TP.HCM: Không để dự án xây dựng trường học biến thành loại hình khác

VOV.VN - Sáng nay (2/3), tại Hội nghị thực hiện chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2025 do Sở Giáo dục- Đào tạo TP tổ chức, nhiều ý kiến của các địa phương cho rằng, còn rất nhiều vướng mắc về quỹ đất dành cho việc xây dựng mở rộng trường lớp.

Khó tăng số phòng học 

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thông tin, trong xây dựng kế hoạch để thực hiện đến năm 2025 đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3 đến 18 tuổi), có 3 quận chưa đạt là: Quận 4 (289 phòng), Quận 12 (240 phòng), quận Gò Vấp (220 phòng).

Chỉ tiêu đạt 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học cũng không đồng đều giữa các cấp học, trong đó cấp tiểu học và trung học cơ sở đạt thấp. Lý do là ở các vùng đông dân cư, đông dân số trong độ tuổi đi học như khu vực quận Thủ Đức cũ, Quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh...số phòng học xây mới không theo kịp số người học tăng. 

Tại hội nghị, một số quận huyện nêu ra những khó khăn, vướng mắc chủ yếu trong xây dựng phòng học hiện nay là thủ tục, quy định đầu tư công còn phức tạp; quỹ đất hạn hẹp; kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng không thoả đáng; gia tăng dân số cơ học,…

Một số quận huyện luôn trong tình trạng áp lực cao, như  Quận 12 đang có nhu cầu xây mới 1.600 phòng nhưng chỉ xây thêm được 312 phòng; huyện Hóc Môn cần thêm 1.230 phòng học nhưng chỉ xây thêm được 403 phòng...

Bà Võ Thị Chính, Phó Chủ tịch UBND Quận 12 cho biết, đến cuối 2022, toàn quận có 2.874 phòng học, với 122.413 dân trong độ tuổi đi học, đạt 235 phòng học/10.000 dân. Nhiều trường tiểu học tại quận này có trên 50 lớp, nhiều lớp có sĩ số hơn 60 em/lớp.

Với tốc độ tăng dân số và tiến độ thực hiện dự án xây dựng trường học như hiện nay thì quận này xác định không thể đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân: "Chúng tôi cũng đề xuất với thành phố tiếp tục quan tâm, giải quyết kiến nghị của quận về việc thu hồi các khu đất do các cơ quan, công ty xí nghiệp của nhà nước đang quản lý nhưng thực tế  khai thác không hiệu quả. Cụ thể quận đã có văn bản đề xuất 14 khu đất do các đơn vị này quản lý mà không khai thác hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, đề xuất Thành phố xem xét thu hồi, giao quỹ đất cho quận để phát triển hệ thống trường lớp trong thời gian tới".

Rà soát và tháo gỡ

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, chỉ tiêu thực hiện 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà thành phố đưa ra từ rất lâu. Đến nay, về tổng thể toàn thành phố đạt 292 phòng học/10.000 dân, đã tiệm cận chỉ tiêu đề ra. Nhưng thực tế tỷ lệ này không đồng đều giữa các bậc học và giữa các địa bàn, có những địa phương tỷ lệ còn rất thấp. Trong khi đó, chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân được đưa ra mới chỉ đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông cũ. Nếu so với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới với mục tiêu học sinh các bậc học được học 2 buổi/ngày thì số phòng học cần thiết còn tăng lên rất nhiều.

Liên quan đến vấn đề quỹ đất cho giáo dục mà hầu hết các địa phương kiến nghị, ông Dương Anh Đức yêu cầu các đơn vị, sở ngành cùng rà soát lại. Đặc biệt trong thời gian qua, có nhiều dự án xây dựng đô thị mới, theo quy hoạch đều có đất dành cho giáo dục, y tế thì các đơn vị phối hợp xem xét những quy hoạch đó có được thực hiện hay không, đất giáo dục đang được làm gì, có đúng quy định không. Hiện nay Thành phố đang rất cần đất để xây dựng trường công và không nên để những dự án như vậy biến thành loại hình khác. Điều này cần được các đơn vị rà soát báo cáo trường hợp cụ thể và đề xuất phương án tốt nhất để khai thác phục vụ việc học cho học sinh.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nói: “Các địa phương và thành phố phải thực hiện chỉ tiêu này một cách thực tế chứ không phải trên con số tổng quát, bởi vì mục tiêu của chúng ta không phải chỉ 300 phòng/vạn dân mà mục tiêu là xây dựng được một môi trường giáo dục tốt để có thể phục vụ con em chúng ta học tập tốt nhất có thể trong điều kiện của Thành phố”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp
Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

VOV.VN - Ung thư vú, ung thư tử cung, rồi u não… nhưng cô giáo Đoàn Thị Nghĩa Thái, giáo viên môn lịch sử (Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn kiên trì vượt qua bạo bệnh bám lớp, bám trường.

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

Nữ giáo viên vượt bạo bệnh kiên trì bám trường, bám lớp

VOV.VN - Ung thư vú, ung thư tử cung, rồi u não… nhưng cô giáo Đoàn Thị Nghĩa Thái, giáo viên môn lịch sử (Trường THCS Phan Đình Giót, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn kiên trì vượt qua bạo bệnh bám lớp, bám trường.

Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm
Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

VOV.VN - Thiếu trường học, thiếu giáo viên là một trong những áp lực khiến ngành giáo dục không thể thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và cũng không đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

Thiếu trường lớp do lỗi quy hoạch: Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

VOV.VN - Thiếu trường học, thiếu giáo viên là một trong những áp lực khiến ngành giáo dục không thể thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục và cũng không đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

Lớp “cận chuyên” trong trường chuyên: Đáng lẽ phải “xóa sổ” từ lâu
Lớp “cận chuyên” trong trường chuyên: Đáng lẽ phải “xóa sổ” từ lâu

VOV.VN - Theo Thông tư của Bộ GD-ĐT, mục tiêu của trường chuyên là “phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập” cùng thực tế hiện nay thì việc có thêm hệ cận chuyên là không phù hợp.

Lớp “cận chuyên” trong trường chuyên: Đáng lẽ phải “xóa sổ” từ lâu

Lớp “cận chuyên” trong trường chuyên: Đáng lẽ phải “xóa sổ” từ lâu

VOV.VN - Theo Thông tư của Bộ GD-ĐT, mục tiêu của trường chuyên là “phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập” cùng thực tế hiện nay thì việc có thêm hệ cận chuyên là không phù hợp.

Thiếu trường lớp do quy hoạch chỉ chú trọng công trình sinh lợi?
Thiếu trường lớp do quy hoạch chỉ chú trọng công trình sinh lợi?

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, quy hoạch đô thị luôn có những chuẩn mực riêng, nếu tuân thủ đúng các chuẩn mực này chắc chắn sẽ không xảy ra tình trạng phụ huynh phải bốc thăm để giành suất học cho con như đã diễn ra tại quận Hoàng Mai thời gian qua.

Thiếu trường lớp do quy hoạch chỉ chú trọng công trình sinh lợi?

Thiếu trường lớp do quy hoạch chỉ chú trọng công trình sinh lợi?

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, quy hoạch đô thị luôn có những chuẩn mực riêng, nếu tuân thủ đúng các chuẩn mực này chắc chắn sẽ không xảy ra tình trạng phụ huynh phải bốc thăm để giành suất học cho con như đã diễn ra tại quận Hoàng Mai thời gian qua.

Chính phủ đề nghị bố trí quỹ đất xây dựng trường lớp, không để người dân bức xúc
Chính phủ đề nghị bố trí quỹ đất xây dựng trường lớp, không để người dân bức xúc

VOV.VN - Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em mầm non, học sinh phổ thông.

Chính phủ đề nghị bố trí quỹ đất xây dựng trường lớp, không để người dân bức xúc

Chính phủ đề nghị bố trí quỹ đất xây dựng trường lớp, không để người dân bức xúc

VOV.VN - Chính phủ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em mầm non, học sinh phổ thông.