Tồn đọng hồ sơ sau chiến tranh: Làm chính sách không phải là sự ban ơn

VOV.VN - Cần xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng để trục lợi chính sách và cần sự vào cuộc của cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị xã hội.

Hiện đang tồn đọng hàng ngàn hồ sơ người có công do vướng mắc thủ tục, giấy tờ. Trong khi đó, có không ít đối tượng đã lợi dụng chính sách người có công để trục lợi một cách bất chính. Để giải quyết chính sách đúng đối tượng cần thiết phải chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền từ Trung ương tới cơ sở và cộng đồng xã hội.

Bà Vũ Thị Huế, ở thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, từng là nữ công binh mở đường Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ. Năm 1974, trong một đợt máy bay Mỹ rải bom, bà bị thương vào đầu, mắt và tay, chân. Từ đó đến nay, bà Huế vẫn chưa được công nhận và hưởng chế độ thương binh vì mất hết giấy tờ gốc, trong khi đơn vị cũ đã giải thể từ năm 1976.

Bà cho biết, đã nhiều lần lên tỉnh, xuống huyện mà không ai làm cho nên chẳng còn hy vọng. Nhưng cách đây 3 tháng, cán bộ địa phương cho biết là hồ sơ của bà sẽ được giải quyết theo hướng linh hoạt, nên sau khi giám định lại thương tật, chỉ cần chờ kết quả nữa là xong.

 “Đợt này tôi làm theo diện là không có giấy tờ, làm đơn giản hơn. Với những người đi kháng chiến chống Mỹ đến nay cũng hơn 40 năm rồi, cần thẩm định lại hồ sơ để trả lại chế độ có công cho đỡ thiệt thòi. Nhiều đồng đội của tôi giờ còn khó khăn,, có chính sách ưu đãi ít nhiều cũng là niềm động viên.” – bà Huế nói.

Không chỉ riêng bà Vũ Thị Huế, mà trong dịp này, hàng ngàn trường hợp tồn đọng hồ sơ trong cả nước cũng đang được xem xét, giải quyết theo hướng linh hoạt.  Cụ thể là, các đối tượng mất giấy tờ chỉ cần có ý kiến đồng thuận của người dân, xác nhận của chính quyền địa phương, đảm bảo chặt chẽ trong các khâu họp bàn, ghi biên bản để có cơ sở công nhận họ chính là người có công là được.

Ông Nguyễn Văn Bái, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình

Ông Nguyễn Văn Bái, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình cho rằng, cách thức giải quyết này đã rất thông thoáng, nhưng để giải quyết cho đúng trong thực tiễn thì không phải dễ. Bởi nếu làm không chặt chẽ thì sẽ thiếu chỗ nọ, chưa đủ chỗ kia; nếu lơ là, giám sát không chặt sẽ lại phát sinh hành vi trục lợi.

Theo ông Nguyễn Văn Bái, “Điểm mấu chốt là thiết lập hồ sơ, phải làm rõ nhân chứng – người cùng hoạt động cách mạng với người mà đề nghị giải quyết hồ sơ tồn đọng. Không đánh giá kỹ hồ sơ thì dễ bị sai lầm trong quá trình giải quyết. Những chứng cứ chưa đạt yêu cầu thì phải sưu tập thêm cho chắc chắn. Việc này buộc chính quyền các cấp cùng vào cuộc với tỉnh. Nếu buông lỏng, bên trên hô hào chung chung thì cũng không giải quyết hết được.”

Theo ông Huỳnh Văn Tý, Tổ trưởng Tổ công tác xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng của Trung ương, thì dù chủ trương đã có, nhưng nếu đội ngũ cán bộ làm chính sách ở địa phương, nhất là các cấp cơ sở không thực sự tận tâm, trách nhiệm, làm chính sách không phải từ tấm lòng tri ân mà coi đó là sự ban ơn thì số hồ sơ tồn đọng này rất khó giải quyết được dứt điểm.

Bởi vậy, theo ông Hoàng Chương, Phó trưởng Ban Phong trào, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bên cạnh việc kiên quyết xử lý nghiêm đối với những hành vi lợi dụng để trục lợi chính sách thì rất cần sự vào cuộc của cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị xã hội cơ sở thông qua việc phát huy vai trò giám sát của mình: “Muốn hạn chế kẽ hở, để nhân dân có điều kiện phát hiện tố giác thì cung cấp công khai chế độ chính sách của nhà nước. Niêm yết thông tin công khai, ai hưởng sai thì biết ngay. Cũng cần cung cấp đường dây nóng, địa chỉ để phản ánh, nắm được tình hình thực tế để xử lý.”

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, nhờ thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ, có cơ chế xử lý đặc biệt nên trong dịp kỷ niệm 27/7 này, cả nước đã giải quyết được 584 hồ sơ tồn đọng hàng chục năm. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 5.000 hồ sơ nữa nên Bộ đang phấn đấu đến năm 2020 mới giải quyết được dứt điểm. Hiện cả nước cũng vẫn còn 200.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, còn 300.000 hài cốt chưa xác định được danh tính nên tới đây sẽ xây dựng ngân hàng gen-ADN để hỗ trợ cho việc tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ.

“Sau ngày 27/7 này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổ công tác sẽ rút kinh nghiệm đợt triển khai vừa qua. Chúng tôi sẽ cập nhật bổ sung thêm những quy trình, những bước cần phải tiến hành theo nguyên tắc là cởi mở hơn, thông thoáng hơn, nhưng thông thoáng đến đâu thì cũng phải trên cơ sở quy định pháp luật.

Thứ 2 là sẽ tiến hành xem xét xử lý từng tình huống, từng hoàn cảnh cụ thể, từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc tất cả chúng ta minh bạch, công khai làm sao để nhân dân ở địa phương ủng hộ, nhưng cũng không thể cho phép vượt qua nguyên tắc và cũng không cho phép bất cứ trường hợp nào trục lợi chính sách” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thêm.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng nhiều gia đình các anh hùng liệt sĩ vẫn đang mong mỏi tìm được phần mộ người thân của mình. Những người đã từng cống hiến máu xương để bảo vệ Tổ quốc bình yên cũng đang chờ đợi được giải quyết chế độ mà họ đáng được hưởng. Thời gian đối với họ không còn nhiều. Vì vậy, việc sớm giải quyết tồn đọng hồ sơ còn lại cho tất cả người có công mới chính là thông điệp tri ân có ý nghĩa nhất trong công tác đền ơn, đáp nghĩa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tri ân những người có công với cách mạng ở vùng Tây Bắc
Tri ân những người có công với cách mạng ở vùng Tây Bắc

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật "Mãi ghi ơn những người con trung hiếu" tổ chức tại thành phố Sơn La đã đem đến cho khán giả nhiều cảm xúc sâu lắng.

Tri ân những người có công với cách mạng ở vùng Tây Bắc

Tri ân những người có công với cách mạng ở vùng Tây Bắc

VOV.VN - Chương trình nghệ thuật "Mãi ghi ơn những người con trung hiếu" tổ chức tại thành phố Sơn La đã đem đến cho khán giả nhiều cảm xúc sâu lắng.

"Không thể chậm trễ việc thực hiện chính sách cho người có công"
"Không thể chậm trễ việc thực hiện chính sách cho người có công"

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội: Thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng tuổi ngày càng cao, sức càng yếu, nên không thể chậm trễ trong việc thực hiện các chính sách.

"Không thể chậm trễ việc thực hiện chính sách cho người có công"

"Không thể chậm trễ việc thực hiện chính sách cho người có công"

VOV.VN -Chủ tịch Quốc hội: Thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng tuổi ngày càng cao, sức càng yếu, nên không thể chậm trễ trong việc thực hiện các chính sách.

Chủ tịch Quốc hội khâm phục ý chí quyết tâm của người có công
Chủ tịch Quốc hội khâm phục ý chí quyết tâm của người có công

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội bày tỏ khâm phục tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm của các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công.

Chủ tịch Quốc hội khâm phục ý chí quyết tâm của người có công

Chủ tịch Quốc hội khâm phục ý chí quyết tâm của người có công

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội bày tỏ khâm phục tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm của các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công.

“Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách cho người có công“
“Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách cho người có công“

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn quan tâm đến chính sách cho người có công.

“Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách cho người có công“

“Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách cho người có công“

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Đảng, Nhà nước và Quốc hội luôn quan tâm đến chính sách cho người có công.

Thân nhân của người có công chưa được hưởng nhiều chế độ
Thân nhân của người có công chưa được hưởng nhiều chế độ

VOV.VN - Thực tế, hệ thống chính sách pháp luật ưu đãi NCC vẫn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện. 

Thân nhân của người có công chưa được hưởng nhiều chế độ

Thân nhân của người có công chưa được hưởng nhiều chế độ

VOV.VN - Thực tế, hệ thống chính sách pháp luật ưu đãi NCC vẫn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục được rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện.