Công việc cách nhà gần 10km. Buổi sáng, chị ở nhà kèm cặp 2 đứa con học online, chuẩn bị cơm nước đầy đủ sau đó di chuyển đến chỗ làm. Những tưởng công việc này sẽ kéo dài để có thêm thu nhập, nhưng nào ngờ chị bị cho nghỉ việc giữa chừng với lý do nhà xa và không làm được cả ngày.

Hiện tại, chị Điệp vẫn đang ở nhà và tìm kiếm một công việc mới, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Chị cũng đã đăng bài lên các trang mạng thể hiện mong muốn được dạy và trông trẻ tại nhà ở khu vực lân cận nơi mình sống, thế nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. 

 “Điều mong ước chung của các cô giáo tư thục là nhận được nhiều hơn sự quan tâm của Nhà nước, hỗ trợ về tinh thần và vật chất để các cô quyết tâm bám nghề, tin tưởng vào nghề. Bởi ngoài yêu nghề, đằng sau mỗi người giáo viên như chúng tôi còn có gia đình của mình nữa”, chị Điệp cho biết.

Động viên các cô giáo bám nghề

Theo bà Chu Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội giáo viên Mầm non Tư thục Thành phố Hà Nội, 2 năm qua, dịch bệnh diễn biến phức tạp, trường mầm non nói chung, trường mầm non tư thục nói riêng phải đóng cửa triền miên. Hầu hết các chủ trường phải đi thuê cơ sở vật chất, có những chủ trường phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Vì thế khi đến kỳ thanh toán, nhiều người quyết định từ bỏ, hoặc là chuyển nhượng, hoặc là thanh lý nhà.

Bên cạnh đó, nhân sự cũng là vấn đề đáng ngại sau khi các trường mầm non được quay trở lại trường. Bởi nhiều giáo viên đã quyết định bỏ nghề, chuyển đổi sang công việc khác như dọn dẹp vệ sinh theo giờ, làm vàng mã, trông trẻ tại nhà…; có nhiều bạn quyết định trở về quê. Sau khi dịch ổn định để tập hợp được đội ngũ giáo viên đầy đủ sẽ gặp vô vàn khó khăn.

“Điều trăn trở nhất của Hiệp hội hiện nay là hỗ trợ được gì cho các giáo viên. Thực tế, các chủ trường cũng đang rất khó khăn về tài chính, việc hỗ trợ trước mắt chủ yếu là vấn đề tinh thần. Trong kỳ nghỉ dài vì dịch, Hiệp hội cũng đã 2 lần hỗ trợ giáo viên mắc kẹt tại Hà Nội. Đó là thời kỳ giãn cách vào dịp cuối tháng 8, đầu tháng 9. Việc hỗ trợ kinh tế lâu dài cho giáo viên, Hiệp hội cũng có những khó khăn riêng, nên nhiều lúc cũng lực bất tòng tâm”, bà Chu Quỳnh Nga cho hay.

Bà Nga cũng mong muốn, các chủ trường sẽ nhận được sự quan tâm hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể. Đó có thể là các gói vay với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách để các chủ trường xây dựng, sang sửa lại cơ sở vật chất trước khi các em nhỏ quay lại trường. Điều đặc biệt quan trọng đó là dịch bệnh sớm ổn định để học sinh và giáo viên trở lại quay trở lại trường trong một thời gian sớm nhất.

Được biết, thời gian vừa qua, những cô giáo mầm non tư thục đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 68 và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết 116./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng
Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng

VOV.VN - 24 trường hợp còn lại là cán bộ, giáo viên đã tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh đối tượng 4 do Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh thành phố Điện Biên Phủ tổ chức.

Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng

Nhiều cán bộ, giáo viên ở Điện Biên mắc Covid-19 từ lớp bồi dưỡng quốc phòng

VOV.VN - 24 trường hợp còn lại là cán bộ, giáo viên đã tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh đối tượng 4 do Hội đồng giáo dục Quốc phòng và An ninh thành phố Điện Biên Phủ tổ chức.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam
Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch
Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch

VOV.VN - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), giáo dục mầm non là cấp học có tỷ lệ cơ sở ngoài công lập (tư thục, dân lập) nhiều nhất so với các cấp học khác.

Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch

Cần thiết hỗ trợ cơ sở mầm non tư thục để “giữ chân” giáo viên sau đại dịch

VOV.VN - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), giáo dục mầm non là cấp học có tỷ lệ cơ sở ngoài công lập (tư thục, dân lập) nhiều nhất so với các cấp học khác.

"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"
"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn. Khán, thính giả của giáo viên không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.

"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"

"Việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý"

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, việc dạy và học trực tuyến kéo dài khiến giáo viên bị áp lực tâm lý khi một tiết dạy trăm mắt nhìn. Khán, thính giả của giáo viên không chỉ là học sinh mà còn là phụ huynh, dư luận và cả mạng xã hội.

Giáo viên, chủ trường mầm non tư thục ở TP.HCM “gồng mình” vượt sóng COVID-19
Giáo viên, chủ trường mầm non tư thục ở TP.HCM “gồng mình” vượt sóng COVID-19

VOV.VN - Hai năm qua, để phòng chống dịch COVID-19, các trường mầm non tư thục ở TP.HCM buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng liền khiến giáo viên chật vật mưu sinh, nhà trường thì lao đao vì tiền thuê mặt bằng.

Giáo viên, chủ trường mầm non tư thục ở TP.HCM “gồng mình” vượt sóng COVID-19

Giáo viên, chủ trường mầm non tư thục ở TP.HCM “gồng mình” vượt sóng COVID-19

VOV.VN - Hai năm qua, để phòng chống dịch COVID-19, các trường mầm non tư thục ở TP.HCM buộc phải đóng cửa trong nhiều tháng liền khiến giáo viên chật vật mưu sinh, nhà trường thì lao đao vì tiền thuê mặt bằng.

Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục
Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7770/VPCP–KGVX ngày 25/10 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chính sách hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục.

Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Nghiên cứu đề xuất hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non tư thục

VOV.VN - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 7770/VPCP–KGVX ngày 25/10 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về chính sách hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục mầm non tư thục.

Giáo viên mầm non tư thục xúc động nhận quà hỗ trợ khó khăn
Giáo viên mầm non tư thục xúc động nhận quà hỗ trợ khó khăn

VOV.VN - Hôm nay (20/8), Hội mầm non tư thục thành phố Hà Nội đã trao 150 suất quà tới các giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Giáo viên mầm non tư thục xúc động nhận quà hỗ trợ khó khăn

Giáo viên mầm non tư thục xúc động nhận quà hỗ trợ khó khăn

VOV.VN - Hôm nay (20/8), Hội mầm non tư thục thành phố Hà Nội đã trao 150 suất quà tới các giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hàng trăm suất quà hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn
Hàng trăm suất quà hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN - Hôm nay (20/8), Hội mầm non tư thục Hà Nội đã trao hàng trăm phần quà tới các giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài.

Hàng trăm suất quà hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn

Hàng trăm suất quà hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn

VOV.VN - Hôm nay (20/8), Hội mầm non tư thục Hà Nội đã trao hàng trăm phần quà tới các giáo viên mầm non tư thục có hoàn cảnh khó khăn, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài.