Vì sao dịch Covid-19 chưa giảm ở Đồng bằng Sông Cửu Long?

VOV.VN - Những ngày qua, cấp độ dịch ở nhiều địa bàn trong khu vực ĐBSCL liên tục “đổi màu”, công tác phòng chống đại dịch đang được chính quyền, người dân trong vùng thực hiện quyết liệt.

 

 

Có thể nói Thành phố Cần Thơ hiện đang là “tâm dịch” của vùng châu thổ Cửu Long với tổng số gần 30.000 ca mắc tính đến cuối ngày 3/12. Mấy ngày qua, ngày nào thành phố cũng phát hiện trên dưới 1.000 ca mắc mới.

Hay như tỉnh Bến Tre, đợt dịch trước rất ít ca mắc, thế nhưng trong 10 ngày qua, số ca mắc liên tục tăng. Trung bình mỗi ngày, Bến Tre có 416 ca mắc mới, cao gấp 6,5 lần so với đỉnh dịch tháng 7 vừa qua. Toàn tỉnh hiện nay không còn “vùng xanh”, hàng chục cơ quan, doanh nghiệp xuất hiện ổ dịch.

Liền kề với Bến Tre là Tiền Giang, dịch bệnh cũng lây lan nhanh. Bác sĩ Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện Gò Công Tây lo ngại vì trong ngày 3/12, địa bàn huyện đã phát hiện 80 ca mắc mới, số F0 liên tục tăng.

“Ca mắc Covid-19 luôn tạo đỉnh mới. Nguyên nhân chính là chúng ta không thể đóng cửa mãi, buộc lòng phải mở cửa cho các doanh nghiệp làm ăn, giao lưu kinh tế- văn hóa xã hội và thông thoáng các chốt, người ta tiếp xúc nhiều. Hiện nay, ở huyện Gò Công Tây số người đi làm công nhân rất lớn, khi dịch nổ ra ở các công ty thì về nhà những người trong gia đình bị lây nhiễm hết. Bây giờ chúng tôi khi phát hiện F0 phải truy tìm F1 để khoanh vùng không để lây lan trong cộng đồng; công tác truyền thông phải quyết liệt hơn”, bác sĩ Tuấn cho hay.

Những ngày đầu tháng 9, Vĩnh Long cơ bản kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 với hơn 90% số xã màu xanh và gần 90% số bệnh nhân được điều trị khỏi. Tuy nhiên sau khi nới lỏng, dịch bệnh đã bùng phát trở lại. Đến nay, trung bình mỗi ngày Vĩnh Long ghi nhận khoảng 550 ca mắc mới.  

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn ở mức 3 con số, với số ca lây nhiễm trong cộng đồng ở mức cao. Chỉ trong 24 giờ qua, tỉnh ghi nhận 565 ca mắc mới, tăng 231 ca so với ngày trước; trong số này có đến 262 ca trong cộng đồng. Toàn tỉnh đã ghi nhận tổng cộng gần 16.000 ca. Bạc Liêu hiện không còn đơn vị cấp huyện nào là vùng xanh và có đến 10 đơn vị cấp xã là vùng đỏ, 21 đơn vị cấp xã là vùng cam. 

Lý giải nguyên nhân số bệnh nhân mắc Covid-19 vẫn còn ở mức cao, Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cũng thẳng thắn cho rằng, một số địa phương trong tỉnh có biểu hiện chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Còn có cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu chấp hành và vận động người thân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó vẫn còn khá đông người dân ra đường khi không thật sự cần thiết do xuất hiện tâm lý ỷ vào việc bản thân đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nên thoải mái trong đi lại, sinh hoạt.

Hiện nay, bên cạnh việc thắt chặt một số hoạt động trên địa bàn, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong phòng chống dịch bệnh này.

Bà Lê Thị Ái Nam- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bạc Liêu chỉ đạo rất rõ trong một cuộc họp gần đây. Theo bà, đó là việc yêu cầu phải tập trung quyết liệt chỉ đạo phòng chống dịch, không được chủ quan lơ là và trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt trong phòng chống dịch theo Nghị quyết 128 thì ý thức của người dân là quan trọng nhất.

"Phải tiếp tục tuyên truyền để người dân tự nâng cao ý thức phòng chống dịch trong mỗi người dân, người dân nào cũng phải có ý thức tự phòng dịch tốt cho mình, cho cộng đồng, rồi chấp hành nghiêm 5K, khắc phục tình trạng nhận thức không đúng, cho rằng mình đã tiêm được vaccine mũi 1, mũi 2 rồi thì tự do đi ra đường, không chấp hành nghiêm 5K”, bà Nam nói.

Có thể thấy sau khi triển khai thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, việc đi lại, giao lưu của người dân ở các địa phương đã thuận lợi, người dân từ vùng dịch về quê ồ ạt. Trong khi đó, việc quản lý, giám sát dịch của chính quyền và các ngành chức năng ở các địa phương gặp khó khăn; một số người dân chưa ý thức cao trong công tác phòng chống dịch nên làm lây lan dịch bệnh.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp tái hoạt động “bình thường mới” chưa thực hiện tốt các quy định phòng chống dịch đã phát sinh ổ dịch tại nhà máy, phân xưởng. Mặt khác, công tác quản lý các F0, F1 khi điều trị, cách ly tại nhà đôi lúc chưa chặt chẽ.

Ở một số vùng nông thôn, người dân còn chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, tổ chức đám tiệc, đám tang... chưa đúng quy định theo cấp độ dịch; tình trạng tụ tập đông người vẫn xảy ra. Cụ thể như tại tỉnh Tiền Giang, ngày 24/11, cơ quan công bắt quả tang 13 đối tượng cờ bạc tại xã Long An, huyện Châu Thành; trong đó có 1 đối tượng dương tính với SARS-CoV-2.

Các tỉnh trong vùng ĐBSCL hiện tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; xử lý nghiêm các trường phạm vi phạm về phòng dịch. Rõ ràng là công tác phòng chống dịch không thể chỉ là công việc từ phía các lực lượng chuyên trách mà thiếu vắng sự tham gia với ý thức cao của từng người dân, doanh nghiệp.

Bà Hồ Thị Thu Hằng, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: "Đối với các vùng có cấp độ dịch khác nhau, việc chúng ta di chuyển từ vùng này sang vùng kia nên cân nhắc, mọi hoạt động người dân nên tuân thủ các nguyên tắc của ngành y tế như nguyên tắt 5K, chúng ta chỉ di chuyển khi cần thiết cũng như phải tuân thủ việc đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn. Đặc biệt là không tụ tập đông người nếu không cần thiết".

Vừa khôi phục và phát triển kinh tế, vừa đảm bảo phòng chống dịch là mục tiêu lớn, do đó để hoàn thành “mục tiêu kép” cũng đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và từng người dân, từng doanh nghiệp, trong đó ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi người là rất cần thiết.

Mỗi người cần tự giác chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch hiện hành, vì sự an toàn của bản thân, gia đình và xã hội, góp phần cùng cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh./.

Viết bình luận

Tin liên quan

Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ ở ĐBSCL bị tác động nặng nề do dịch Covid-19
Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ ở ĐBSCL bị tác động nặng nề do dịch Covid-19

VOV.VN - Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp tại ĐBSCL vì hầu hết nhỏ và siêu nhỏ, sức chống chịu yếu.

Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ ở ĐBSCL bị tác động nặng nề do dịch Covid-19

Doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ ở ĐBSCL bị tác động nặng nề do dịch Covid-19

VOV.VN - Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp tại ĐBSCL vì hầu hết nhỏ và siêu nhỏ, sức chống chịu yếu.

Bức tranh kinh tế Việt Nam và vùng ĐBSCL ra sao khi dịch Covid-19 được kiểm soát?
Bức tranh kinh tế Việt Nam và vùng ĐBSCL ra sao khi dịch Covid-19 được kiểm soát?

VOV.VN - Hội thảo trực tuyến “Bức tranh kinh tế Việt Nam và ĐBSCL: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022” do VCCI, VOV, VIAC tổ chức giúp các nhà quản lý địa phương, doanh nghiệp vùng ĐBSCL hiểu rõ hơn về bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước trong đại dịch Covid-19.

Bức tranh kinh tế Việt Nam và vùng ĐBSCL ra sao khi dịch Covid-19 được kiểm soát?

Bức tranh kinh tế Việt Nam và vùng ĐBSCL ra sao khi dịch Covid-19 được kiểm soát?

VOV.VN - Hội thảo trực tuyến “Bức tranh kinh tế Việt Nam và ĐBSCL: Dự báo kinh tế quý IV và triển vọng năm 2022” do VCCI, VOV, VIAC tổ chức giúp các nhà quản lý địa phương, doanh nghiệp vùng ĐBSCL hiểu rõ hơn về bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước trong đại dịch Covid-19.

ĐBSCL: Đưa vào sử dụng thêm bệnh viện dã chiến điều trị dịch bệnh nhân mắc Covid-19 
ĐBSCL: Đưa vào sử dụng thêm bệnh viện dã chiến điều trị dịch bệnh nhân mắc Covid-19 

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL đều có ghi nhận thêm ca mắc Covid -19 mới trong cộng đồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh, tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long đưa thêm nhiều cơ sở điều trị mới vào sử dụng.

ĐBSCL: Đưa vào sử dụng thêm bệnh viện dã chiến điều trị dịch bệnh nhân mắc Covid-19 

ĐBSCL: Đưa vào sử dụng thêm bệnh viện dã chiến điều trị dịch bệnh nhân mắc Covid-19 

VOV.VN - Những ngày qua, nhiều địa phương trong khu vực ĐBSCL đều có ghi nhận thêm ca mắc Covid -19 mới trong cộng đồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh, tại tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long đưa thêm nhiều cơ sở điều trị mới vào sử dụng.

ĐBSCL tập trung cao độ ứng phó với dịch Covid-19
ĐBSCL tập trung cao độ ứng phó với dịch Covid-19

VOV.VN - Tình hình dịch Covid-19 trong khu vực ĐBSCL tiếp tục diễn biến rất phức tạp, hầu hết các tỉnh trong khu vực đều ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang ghi nhận trường hợp tử vong tại nhà.

ĐBSCL tập trung cao độ ứng phó với dịch Covid-19

ĐBSCL tập trung cao độ ứng phó với dịch Covid-19

VOV.VN - Tình hình dịch Covid-19 trong khu vực ĐBSCL tiếp tục diễn biến rất phức tạp, hầu hết các tỉnh trong khu vực đều ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc mới trong cộng đồng. Đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang ghi nhận trường hợp tử vong tại nhà.

Doanh nghiệp vùng ĐBSCL chuyển mình vượt qua dịch Covid-19
Doanh nghiệp vùng ĐBSCL chuyển mình vượt qua dịch Covid-19

VOV.VN - Nhiều DN đã chuyển mình để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp vùng ĐBSCL chuyển mình vượt qua dịch Covid-19

Doanh nghiệp vùng ĐBSCL chuyển mình vượt qua dịch Covid-19

VOV.VN - Nhiều DN đã chuyển mình để phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19
ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - Trước nguy cơ và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó nhằm kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. 

ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19

ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - Trước nguy cơ và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó nhằm kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.