Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư

VOV.VN - Chính sách liên quan về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư có nhiều điểm bất cập, không phù hợp, gây ra điểm nghẽn làm chậm tiến độ các dự án và ảnh hưởng đời sống người dân. Đó là nội dung được đông đảo cử tri thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam quan tâm tại buổi tiếp xúc cử tri của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải vào chiều nay (5/12).

 

Tại buổi tiếp xúc, cử tri thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam phản ánh tình trạng xuống cấp gây mất an toàn giao thông trên Quốc lộ 40B, đoạn qua thành phố Tam Kỳ, đề nghị cấp có thẩm quyền sớm có phương án nâng cấp. Cử tri đề Quốc hội, Chính phủ cần có chính  sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân. Một số cử tri bày tỏ lo ngại trước tình trạng ô nhiễm môi trường trên sông Trường Giang.

Cử tri thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đề nghị quan tâm hơn đến chính sách đối với người cao tuổi. Cử tri cho rằng, nạn nhân chất độc da cam chế độ hưởng gấp đôi so với người bị địch bắt tù đày chỉ 1,2 triệu đồng/tháng, đề nghị xem lại cho phù hợp. Nhiều ý kiến than phiền các chính sách liên quan đất đai quá nhiêu khê, giá bồi thường thấp so với giá thị trường, gây khó khăn kéo dài cho người dân.

Cử tri Trần Văn Tương, sống tại phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam nêu thực trạng, Nghị quyết số 18 ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất” đã nêu rõ về việc muốn thu hồi đất của người dân thì trước hết phải bố trí tái định cư, đồng thời nơi ở mới phải đảm bảo các điều kiện bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nơi chưa làm được điều này.

Cử tri Trần Văn Tương nói: “Khu đô thị kiểu mẫu Tây Bắc, tại phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ triển khai 3 năm nay vẫn chưa xong, vừa rồi có bố trí đất tái định cư nhưng rất ít người dân chấp nhận đến nơi ở mới vì cơ chế chính sách chưa phù hợp. Quyết định 42 của UBND tỉnh Quảng Nam liên quan đến việc thu hồi, giải tỏa, đền bù… cần phải điều chỉnh chứ nếu không thì dân rất khó chấp nhận".

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của cử tri; đồng thời sẽ báo cáo Quốc hội, xem xét. Đối với những kiến nghị của người dân liên quan đến các chính sách về bồi thường, giải tỏa tại địa phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị UBND thành phố Tam Kỳ và UBND tỉnh Quảng Nam xem xét giải quyết kịp thời và thỏa đáng.

Trước đó, sáng cùng ngày Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Núi Thành. Theo cử tri xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Quyết định 48/2010 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản khơi xa là chính sách rất thiết thực, tạo động lực để ngư dân vươn khơi đánh bắt các vùng biển xa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, cử tri xã ven biển Tam Quang cho rằng, Quyết định 48/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã ra đời nhiều năm, nhiều cơ chế hỗ trợ không còn sát với thực tiễn nên cần điều chỉnh, sửa đổi như cơ chế hỗ trợ nhiên liệu để ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp thu ý kiến của bà con cử tri và tổng hợp gửi đến Quốc hội và các cơ quan Trung ương. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định các chính sách lớn như đóng tàu theo Nghị định 67, hay Quyết định 48/2010 sẽ được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, hỗ trợ cho bà con ngư dân.

“Chính phủ sẽ có cơ chế phù hợp để tiếp tục hỗ trợ tiền dầu và đầu tư cơ sở hậu cần nghề cá như đầu tư cảng cá Tam Giang, cảng cá Tam Hải… Đây là những vấn đề đặt ra từ rất lâu rồi. Tôi đề nghị huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam tiếp tục quan tâm, đề xuất các cấp có thẩm quyền vì đây là một chính sách lớn. Phải làm sao đảm bảo chỗ neo đậu, phục vụ việc đánh bắt xa bờ của ngư dân", Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết.

Dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm hỏi, động viên và tặng quà 2 chủ tàu cá, 2 gia đình ngư dân tử vong và 13 gia đình ngư dân bị mất tích trên biển vào tháng 10 vừa qua.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vướng giải phóng mặt bằng: Dự án nạo vét sông Cổ Cò chậm tiến độ
Vướng giải phóng mặt bằng: Dự án nạo vét sông Cổ Cò chậm tiến độ

VOV.VN - Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Nam. Do vướng mắc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư nên dự án này đang bị chậm tiến độ thực hiện.

Vướng giải phóng mặt bằng: Dự án nạo vét sông Cổ Cò chậm tiến độ

Vướng giải phóng mặt bằng: Dự án nạo vét sông Cổ Cò chậm tiến độ

VOV.VN - Dự án nạo vét, thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò là dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Nam. Do vướng mắc công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư nên dự án này đang bị chậm tiến độ thực hiện.

Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi
Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi

VOV.VN - Dự án cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu, trên Quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 878 ngày 22/7/2022. Đến nay, có hơn 96% hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi

Người dân phấn khởi nhận tiền đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng cầu Đại Ngãi

VOV.VN - Dự án cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu, trên Quốc lộ 60 nối liền 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 878 ngày 22/7/2022. Đến nay, có hơn 96% hộ dân bị ảnh hưởng đã đồng thuận nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.

Giải phóng mặt bằng Chùa Bộc chậm, người dân phải bắc thang vào nhà
Giải phóng mặt bằng Chùa Bộc chậm, người dân phải bắc thang vào nhà

VOV.VN - Tiến độ thi công giải tỏa GPMB đường Chùa Bộc diễn ra chậm. Hơn 100m đường Chùa Bộc, đa số các nhà đều bị lấy đất để thực hiện dự án. Hiện nay có gia đình vẫn ở lại, cố bám trụ ngôi nhà mặt đường để giữ kế sinh nhai.

Giải phóng mặt bằng Chùa Bộc chậm, người dân phải bắc thang vào nhà

Giải phóng mặt bằng Chùa Bộc chậm, người dân phải bắc thang vào nhà

VOV.VN - Tiến độ thi công giải tỏa GPMB đường Chùa Bộc diễn ra chậm. Hơn 100m đường Chùa Bộc, đa số các nhà đều bị lấy đất để thực hiện dự án. Hiện nay có gia đình vẫn ở lại, cố bám trụ ngôi nhà mặt đường để giữ kế sinh nhai.

Thông tin về việc giải phóng mặt bằng nhà dân chắn ngang đường 20 năm
Thông tin về việc giải phóng mặt bằng nhà dân chắn ngang đường 20 năm

VOV.VN - Đường Hùng Vương (nay là đường Võ Văn Kiệt) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Trung tâm khu hành chính tỉnh Bạc Liêu, là nơi còn hộ dân chắn ngang đường gần 20 năm nay.

Thông tin về việc giải phóng mặt bằng nhà dân chắn ngang đường 20 năm

Thông tin về việc giải phóng mặt bằng nhà dân chắn ngang đường 20 năm

VOV.VN - Đường Hùng Vương (nay là đường Võ Văn Kiệt) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Trung tâm khu hành chính tỉnh Bạc Liêu, là nơi còn hộ dân chắn ngang đường gần 20 năm nay.