Tảo hôn trong đồng bào dân tộc ở Thanh Hoá bao giờ có hồi kết?

VOV.VN - Câu chuyện về những bà mẹ ở tuổi 15, 16 không phải là mới nhưng ở khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa vẫn chưa có hồi kết. Dù biết rằng, “lời ru buồn” của những bà mẹ trẻ đã và đang kéo theo rất nhiều hệ luỵ, đặc biệt là đói nghèo.

Huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá có 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, đồng bào dân tộc Mông chiếm khoảng 39% và là một trong những huyện nghèo nhất cả nước. Nơi đây cũng ghi nhận tỷ lệ tảo hôn cao nhất ở Thanh Hoá, đặc biệt trong đồng bào dân tộc Mông.

Dọc theo các bản vùng biên, đồng bào dân tộc Mông thường chọn khu vực núi cao, lưng chừng để sinh sống. Không khó bắt gặp những bà mẹ trẻ địu con trên lưng lấp ló trong các ngôi nhà, bên khung cửa. Nếu là người lạ sẽ nhầm tưởng đó là chị đang bồng em, nhưng đó là những bà mẹ mới chỉ 15-16 tuổi, thậm chí 13-14 tuổi. Vợ chồng Giàng A Lâu và Vàng Thị Súa xã Tam Chung, huyện Mường Lát, năm nay mới 16 tuổi, nhưng đã có với nhau một đứa con hơn 2 tháng tuổi. Do lập gia đình khi chưa đủ tuổi nên vợ chồng Giàng A Lâu hiện chưa đăng ký kết hôn, em bé vẫn chưa được khai sinh. Đáng nói, cặp vợ chồng tảo hôn này lại là con của ông Giàng A Chìa, hiện là phó trưởng bản Ón.

Ông Chìa chia sẻ, ông có 4 người con thì 3 đứa tảo hôn: "Không cho con đi lấy chồng nhưng con thích đi thì đi thôi. Con cái cũng muốn học xong lớp 12 nhưng lớp 11 đã lấy chồng rồi, bên chồng không cho học nữa. Con dâu cũng vậy, các con tự tìm hiểu rồi lấy nhau thôi".

 Bà Phàn Thị Nhờ mẹ của Vàng Thị Súa thừa nhận, bản thân bà trước đây cũng tảo hôn. Bà khoe “chiến tích” rằng, 38 tuổi đã có 4 cháu nội, 1 cháu ngoại, thậm chí có cháu đã học lớp 3.

"Lúc đó lớn lên thì lấy chồng thôi, con cái mình bây giờ cũng vậy, chúng nó thích nhau  mình không cấm được đâu mà"- bà Nhờ nói.

Có một thực tế là, tảo hôn dẫn đến tình trạng sinh đẻ nhiều, đẻ dày. Phần lớn những hộ nghèo ở miền núi này đều tảo hôn và đông con. Anh Giàng A Chống, Trưởng bản Ón cho biết, liên tiếp từ năm 2016 đến nay năm nào trong bản cũng có tình trạng tảo hôn. Một phần cũng do bố mẹ không khuyên bảo con cái, sợ ngăn cản con cái lại làm chuyện dại dột. Đã nhiều trường hợp bố mẹ ngăn cấm con cái lấy vợ lấy chồng, bỏ vào rừng ăn lá ngón tự tử.

"Tảo hôn các cháu chưa đủ tuổi, lấy nhau sinh đẻ không ổn định. Chúng tôi cũng tuyên truyền nhưng không khắc phục được, nhiều khó khăn vì họ không biết đúng sai, cứ làm theo ý mình thôi. Đa số không được học hành nên rất là khó khăn".

Tình trạng tảo hôn ở Mường Lát đã và đang kéo theo nhiều hệ luỵ, đặc biệt là đói nghèo, thất học. Đáng nói hơn, tảo hôn là vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Bà Trương Thị Huyên, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Mường Lát cho biết, từ năm 2016 đến 2020, huyện Mường Lát có 111 cặp tảo hôn. Chỉ tính riêng 9 tháng năm 2021, số cặp tảo hôn tại Mường Lát đã tăng lên 69 cặp".

"Hệ luỵ của tảo hôn rất là lớn nên các hội nghị tuyên truyền chúng tôi đã nói rất thực tế, mộc mạc để bà con hiểu về hệ luỵ tảo hôn là ảnh hưởng giống nòi, về thể chất, trí tuệ. Trên góc độ của phòng, huyện đã tuyên truyền ở các hội nghị, lấy vai trò người có uy tín trong bản để tuyên truyền cũng có hiệu quả nhưng chưa triệt để được"- bà Huyên nói.

Rất nhiều nguyên nhân được đặt ra, đó là địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, đói nghèo, dân trí thấp… dẫn đến tảo hôn. Ngược lại, tảo hôn cũng đang là nguyên nhân khiến tình trạng đói nghèo trong đồng bào dân tộc trở nên khó khăn hơn. Do đó, hơn lúc nào hết việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân chấp hành Luật Hôn nhân và Gia đình cần triển khai thường xuyên, liên tục. Đặc biệt, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện để ngăn chặn các hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ngay từ cơ sở./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nạn tảo hôn ở vùng cao Bắc Kạn
Nạn tảo hôn ở vùng cao Bắc Kạn

VOV.VN - Bố mẹ chấp nhận nộp phạt để cho con kết hôn, nhiều em sẵn sàng ăn lá ngón tự tử, bỏ nhà đi nếu bị ngăn cản không cho kết hôn... Đó chỉ là một số trong rất nhiều khó khăn khi thực hiện ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các bản làng vùng cao tại tỉnh Bắc Kạn.

Nạn tảo hôn ở vùng cao Bắc Kạn

Nạn tảo hôn ở vùng cao Bắc Kạn

VOV.VN - Bố mẹ chấp nhận nộp phạt để cho con kết hôn, nhiều em sẵn sàng ăn lá ngón tự tử, bỏ nhà đi nếu bị ngăn cản không cho kết hôn... Đó chỉ là một số trong rất nhiều khó khăn khi thực hiện ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các bản làng vùng cao tại tỉnh Bắc Kạn.

5 năm, tỷ lệ tảo hôn ở Gia Lai giảm 0,34%
5 năm, tỷ lệ tảo hôn ở Gia Lai giảm 0,34%

VOV.VN - Sau 5 năm triển khai thực hiện “Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016-2020), tỷ lệ tảo hôn/kết hôn tại Gia Lai đã giảm 0,34%.

5 năm, tỷ lệ tảo hôn ở Gia Lai giảm 0,34%

5 năm, tỷ lệ tảo hôn ở Gia Lai giảm 0,34%

VOV.VN - Sau 5 năm triển khai thực hiện “Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2016-2020), tỷ lệ tảo hôn/kết hôn tại Gia Lai đã giảm 0,34%.

Giáo dục giới tính học đường- giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu
Giáo dục giới tính học đường- giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu

VOV.VN - Những năm qua, ngành giáo dục huyện vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học.

Giáo dục giới tính học đường- giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu

Giáo dục giới tính học đường- giải pháp ngăn chặn tảo hôn ở Lai Châu

VOV.VN - Những năm qua, ngành giáo dục huyện vùng cao Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học.