Thừa Thiên Huế nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm

VOV.VN - Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu giải quyết việc làm tối thiểu cho 17.000 lao động, trong đó, đưa hơn 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.

 

Mới đây, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức Tháng giao dịch việc làm "Mùa xuân kết nối việc làm" tuyển dụng, tuyển sinh hơn 9.000 vị trí việc làm và học nghề. Nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lượng lớn lao động sản xuất lắp ráp ô tô, dịch vụ viễn thông, thương mại, nhà hàng, khách sạn,... Ngoài ra, các đơn vị nhu cầu tuyển dụng cả ngàn lao động đi làm việc ở nước ngoài…Thị trường lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế sôi động đang mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động địa phương và các tỉnh lân cận.

Anh Võ Nhật Huy, quê tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Trước đây, em làm công nhân xa nhà, thu nhập cũng chỉ tạm bù chi phí. Du lịch ở Thừa Thiên Huế hiện đang hồi phục và phát triển. Em hy vọng đăng ký theo học ngành du lịch dịch vụ để dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường”.

Nhiều năm qua, sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành địa chỉ tin cậy về cung cấp thông tin thị trường cho người lao động. Tháng giao dịch việc làm "Mùa xuân kết nối việc làm", hay "Tháng chín mùa thu tuyển dụng" tổ chức định kỳ hàng năm góp phần đẩy mạnh công tác kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Duy Thông, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế thông tin: “Hiện nay, các thông tin về việc làm khác với những năm trước đây. Trước đây, cơ hội việc làm tập trung về các khu công nghiệp ở Bình Dương, Biên Hòa, các tỉnh thành phía Nam… Hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế các dự án rất nhiều, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất cao. Các doanh nghiệp ở Huế dần dần đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Doanh nghiệp cũng có các chính sách tốt để giữ lao động”.

Những năm gần đây, nhiều cơ sở đào tạo ở tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chất lượng đào tạo sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng… Ông Phạm Bá Hùng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Huế cho biết, hàng năm, nhà trường phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đào tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn sinh viên ra trường. 

“Trong đào tạo nghề du lịch, vai trò rèn luyện kỹ năng, thái độ phục vụ rất quan trọng. Để đạt được kết quả đào tạo nghề tốt thì nhà trường phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo. Chúng tôi đảm bảo môi trường thực tiễn trong quá trình đào tạo gắn với thực tế sau này. Môi trường thực hành của nhà trường gần tương đồng với môi trường thực tế của doanh nghiệp”, ông Phạm Bá Hùng nói.

Năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu giải quyết việc làm tối thiểu cho 17.000 lao động. Cụ thể, hơn 12.400 lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp; 2.500 lao động có việc làm thông qua các dự án vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh từ Quỹ Quốc gia về việc làm và các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác và đưa hơn 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…

Tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung phát triển, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong tỉnh với thị trường lao động các vùng kinh tế trọng điểm khu vực các tỉnh miền Trung và của cả nước. Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: tỉnh chú trọng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

“Năm 2024, Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh tập trung trọng điểm cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Về đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh, hiện nay, ngoài 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn có chương trình đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa trong việc giải quyết việc làm tại chỗ và đi làm việc ở nước ngoài”, ông Đặng Hữu Phúc nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 13.990 lao động
Hà Nội đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 13.990 lao động

VOV.VN - TP Hà Nội sẽ hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 13.990 người cho các đối tượng: lao động phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật; lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; người chấp hành xong hình phạt tù; lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 13.990 lao động

Hà Nội đặt hàng đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 13.990 lao động

VOV.VN - TP Hà Nội sẽ hỗ trợ tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 13.990 người cho các đối tượng: lao động phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật; lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh; người chấp hành xong hình phạt tù; lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khánh Hòa đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số
Khánh Hòa đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các ngành, địa phương ở tỉnh Khánh Hòa đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp để nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Khánh Hòa đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khánh Hòa đẩy mạnh đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

VOV.VN - Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các ngành, địa phương ở tỉnh Khánh Hòa đang đào tạo nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là giải pháp để nâng cao dân trí, nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang
Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

VOV.VN - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, công tác đào tạo nghề ở tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến góp phần giúp cho hàng vạn lượt lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có tay nghề tham gia và các hoạt động lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

Tăng cường đào tạo nghề cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

VOV.VN - Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI, công tác đào tạo nghề ở tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều chuyển biến góp phần giúp cho hàng vạn lượt lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có tay nghề tham gia và các hoạt động lao động sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Đào tạo nghề: Lĩnh vực hợp tác có nhiều triển vọng giữa Australia và Việt Nam
Đào tạo nghề: Lĩnh vực hợp tác có nhiều triển vọng giữa Australia và Việt Nam

VOV.VN - Trong 50 năm Việt Nam và Australia duy trì quan hệ ngoại giao, hợp tác giáo dục là một lĩnh vực có nhiều thành tựu quan trọng khi Australia đã có những đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tuy vậy, ngoài giáo dục bậc cao, Australia còn có thế mạnh trong đào tạo nghề, lĩnh vực mà Việt Nam hiện đang rất cần.

Đào tạo nghề: Lĩnh vực hợp tác có nhiều triển vọng giữa Australia và Việt Nam

Đào tạo nghề: Lĩnh vực hợp tác có nhiều triển vọng giữa Australia và Việt Nam

VOV.VN - Trong 50 năm Việt Nam và Australia duy trì quan hệ ngoại giao, hợp tác giáo dục là một lĩnh vực có nhiều thành tựu quan trọng khi Australia đã có những đóng góp quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Tuy vậy, ngoài giáo dục bậc cao, Australia còn có thế mạnh trong đào tạo nghề, lĩnh vực mà Việt Nam hiện đang rất cần.

Gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho "trúng"
Gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho "trúng"

VOV.VN - Hiện nay, Bình Dương có gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu về nhân lực rất lớn. Để đào tạo nghề "trúng" nhu cầu doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đào tạo một cách hiệu quả thì cần phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ từ phía doanh nghiệp. 

Gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho "trúng"

Gắn kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho "trúng"

VOV.VN - Hiện nay, Bình Dương có gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động nên nhu cầu về nhân lực rất lớn. Để đào tạo nghề "trúng" nhu cầu doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu đào tạo một cách hiệu quả thì cần phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ từ phía doanh nghiệp.