Đường sắt Cát Linh-Hà Đông chính thức được bàn giao, vận hành sau hơn 10 năm chờ đợi

VOV.VN - Sáng nay (6/11), Bộ Giao thông vận tải và UBND TP Hà Nội đã chính thức tổ chức lễ bàn giao dự án đường sắt đô thị, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Lễ bàn giao dự án được tổ chức tại tầng 2 nhà ga Cát Linh với sự có mặt của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh.

9h, các nhà ga của đường sắt Cát Linh - Hà Đông mở cửa. Người dân có thể vào ga và trải nghiệm đi tàu miễn phí trong 15 ngày. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ tối đa 80km/h, tốc độ khai thác 35 km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút.

Tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chủ đầu tư gửi lời cảm ơn đến các ban ngành, địa phương đã hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện dự án.

“Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án Đường sắt tiếp tục đôn đốc Tổng thầu phối hợp chặt chẽ với Hanoi Metro trong giai đoạn đầu vận hành cũng như trong việc bảo hành, bảo trì dự án”, ông Nguyễn Ngọc Đông nói.

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Dương Đức Tuấn và Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông ký kết văn bản bàn giao tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. "Thay mặt lãnh đạo TP Hà Nội, tôi xin tuyên bố tiếp nhận dự án đầu tư, đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào khai thác và vận hành giai đoạn đầu từ hôm nay", Phó Chủ tịch TP Dương Đức Tuấn tuyên bố.

Lãnh đạo Hanoi Metro cho biết, trong 6 tháng đầu, giờ mở tuyến là 5h30-22h. Một tuần đầu, các đoàn tàu chạy với tần suất 15 phút/chuyến, tuần thứ 2 chạy 10 phút/chuyến. Nếu khách đông, Hanoi Metro sẽ lập tức điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu. Tư vấn giám sát là Công ty TNHH giám sát xây dựng – Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh. - Tư vẫn đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống là Liên danh tư vẫn Apave - Certifer - Trice (Tư vấn ACT).

Tháng 10/2011, Dự án chính thức được khởi công xây dựng và cơ bản hoàn thành công tác thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị vào tháng 11/2018. Từ tháng 12/2018, Dự án tiến hành thực hiện căn chinh đồng bộ, vận hành thử kỹ thuật và vận hành thử nghiệm, hoàn thành chạy thử liên động toàn hệ thống vào cuối tháng 12/2020. Trong thời gian chạy thủ 20 ngày, Tổng thầu EPC đã thực hiện vận hành hơn 5.740 chuyển tàu chạy, với tổng số hơn 70.000km vận hành an toàn dưới sự giám sát bởi các đơn vị tư vấn giám sát, Tư vấn đánh giá an toàn, các cơ quan chức năng và Hội đồng kiểm tra Nhà nước.

Là công trình trọng điểm với công nghệ mới áp dụng vào Việt Nam, ngay từ khi bắt đầu triển khai Dự án đã được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước, Bộ GTVT, các Bộ, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan của Nhà nước theo chức năng nhiệm vụ đã kiểm tra, theo dõi và chỉ đạo sát sao. Đến nay, Bộ GTVT đã nghiệm thu hoàn thành Dự án đảm bảo tuân thủ đúng quy định và Hội đồng kiểm tra nhà nước đã chấp thuận kết quả nghiệm thu đủ điều kiện bàn giao dự án đưa vào khai thác. Đối chiếu với hệ thống văn bản QPPL và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến đường sắt đô thị.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông đã cơ bản đáp ứng các điều kiện về pháp lý để các cơ quan, đơn vị triển khai tổ chức bàn giao cho UBND Thành phố Hà Nội (đơn vị tiếp nhận) để bắt đầu khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Để đảm bảo việc vận hành khai thác dự án an toàn, hiệu quả, Bộ GTVT sẽ tiếp tục yêu cầu Ban QLDA Đường sắt tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo Tổng thầu EPC phối hợp với Công ty Metro Hà Nội khẩn trương hoàn thiện các công việc còn lại và thực hiện công tác bảo hành, bảo trì dự án theo quy định.

Bộ GTVT cam kết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với UBND Thành phố Hà Nội trong giai đoạn vận hành khai thác tại Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông cũng như công tác triển khai các dự án đường sắt đô thị khác trên địa bàn. Việc đưa Dự án án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông vào vận hành khai thác sau 10 năm đầu tư xây dựng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thay đổi thói quen tham gia giao thông công cộng, giảm ùn tắc, tiết kiệm thời gian lưu thông cho người dân, giúp hạn chế phương tiện cá nhân, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu Cát Linh-Hà Đông chạy từ 5 giờ sáng đến 23 giờ đêm, giá vé cao nhất 15.000 đồng
Tàu Cát Linh-Hà Đông chạy từ 5 giờ sáng đến 23 giờ đêm, giá vé cao nhất 15.000 đồng

VOV.VN - Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông khi vận hành thương mại, dự kiến giá vé mở cửa là 7.000, đi cả tuyến là 15.000 đồng/lượt.

Tàu Cát Linh-Hà Đông chạy từ 5 giờ sáng đến 23 giờ đêm, giá vé cao nhất 15.000 đồng

Tàu Cát Linh-Hà Đông chạy từ 5 giờ sáng đến 23 giờ đêm, giá vé cao nhất 15.000 đồng

VOV.VN - Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông khi vận hành thương mại, dự kiến giá vé mở cửa là 7.000, đi cả tuyến là 15.000 đồng/lượt.

Những tuyến xe buýt nào phải giảm chuyến, kết nối với tàu Cát Linh-Hà Đông?
Những tuyến xe buýt nào phải giảm chuyến, kết nối với tàu Cát Linh-Hà Đông?

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang được vận hành chạy thử để chuẩn bị mọi công đoạn cuối cùng nhằm sẵn sàng khai thác thương mại vào quý 1/2021.

Những tuyến xe buýt nào phải giảm chuyến, kết nối với tàu Cát Linh-Hà Đông?

Những tuyến xe buýt nào phải giảm chuyến, kết nối với tàu Cát Linh-Hà Đông?

VOV.VN - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông đang được vận hành chạy thử để chuẩn bị mọi công đoạn cuối cùng nhằm sẵn sàng khai thác thương mại vào quý 1/2021.

Thông tin cần biết về tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử toàn tuyến
Thông tin cần biết về tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử toàn tuyến

VOV.VN - Mỗi ngày có khoảng 287 lượt tàu chạy, giờ cao điểm từ 5 - 6 phút/lượt, giờ bình thường 10 phút/lượt...

Thông tin cần biết về tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử toàn tuyến

Thông tin cần biết về tàu Cát Linh-Hà Đông chạy thử toàn tuyến

VOV.VN - Mỗi ngày có khoảng 287 lượt tàu chạy, giờ cao điểm từ 5 - 6 phút/lượt, giờ bình thường 10 phút/lượt...