Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Làm tốt hơn để hỗ trợ đúng người, không có chỗ thừa, chỗ thiếu

VOV.VN - Chiều nay (26/4), tại Hà Nội, diễn ra Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam (25/4/1992 - 25/4/2022) và chương trình giao lưu “Một trái tim – một thế giới”.

 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương tới dự.

Sau 30 năm hình thành và hoạt động, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò của một tổ chức xã hội từ thiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật và trẻ mồ côi. Trung ương Hội và các tổ chức thành viên đã trực tiếp vận động ủng hộ được tổng nguồn lực gần 5.400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hội cũng từng bước đẩy mạnh việc tham gia xây dựng chính sách, phản biện xã hội cũng như việc trợ giúp pháp lý cho đối tượng.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cho biết: “Đây cũng là dịp để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với Hội, cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, cấp ủy và chính quyền địa phương. Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy truyền thống 30 năm xây dựng, phát triển, đoàn kết thống nhất vượt qua khó khăn, năng động, nhạy bén, thích ứng linh hoạt để kết nối ngày càng tốt hơn với các tổ chức, cá nhân, các nhà tài trợ trong và ngoài nước; huy động ngày càng nhiều nguồn lực cộng đồng để cùng Nhà nước chăm lo cải thiện đời sống người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo, góp phần vào công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những nỗ lực của các thế hệ Hội Bảo người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã có đóng góp to lớn cho công tác bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, tiếp nối sự nghiệp chăm sóc người yếu thế, tiếp nối truyền thống “Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị: “Chúng ta kế thừa kết quả 30 năm và những nhiệm kỳ trước để ngày làm tốt hơn, làm sao để sự hỗ trợ, huy động đến đúng người, đúng lúc, không bị chỗ thừa, chỗ thiếu. Làm sao mỗi một người đóng góp một chút, san sẻ để ai ai cũng cảm thấy hạnh phúc”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật
Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Mất việc làm và hiện nhiều người khuyết tật khó trở lại thị trường lao động, khó tìm cho mình một công việc phù hợp để tự tin vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng và góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật

Tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật

VOV.VN - Mất việc làm và hiện nhiều người khuyết tật khó trở lại thị trường lao động, khó tìm cho mình một công việc phù hợp để tự tin vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng và góp phần giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mái ấm tình thương của người khuyết tật
Mái ấm tình thương của người khuyết tật

VOV.VN - Nằm trong hẻm nhỏ trên đường Hoàng Văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Trung tâm may công nghiệp Tâm Ánh Minh đã trở thành điểm tựa cho nhiều người không may mắn, những người khuyết tật hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Mái ấm tình thương của người khuyết tật

Mái ấm tình thương của người khuyết tật

VOV.VN - Nằm trong hẻm nhỏ trên đường Hoàng Văn Thái, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, Trung tâm may công nghiệp Tâm Ánh Minh đã trở thành điểm tựa cho nhiều người không may mắn, những người khuyết tật hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Người khuyết tật khó tiếp cận việc làm, vì đâu?
Người khuyết tật khó tiếp cận việc làm, vì đâu?

VOV.VN - Theo Kết quả khảo sát do Hội Người mù Việt Nam thực hiện, chỉ có hơn 26% người được hỏi nắm rõ các quy định liên quan đến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm đối với người khuyết tật.

Người khuyết tật khó tiếp cận việc làm, vì đâu?

Người khuyết tật khó tiếp cận việc làm, vì đâu?

VOV.VN - Theo Kết quả khảo sát do Hội Người mù Việt Nam thực hiện, chỉ có hơn 26% người được hỏi nắm rõ các quy định liên quan đến chính sách, pháp luật về lao động, việc làm đối với người khuyết tật.