Tết của giáo viên vùng cao Mù Sang

VOV.VN - Tết đến, Xuân về ai cũng có một nơi để nhớ, một chốn để trở về, thế nhưng nhiều năm nay giáo viên Trường Dân tộc bán trú THCS Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu lại bám bản ăn Tết cùng học sinh và đồng bào để níu chân học sinh trở lại trường sau Tết

Con đường cấp phối ngoằn ngoèo nối từ tỉnh lộ 132 dẫn về Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Mù Sang, xã Mù Sang, huyện Phong Thổ (Lai Châu), những ngày này sắc đào hồng phủ khắp hai bên đường. Trong tiết trời xuân lạnh buốt vùng cao, cô giáo Trần Thị Vân Anh dậy sớm mở cửa căn phòng tập thể chuẩn bị bữa sáng để kịp giờ lên lớp ôn tập cho nhóm học sinh giỏi môn Hóa của nhà trường. Dẫu đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhưng thật ấm áp, nghĩa tình khi thỉnh thoảng có bó củi khô học sinh mang đến. 

Cô Vân Anh quê ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, 13 năm trong nghề thì có 8 năm bám bản tại vùng đất Mù Sang. Chồng cô là đồng nghiệp cùng trường, quê ở Điện Biên và hai đứa con nhỏ phải ở với ông bà nội từ nhỏ. Xa con cả năm trời, nhưng mỗi năm vợ chồng cô chỉ được về vào dịp Tết Nguyên đán và dịp nghỉ hè. Tết này, vì nhiệm vụ, cả hai lại thay phiên nhau người ở, người về. Cô Trần Thị Vân Anh tâm sự.

 "Những ngày đầu xa con là tôi không ngủ được, vì là nhớ con và các cháu còn quá nhỏ. Cũng rất thương, nhưng điều kiện công tác ở trên này mà đưa các cháu lên cũng rất là khó khăn. Khi  lên đây sau 3 tháng tôi có về nhà các con không nhận ra mẹ nữa, lúc đấy các cháu chỉ theo bà và cảm giác bà mới là mẹ của mình. Khi nào các con lớn lên chắc cũng hiểu và chia sẻ, khi mà cả bố và mẹ đều công tác ở trong ngành giáo dục ở vùng cao, có những vất vả riêng"- cô Vân Anh nói.

Cũng như cô Vân Anh, thầy giáo Lê Ngọc Thắng, quê ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng đã có hơn 10 năm bám trường, bám lớp tại các trường vùng cao biên giới Phong Thổ và cũng là chừng ấy năm xa gia đình. Tết thứ 3 thầy Thắng ở lại trường ăn Tết và được giao phụ trách vận động nhóm học sinh bản Háng Sung quay lại lớp sau tết. Ăn Tết ở vùng cao, khó khăn trăm bề, nỗi nhớ nhà trong giây phút đón giao thừa qua ti vi càng thêm da diết.

"Các thầy cô trong nhà trường có 20 cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhưng mà có 14 người quê ở vùng xuôi. Các thầy cô đều ở tập thể cả và bám trường, bám lớp, bám bản. Trong một năm thường thì có 2 dịp đó là dịp hè và dịp Tết là thời gian mà chúng em được đoàn tụ với gia đình. Nên chúng em rất mong muốn dịp Tết  để được về với con, về với gia đình"- thầy giáo Thắng nói.

Vào những ngày Tết, Ban Giám hiệu nhà trường cũng cắt cử thầy cô trực Tết, đón giao thừa cùng bà con thôn bản, đến thăm hỏi, chúc tết gia đình phụ huynh các em học sinh. Qua đó, tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa gia đình và nhà trường. Điều này đã làm thay đổi suy nghĩ của phụ huynh và học sinh, gắn kết tình cảm thầy trò; từ đó tỷ lệ chuyên cần của học sinh cũng được cải thiện dần theo hàng năm.

Em Chẻo Tả Mẩy, học sinh lớp 8A2, ở bản Lùng Than, xã Mù Sang chia sẻ: "Con rất vui khi được học dưới mái trường này, được các thầy, cô giáo chăm sóc và dạy nên người. Con sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng các thầy, cô giáo. Năm mới con chúc các thầy, cô mạnh khỏe và hạnh phúc bên gia đình".

Sự hy sinh, bám trường, bám lớp của các thầy, cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Mù Sang thời gian qua đã được đền đáp, khi học kỳ 1 vừa qua, hơn 260 học sinh của nhà trường đều đảm bảo chất lượng sau nghiệm thu. Nếu như trước đây học sinh nghỉ học sau kỳ nghỉ Tết và chỉ quay lại lớp cuối tháng Giêng thì nay tỷ lệ chuyên cần sau tết luôn đảm bảo trên 95%. Nỗ lực của các thầy, cô giáo đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân, chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Ông Dì A Lùng, Phó Chủ tịch UBND xã Mù Sang, huyện Phong Thổ cho biết: "Mù Sang là vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ, vừa khô, vừa khổ, vừa khó. Tình hình thực tế hiện nay, quá trình mà thầy cô gắn bó với địa phương thì Ban chỉ đạo phổ cập của xã cũng rất tích cực phối hợp để vận động con em đến lớp, đến trường. Cũng rất là chia sẻ với sự khó khăn của các thầy, các cô đã dành cho con em ở vùng sâu, vùng xa, nhất là xã Mù Sang. Cũng mong rằng, cho dù khó khăn rồi, nhưng mà các thầy cô sẽ cố gắng đảm bảo cho lịch dạy, cũng như chất lượng giáo dục sau Tết".

Đón Tết ở vùng cao cùng bà con trong điều kiện thiếu thốn về vật chất nhưng mong ước duy nhất của các thầy, cô giáo nơi biên cương Mù Sang là con em đồng bào đều được cắp sách tới trường. Trong không khí xuân vùng cao ấy, đồng bào vẫn thường kể cho nhau nghe về câu chuyện thầy, cô đến nhà chúc Tết, chung vui với bà con, bám bản vì tương lai con em mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mang Tết sớm đến người dân vùng cao biên giới Quảng Nam
Mang Tết sớm đến người dân vùng cao biên giới Quảng Nam

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang tập trung chăm lo Tết cho gia đình chính sách, người hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người dân tại khu vực miền núi cao biên giới… Lãnh đạo địa phương đã đến những vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh để thăm hỏi, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân.

Mang Tết sớm đến người dân vùng cao biên giới Quảng Nam

Mang Tết sớm đến người dân vùng cao biên giới Quảng Nam

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam đang tập trung chăm lo Tết cho gia đình chính sách, người hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là người dân tại khu vực miền núi cao biên giới… Lãnh đạo địa phương đã đến những vùng chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh để thăm hỏi, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân.

Học sinh Hà Nội mang Tết muộn đến với những bạn nhỏ vùng cao
Học sinh Hà Nội mang Tết muộn đến với những bạn nhỏ vùng cao

VOV.VN - Chương trình Tet Donation 2021 do học sinh Hà Nội tổ chức đã quyên góp được hơn 35.000 suất quà gồm đồ dùng học tập, đồ chơi, lương thực tặng các bạn nhỏ tại Yên Bái.

Học sinh Hà Nội mang Tết muộn đến với những bạn nhỏ vùng cao

Học sinh Hà Nội mang Tết muộn đến với những bạn nhỏ vùng cao

VOV.VN - Chương trình Tet Donation 2021 do học sinh Hà Nội tổ chức đã quyên góp được hơn 35.000 suất quà gồm đồ dùng học tập, đồ chơi, lương thực tặng các bạn nhỏ tại Yên Bái.

Tưng bừng Tết Đầu lúa vùng cao Bình Thuận
Tưng bừng Tết Đầu lúa vùng cao Bình Thuận

VOV.VN - Hôm nay (27/1), đồng bào 4 xã vùng cao huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận vui đón Tết Đầu lúa – Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc: Raglai và K’ho.

Tưng bừng Tết Đầu lúa vùng cao Bình Thuận

Tưng bừng Tết Đầu lúa vùng cao Bình Thuận

VOV.VN - Hôm nay (27/1), đồng bào 4 xã vùng cao huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận vui đón Tết Đầu lúa – Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc: Raglai và K’ho.