Vụ ngộ độc cá chép ủ chua ở Quảng Nam:

Vì sao thực phẩm nhiễm chất kịch độc Botulinum?

VOV.VN - Ngộ độc Botulinum xuất phát từ việc sản xuất và bảo quản thực phẩm ở dạng đóng gói kín không đảm bảo an toàn, khiến vi khuẩn Clostridium botulinum xâm nhập, phát triển, sinh ra độc tố.

Chỉ trong vòng 10 ngày, tại huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam xảy ra liên tiếp 3 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng do ăn món cá chép ủ chua. Nguyên nhân là do độc tố botulinum sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum.

Trước khi xảy ra vụ ngộ độc Botulinum trong món cá chép ủ chua ở Quảng Nam, nước ta từng ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm chất cực độc này như các trường hợp sử dụng pate Minh Chay năm 2020 hay ăn bún riêu chay năm 2021 tại tỉnh Bình Dương.  Loại ngộ độc này xuất phát từ việc sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn và bảo quản thực phẩm ở dạng đóng gói kín, không đủ độ chua, mặn, khiến vi khuẩn phát triển, sinh ra độc tố.

Theo bác sĩ  Bùi Thị Trà Vi – Khoa Dinh dưỡng Tiết chế - BV Đại học Y Hà Nội,  botulinum là một chất cực độc do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra. Đây là vi khuẩn kỵ khí, có thể biến thành dạng nha bào vô cùng chắc chắn để tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt. Vi khuẩn Clostridium botulinum phân bố rất rộng rãi trong tự nhiên, như trong đất cát, bụi bẩn, nước ao, nước sông hồ, ruột gia súc, đặc biệt phát triển mạnh trong thức ăn ôi thiu, thịt hộp để lâu ngày...

Bác sĩ Bùi Thị Trà Vi cũng cho biết, các loại thực phẩm dễ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và gây ngộ độc  là thịt hộp hoặc các  rau, củ, quả, hải sản... nếu được sản xuất và bảo quản không đảm bảo an toàn. Đặc biệt gần đây, xu hướng ngộ độc đang tăng lên do trào lưu sử dụng túi hút chân không chứa đựng thực phẩm hoặc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh không đúng cách. Nếu thực phẩm đó đã bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum, khi đựng trong túi hút chân không hoặc hộp kín thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và sinh ra độc tố, gây ngộ độc cho người sử dụng.

Độc tố botulinum trong thức ăn, sau khi vào đường tiêu hóa sẽ được hấp thu vào máu, sau đó xâm nhập các tế bào thần kinh. Các triệu chứng sau thường khởi phát sau khi ăn khoảng 12-36 giờ, thậm chí có thể lâu hơn. Ngộ độc do clostridium botulinum khác với các loại vi khuẩn thông thường khác là người bệnh có biểu hiện rất rõ rệt về thần kinh như bị liệt đối xứng hai bên, xuất phát từ vùng đầu mặt, cổ lan xuống chân với các triệu chứng là sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, đau họng, khó nuốt, khó nói. Sau đó là  liệt tay, liệt các cơ vùng ngực, bụng và liệt hai chân.

Các biểu hiện ở đường tiêu hóa là người bệnh buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng.

Nếu nhiễm độc mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi, nhưng nếu nhiễm độc mức độ nặng, bệnh tiến triển nhanh, người bệnh có thể liệt tất cả các cơ dẫn đến  suy hô hấp, gây ngừng thở và tử vong.

Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc botulinum, BS Bùi Thị Trà Vy hướng dẫn mọi người nên ăn ngay các thực phẩm mới nấu nướng. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh nên đun sôi kỹ để đề phòng vi khuẩn có trong thực phẩm.

Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Người tiêu dùng cũng cần thận trọng với các thực phẩm được bảo quản trong hộp, túi kín mà mùi vị, màu sắc đã bị thay đổi khác thường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

70% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do thức ăn chế biến ở nơi khác rồi chuyển đến
70% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do thức ăn chế biến ở nơi khác rồi chuyển đến

VOV.VN - Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Qua nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp và trường học, chúng tôi thống kê có đến 70% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do chế biến ở nơi khác, sau đó vận chuyển đến...

70% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do thức ăn chế biến ở nơi khác rồi chuyển đến

70% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do thức ăn chế biến ở nơi khác rồi chuyển đến

VOV.VN - Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Qua nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp và trường học, chúng tôi thống kê có đến 70% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể là do chế biến ở nơi khác, sau đó vận chuyển đến...

Cảnh báo ngộ độc cần sa trộn trong thực phẩm
Cảnh báo ngộ độc cần sa trộn trong thực phẩm

VOV.VN - Hiểm họa từ các dạng ma túy nhất là ma túy mới, núp bóng dưới nhiều loại thực phẩm, đồ uống khác nhau đã và đang tiếp tục trở thành mối nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng giới trẻ. Mới đây nhất, một người phụ nữ ở TP Hà Nội phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô.

Cảnh báo ngộ độc cần sa trộn trong thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc cần sa trộn trong thực phẩm

VOV.VN - Hiểm họa từ các dạng ma túy nhất là ma túy mới, núp bóng dưới nhiều loại thực phẩm, đồ uống khác nhau đã và đang tiếp tục trở thành mối nguy cơ đe dọa sức khỏe, tính mạng giới trẻ. Mới đây nhất, một người phụ nữ ở TP Hà Nội phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc cần sa sau khi ăn bỏng ngô.

40 học sinh ở Mộc Châu bị ngộ độc thực phẩm sau buổi ngoại khóa
40 học sinh ở Mộc Châu bị ngộ độc thực phẩm sau buổi ngoại khóa

VOV.VN - Sau buổi đi ngoại khóa và ăn tối tại 1 cơ sở ăn uống trên địa bàn thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La), 40 em là học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu đã có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn.

40 học sinh ở Mộc Châu bị ngộ độc thực phẩm sau buổi ngoại khóa

40 học sinh ở Mộc Châu bị ngộ độc thực phẩm sau buổi ngoại khóa

VOV.VN - Sau buổi đi ngoại khóa và ăn tối tại 1 cơ sở ăn uống trên địa bàn thị trấn Nông Trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu (Sơn La), 40 em là học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu đã có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn.

Đã tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm ở Trường iSchool Nha Trang
Đã tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm ở Trường iSchool Nha Trang

VOV.VN - Đội Điều tra ngộ độc thực phẩm thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa có kết quả điều tra ban đầu vụ ngộ độc khiến 665 người ở Trường iSchool Nha Trang nhập viện, trong đó 1 học sinh tử vong. 

Đã tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm ở Trường iSchool Nha Trang

Đã tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm ở Trường iSchool Nha Trang

VOV.VN - Đội Điều tra ngộ độc thực phẩm thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa có kết quả điều tra ban đầu vụ ngộ độc khiến 665 người ở Trường iSchool Nha Trang nhập viện, trong đó 1 học sinh tử vong. 

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Phòng, chống ngộ độc thực phẩm như thế nào?

VOV.VN - Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, mới nhất là vụ ngộ độc tập thể tại trường Ischool (Nha Trang) khiến hơn 600 em phải nhập viện và 1 học sinh tử vong.

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Phòng, chống ngộ độc thực phẩm như thế nào?

VOV.VN - Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, mới nhất là vụ ngộ độc tập thể tại trường Ischool (Nha Trang) khiến hơn 600 em phải nhập viện và 1 học sinh tử vong.

Ngộ độc thực phẩm tại trường học - Ác mộng không hồi kết
Ngộ độc thực phẩm tại trường học - Ác mộng không hồi kết

VOV.VN - Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra tại trường học trong vòng 10 ngày qua đã khiến các phụ huynh lo lắng và bức xúc. Mất an toàn thực phẩm tại trường học dường như là cơn “ác mộng” đối với hàng triệu phụ huynh có con đang tuổi đến trường.

Ngộ độc thực phẩm tại trường học - Ác mộng không hồi kết

Ngộ độc thực phẩm tại trường học - Ác mộng không hồi kết

VOV.VN - Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm diễn ra tại trường học trong vòng 10 ngày qua đã khiến các phụ huynh lo lắng và bức xúc. Mất an toàn thực phẩm tại trường học dường như là cơn “ác mộng” đối với hàng triệu phụ huynh có con đang tuổi đến trường.