Thừa Thiên-Huế: Tọa đàm về Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ

VOV.VN -Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ thuộc dòng dõi Hoàng tộc, là một học giả uyên thâm trên nhiều lĩnh vực

Sáng nay (8/1), Ủy ban MTTQ tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức tọa đàm kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (19/1/1914- 19/1/2014), người đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ thuộc dòng dõi Hoàng tộc, là một học giả uyên thâm trên nhiều lĩnh vực, là nhà yêu nước, người cán bộ hoạt động bí mật nội thành mưu trí, dũng cảm. Ông từng bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam để ngăn cản ảnh hưởng của ông đối với phong trào đấu tranh của sinh viên, tri thức thời bấy giờ. Năm 1955 sau khi ra tù, ông vào Sài Gòn dạy học ở trường Marie Curie, Đại học Văn khoa, Đại học Vạn Hạnh, đồng thời tham gia đấu tranh cho hòa bình và bị bắt vào tù cho đến năm 1963. Năm 1968, ông được cử làm Bí thư Đảng đoàn kiêm thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam. Sau ngày giải phóng, ông làm Ủy viên ban thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam cho đến khi qua đời tháng 10/1987.

Hơn 40 năm tham gia cách mạng, Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ  là nhà trí thức yêu nước, người cộng sản trung kiên, một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân...

Nhà Nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho rằng: Giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ là một người đấu tranh ở đô thị từ  Mặt trận Việt Minh cho đến ngày thống nhất đất nước. Tất cả những cái gì mà do Đảng  lập ra dưới hình thức Mặt trận trong đó là có ông Dương Kỵ rồi, mà là thành phần chủ chốt. Công lao của thầy là t đào tạo ra nhiều lớp thanh niên yêu nước rất là xuất sắc, ví dụ như: Lê Công Vịnh, bà Hoàng Thị Châu là những người rất giỏi. Và ông để lại tấm gương yêu nước, một nhà trí thức yêu nước trọn vẹn từ trước tới sau./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho 2 giáo sư tại Paris
Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho 2 giáo sư tại Paris

(VOV) -Giáo sư Lê Thành Khôi được trao giải “Nghiên cứu” và giáo sư Philippe Langlet được nhận giải “Việt Nam học”.

Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho 2 giáo sư tại Paris

Trao Giải thưởng Phan Châu Trinh cho 2 giáo sư tại Paris

(VOV) -Giáo sư Lê Thành Khôi được trao giải “Nghiên cứu” và giáo sư Philippe Langlet được nhận giải “Việt Nam học”.

Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp
Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

Với nhiều chuyên gia, nhiều người Pháp, Bác Hồ luôn là nhân vật đặc biệt và luôn được kính trọng.  

Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

Tọa đàm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp

Với nhiều chuyên gia, nhiều người Pháp, Bác Hồ luôn là nhân vật đặc biệt và luôn được kính trọng.  

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà
Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

(VOV) - Dù thành danh trên đất khách, nhưng những Giáo sư mà chúng tôi đã gặp, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc…

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

Các Giáo sư thành danh ở nước ngoài nhớ Tết quê nhà

(VOV) - Dù thành danh trên đất khách, nhưng những Giáo sư mà chúng tôi đã gặp, luôn đau đáu hướng về Tổ quốc…

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Trần Hữu Tước
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Trần Hữu Tước

VOV.VN -Cố Giáo sư Trần Hữu Tước là một trong những trí thức theo Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp về nước năm 1946.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Trần Hữu Tước

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Giáo sư Trần Hữu Tước

VOV.VN -Cố Giáo sư Trần Hữu Tước là một trong những trí thức theo Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Pháp về nước năm 1946.