Thầy giáo Mai Quang Vinh- người truyền cho học sinh yêu môn Sử

VOV.VN - Hơn 30 năm gắn bó trong nghề với môn Lịch Sử, thầy giáo Mai Quang Vinh, Trường THPT Việt Bắc (thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) được các thế hệ học sinh yêu thích.

Với Nông Tùng Lâm và các bạn học sinh lớp 12A1, trường THPT Việt Bắc, tiết học Sử của thầy Mai Quang Vinh luôn được đón đợi với sự hứng thú: “Khi mới vào lớp 10, Sử là môn rất khó đối với em, vừa dài, vừa khó, vừa khô. Thế nhưng từ khi thầy Vinh dạy, chúng em cũng đỡ áp lực vì môn Sử như trước. Thầy cho chúng em rất nhiều về kiến thức lịch sử nước ta cũng như trên thế giới. Cách truyền tải của thầy cũng rất phong phú, đa dạng, ngắn gọn và tóm tắt để dễ hiểu hơn. Lớp chúng em đều rất quý thầy Vinh vì sự tâm huyết, tận tình trong công việc giảng dạy".

 Là Tổ trưởng chuyên môn Tổ Xã hội của trường THPT Việt Bắc, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy trên lớp, thầy Vinh còn phụ trách bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường. Dưới sự bồi dưỡng của thầy Vinh, hơn 30 học sinh của trường đã đoạt giải học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh và có 4 học sinh đoạt giải môn Lịch sử cấp quốc gia. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021, lớp thầy Vinh chủ nhiệm có 1 em học sinh đạt điểm 10 môn Lịch sử.

Học chuyên ngành Lịch sử, tại Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, năm 1987, thầy Vinh tốt nghiệp và công tác tại Trường THPT Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Từ tháng 8/1992 đến nay, thầy Vinh chuyển công tác về Trường THPT Việt Bắc, thành phố Lạng Sơn. Dạy môn Lịch sử đã khó, truyền cho học sinh sự yêu thích môn học này càng khó hơn.  

Thầy giáo Mai Quang Vinh chia sẻ: “Vào những vùng khó khăn như vậy, mới thấy được học sinh ở đó thực sự rất vất vả. Khi vào đấy tôi không giảng dạy cho các em đề cương như học sinh bình thường, mà phải dạy trực tiếp đối với các em, các em cần gì thì mình sẽ giải đáp, vướng ở đâu sẽ gỡ ở đó. Học sinh nông thôn có đặc thù riêng, không thể vận dụng như học sinh thành phố. Tôi vẫn nhớ thời gian đó (cách đây 20 năm là thi tốt nghiệp 2 vòng), lần đầu 125 trò, có 100 trò trượt tốt nghiệp, trong đó 90 trò trượt môn Sử. Trong thời gian 2 tuần chúng tôi tổ chức ôn tập theo yêu cầu của Sở điều động và kết quả là 85/90 trò trượt lúc trước đã đỗ. Đó thực sự là điều rất đáng vui mừng”.

Để đổi mới phương thức dạy học, thầy Vinh thường xuyên lồng ghép môn Lịch sử với những môn như Văn học, hay Mĩ thuật... ở tất những góc độ có thể tích hợp để giảng cho các em, giúp học sinh đỡ nhàm chán, dễ hiểu, dễ nhớ.

Cô giáo Phan Anh Thư, học sinh cũ của thầy Vinh giờ cũng là giáo viên môn Lịch Sử tại trường THPT Việt Bắc đã học được rất nhiều từ phương pháp dạy của người thầy đáng kính của mình.

 “Thầy có giọng kể chuyện rất đặc biệt, vì vậy những sự kiện lịch sử khô khan qua giọng kể của thầy lại trở thành câu chuyện rất sống động. Vì vậy, không chỉ riêng cá nhân tôi mà cả lớp đều rất thích học giờ Lịch sử của thầy. Đã theo học thầy ở THPT, lại thêm niềm đam mê với môn Sử, qua thời gian tôi cũng đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm và áp dụng được nhiều trong quá trình giảng dạy, như cách kể truyện, cách đặt câu hỏi dí dỏm, dễ hiểu, cho học sinh nhớ lâu… Trong quá trình giảng dậy, được công tác cùng thầy thì thầy luôn luôn tạo điều kiện, dìu dắt các thế hệ sau để họ trưởng thành hơn"- cô Thư nói.

Thầy Chu Hoàng Tuấn Anh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Việt Bắc đánh giá: “Thầy giáo Mai Quang Vinh đã có nhiều năm cống hiến trong ngành Giáo dục, là người chuyên môn nghiệp vụ vững vàng trong công tác giảng dạy, đạt được nhiều thành tích và được nhiều thế hệ học sinh của nhà trường quý mến, ghi nhận. Trong quá trình sinh hoạt và làm việc tại trường, thầy luôn hòa đồng với anh em đồng nghiệp, luôn có những trao đổi thẳng thắn, chia sẻ công tác chuyên môn cũng như cuộc sống gia đình của anh em, đồng thời thầy cũng thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, rèn luyện cho các em cách ứng xử, giao tiếp hằng ngày để các em thêm tự tin, cố gắng học tập.”

Với sự tận tâm, hết lòng vì công việc, năm 2021, thầy Mai Quang Vinh đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cô giáo ở nơi quanh năm mây mờ che phủ
Những cô giáo ở nơi quanh năm mây mờ che phủ

VOV.VN - Chè Lỳ, Lũng Mần (huyện Bảo Lâm)…là những địa danh xa nhất tỉnh Cao Bằng, bao quanh là những núi đá vôi sừng sững. Các cô giáo vùng cao vẫn cắm bản, cắm trường, dạy chữ cho những đứa trẻ người Mông, Tày, Lô Lô trên đỉnh Chè Lỳ quanh năm mây mờ che phủ.

Những cô giáo ở nơi quanh năm mây mờ che phủ

Những cô giáo ở nơi quanh năm mây mờ che phủ

VOV.VN - Chè Lỳ, Lũng Mần (huyện Bảo Lâm)…là những địa danh xa nhất tỉnh Cao Bằng, bao quanh là những núi đá vôi sừng sững. Các cô giáo vùng cao vẫn cắm bản, cắm trường, dạy chữ cho những đứa trẻ người Mông, Tày, Lô Lô trên đỉnh Chè Lỳ quanh năm mây mờ che phủ.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam
Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

Tấm lòng của giáo viên nơi vùng cao Quảng Nam

VOV.VN - Ở những huyện vùng cao tỉnh Quảng Nam, mùa nắng thì thiếu nước sinh hoạt, mưa lớn thì sạt lở, chia cắt nhiều nơi. Trong điều kiện gian khó như thế, vẫn có những giáo viên ở miền xuôi chọn nơi đây để lập nghiệp.

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"
"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...