Chuyện người đàn ông gần 30 năm vớt xác trên sông Bé

VOV.VN - Bỏ việc, huy động mọi người cùng tìm vớt xác, sau đó chôn cất, xây mộ cho những nạn nhân xấu số không có thân nhân,... đó là việc mà ông Thì (44 tuổi, ngụ tại ấp Đuôi Chuột, xã Tân Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) âm thầm làm trong gần 30 năm qua.

Ông Lê Văn Thì sinh ra, lớn lên bên dòng sông Bé và làm nghề đánh bắt cá. Ngay từ nhỏ ông đã bơi rất giỏi và thường xuyên cùng bạn bè thách nhau bơi qua cả một khúc sông trong thời gian ngắn nhất. Và cũng vì vậy mà cái nghiệp vớt xác, cứu người gắn với người đàn ông chân chất này khi mới 16 tuổi.

Ông Thì nhớ lại, năm đó, đang bơi đua với các bạn thì cả nhóm phát hiện có xác chết trôi trên sông. Bạn bè can ngăn vì sợ phiền phức nhưng ông không quan tâm mà nhanh chóng bơi ra giữa sông rồi dùng sợi dây cột thi thể kéo vào bờ. Sự việc sau đó được trình báo cơ quan chức năng, thân nhân cũng đến đưa nạn nhân về mai táng. Nhận lời cảm ơn từ phía gia đình sau nhiều ngày đau khổ tìm kiếm người thân mất tích làm ông cảm thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa. Kể từ đó, cái “nghiệp” “cứu hộ” trên sông bén duyên với ông đến bây giờ.

Không chỉ vớt xác, ông còn cứu được những nạn nhân vô tình bị nước cuốn trôi. Lần đó, ông nghe có người đang bị nước cuốn trôi xuống khúc sông đoạn qua ấp Đuôi Chuột, ông bỏ hết công việc chạy ra sông đứng canh. Khi vừa thấy nạn nhân đang trôi theo dòng nước, ông nhanh chóng bơi ra cứu vào bờ. Ông Thì cho biết, nhìn mặt nước sông Bé chảy êm đềm vậy nhưng phía dưới nước chảy rất “hỗn”. Nhiều người ở các nơi đến đây không quen xuống sông tắm rất dễ bị cuốn trôi.

Do hiểu được “tính cách” của con sông nên dù phải lặn xuống sâu xuống đáy tìm xác hay đón lấy trên bờ cũng không làm khó được ông. Tuy nhiên, đối diện với những người chết lâu ngày mới tìm được làm cho ông ám ảnh, đau xót khó quên.

“Mong muốn đừng có xác chết dưới sông. Mỗi lần vớt xong một xác chết phải từ nửa tháng đến 1 tháng mới dám đi giăng lưới trở lại. Bởi, khi nghĩ lại tôi cũng cảm thấy sợ”, ông Thì chia sẻ.

Gần 30 năm qua, ông Thì không thể nhớ nổi mình đã cứu bao nhiêu mạng người và vớt bao nhiêu thi thể của những người xấu số. Chỉ nhớ rằng, đa số các thi thể được vớt lên bờ đều đã bị phân hủy, không còn nguyên vẹn, cơ quan chức năng chỉ xác định được danh tính, thân nhân qua giấy tờ tùy thân. Trong số các nạn nhân, có 5 trường hợp không thân nhân đến nhận nên ông cùng anh em đánh bắt cá trên sông đưa về chôn cất tại nghĩa trang của xã. Về sau, thông qua tin tức của công an, 4 trường hợp có thân nhân đến nhận, chỉ còn lại 1 người phụ nữ khoảng 50 tuổi chưa có người thân đến tìm. Suốt 4 năm qua, ông cùng nhóm bạn làm đám giỗ, gần Tết nguyên đán thì cúng cơm cho người phụ nữ xấu số này như người thân trong gia đình đã khuất.

Bà Nguyễn Thị Chuyện (41 tuổi, vợ ông ông Thì) tâm sự, mỗi lần nghe có người báo phát hiện xác chết dưới sông là ông “ra tay” mà không lăn tăn chuyện xui rủi như quan niệm của nhiều người. Có nhiều lần ông phải thức trắng đêm để đứng canh xác chết, hỗ trợ công an khám nghiệm trường mặc cho sức khỏe đang ngày một yếu đi.

“Nói chung sợ thì cũng sợ, nhất là sợ ông bệnh đau. Sợ bị mắc hơi người chết nên trước khi ông đi vớt xác, tôi thường nhắc nhở khi trở phải tắm rửa, thay đồ rồi mới đi ngủ. Ổng làm vậy cũng được cũng như để đức cho con cái”, bà Chuyện chia sẻ.

Cuộc sống còn nhiều khó khăn, vợ chồng ông Thì và 3 đứa con nhỏ chỉ sống dựa vào nghề đánh bắt cá và vài sào cao su đang cho thu hoạch mủ. Thế nhưng, ông không bao giờ nhận tiền hậu tạ từ gia đình các nạn nhân. Ông chỉ nhận từ các gia đình ấy lời cảm ơn hay gói thuốc, bịch trà.

Bà Trần Thị Thanh Thảo - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Điều hành ấp Đuôi Chuột, xã Tam Lập cho biết, gia đình ông Lê Văn Thì là gia đình văn hóa tiêu biểu của ấp. Ông Thì sống chan hòa với mọi người xung quanh, hỗ trợ cơ quan chức năng và nhiều gia đình tìm vớt thi thể người trên sông Bé.

“Riêng gia đình anh Thì được xét bảo hiểm y tế cả gia đình. Địa phương cũng đã đề xuất lên trên nhưng chưa thấy khen thưởng, biểu dương”, bà Thảo cho hay.

Ông Lê Văn Thì chia sẻ, ông sẽ từ bỏ cái nghề “bất đắc dĩ” này đến khi không còn sức để bơi, không còn hơi để lặn. Nhưng điều ông mong muốn nhất là sẽ không bao giờ có thêm những xác chết trôi sông chỉ do một phút nông nổi, yếu lòng, bởi sự sống rất thiêng liêng và còn biết bao điều tốt đẹp phía trước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trục vớt xác tàu du lịch Hungary, tìm thấy thêm 4 thi thể
Trục vớt xác tàu du lịch Hungary, tìm thấy thêm 4 thi thể

VOV.VN - Sau 6 giờ làm việc liên tục, chiếc cần cẩu nổi khổng lồ đã đưa được chiếc tàu xấu số lên khỏi mặt nước sông Danube và được đặt lên một chiếc xà lan.

Trục vớt xác tàu du lịch Hungary, tìm thấy thêm 4 thi thể

Trục vớt xác tàu du lịch Hungary, tìm thấy thêm 4 thi thể

VOV.VN - Sau 6 giờ làm việc liên tục, chiếc cần cẩu nổi khổng lồ đã đưa được chiếc tàu xấu số lên khỏi mặt nước sông Danube và được đặt lên một chiếc xà lan.

Hát mãi ước mơ: Chân dung người đàn ông dành cả đời vớt xác trên sông
Hát mãi ước mơ: Chân dung người đàn ông dành cả đời vớt xác trên sông

VOV.VN - Hát mãi ước mơ tập 4 mang đến câu chuyện khó tin về người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn hơn 40 năm.

Hát mãi ước mơ: Chân dung người đàn ông dành cả đời vớt xác trên sông

Hát mãi ước mơ: Chân dung người đàn ông dành cả đời vớt xác trên sông

VOV.VN - Hát mãi ước mơ tập 4 mang đến câu chuyện khó tin về người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn hơn 40 năm.

Trấn Thành, Cẩm Ly thán phục người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn
Trấn Thành, Cẩm Ly thán phục người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn

VOV.VN - Trấn Thành, Cẩm Ly thán phục trước người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn ở Hát mãi ước mơ.

Trấn Thành, Cẩm Ly thán phục người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn

Trấn Thành, Cẩm Ly thán phục người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn

VOV.VN - Trấn Thành, Cẩm Ly thán phục trước người đàn ông vớt xác trên sông Sài Gòn ở Hát mãi ước mơ.

Chuyện tình cảm động của ông lão vớt xác trên sông Hồng  ​
Chuyện tình cảm động của ông lão vớt xác trên sông Hồng ​

VOV.VN - Cuộc đời vợ chồng ông Thành, bà Thủy là cả một câu chuyện dài đằng đẵng, với những cuộc nổi, chìm vô định, khó mà kể hết được trong vài trang giấy.

Chuyện tình cảm động của ông lão vớt xác trên sông Hồng  ​

Chuyện tình cảm động của ông lão vớt xác trên sông Hồng ​

VOV.VN - Cuộc đời vợ chồng ông Thành, bà Thủy là cả một câu chuyện dài đằng đẵng, với những cuộc nổi, chìm vô định, khó mà kể hết được trong vài trang giấy.