Doanh nghiệp khu vực phía Nam khôi phục sản xuất, đẩy mạnh tìm kiếm lao động

VOV.VN - 95,33% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM đã quay trở lại sản xuất. Thành phố đang đẩy mạnh nắm bắt nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp để triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu, tìm kiếm nguồn lao động.

Theo số liệu từ Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM, tính tới ngày 30/10, số lượng doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất quay trở lại hoạt động là 1.430/1500 doanh nghiệp, chiếm 95,33%, với số lao động làm việc là 256.356 người, chiếm 76,3% so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Theo Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất TP.HCM, do các doanh nghiệp vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của TP.HCM, các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa trở lại sản xuất 100% mà phổ biến mới đạt 50-70%.

Hiện tại, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã phối hợp với 2 Ban quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố, Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố nắm bắt nhu cầu lao động trong các doanh nghiệp để triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu lao động như tìm kiếm nguồn lao động thông qua phối hợp với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long tham gia các sàn giao dịch việc làm trực tuyến trong tháng 10 và tháng 11. Phối hợp quận, huyện đoàn, liên loàn lao động quận huyện, Phòng LĐ-TB-XH tiếp nhận danh sách người lao động bị mất việc làm trong thời gian giãn cách xã hội để thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm, tư vấn, giới thiệu chỗ ở đối với người lao động tỉnh khi tham gia tìm kiếm việc làm.

Còn tại tỉnh Bình Dương, Sở LĐ-TB-XH tỉnh này cho biết, toàn tỉnh hiện có 4.504 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, “3 xanh” với tổng số lao động làm việc trên 724.000 người. Với cơ chế thông thoáng, thuận lợi về đăng ký phương án hoạt động sản xuất, về đi lại của người lao động, dự kiến giữa tháng 11, số doanh nghiệp trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt trên 80%, khoảng với trên 1,059 triệu lao động sẽ trở lại làm việc.

Để phục hồi thị trường lao động, Sở LĐ-TB-XH Bình Dương cho biết, tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp như tiếp tục rà soát, nắm tình hình người dân, người lao động thật sự khó khăn, cần trợ giúp do ảnh hưởng dịch Covid-19 để có chính sách hỗ trợ bổ sung nhằm ổn định cuộc sống. Đẩy nhanh tổ chức tiêm vaccine, các giải pháp về kết nối cung - cầu lao động như tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối thông qua các ứng dụng trực tuyến: zalo, website... cung cấp thông tin tuyển dụng đến cấp xã, phường.

Hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương cũng đang đẩy mạnh các dịch vụ kết nối cung cầu, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống Liên đoàn lao động tỉnh, các Hội, Đoàn thể để vận động người lao động về quê quay trở lại Bình Dương làm việc, thu hút người lao động mới đến làm việc...

Bà Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP Cần Thơ cho biết,  tính đến ngày 21/10, Cần Thơ có 4.146/11.128 doanh nghiệp trở lại hoạt động với tổng số người lao động là 39.676/149.316 người.

Dự báo, từ nay đến tháng 6/2022, sau khi hoạt động trở lại các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ cần tuyển dụng từ khoảng hơn 22.000 lao động. Riêng các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, khu chế xuất đang và sẽ hoạt động trở lại thiếu hụt hoảng 12.000 lao động, do lao động nghỉ việc về quê chưa trở lại, không trở lại và do nhu cầu phục hồi doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo Bộ LĐ-TB-XH, sau hơn một tháng kết thúc giãn cách xã hội, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả. Nhìn chung đã có 70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc, đặc biệt có những địa phương đạt tỷ lệ trên 90%.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết: “Các địa phương, khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp cũng đều tự nhận định rằng, nếu như tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định như hiện tại, thêm vào đó tiến độ triển khai tiêm vaccine được đẩy nhanh hơn, diện bao phủ rộng hơn, thì có khả năng trong cuối quý 1, đầu quý 2/2022 tình hình lao động, việc làm của các địa phương sẽ được khôi phục lại như trước thời điểm bùng phát dịch".

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng cho rằng, vấn đề người dân, người lao động di chuyển từ các thành phố lớn về quê cần được các địa phương đặc biệt chú ý. Theo đó, lượng người trở về quê tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu vào khu vực lao động phi chính thức, lao động tự do. Bởi vậy, các địa phương, một mặt phải tiếp nhận người dân quay trở về quê, mặt khác cần có chính sách tạo việc làm để thu hút người lao động quay trở lại thành phố làm việc. Cùng với đó là chính sách chăm lo, tạo công ăn việc làm cho người lao động có mong muốn ở lại địa phương.

Đối với lao động chính thức trong khu vực FDI, lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, về cơ bản đã giữ chân được người lao động khi các doanh nghiệp được cảnh báo từ sớm, qua đó doanh nghiệp chủ động lựa chọn phương án hoạt động, đồng thời có chính sách khôn khéo để giữ chân người lao động thông qua việc thường xuyên giữ liên lạc, giữ mối quan hệ và hỗ trợ một phần cho những người lao động tạm ngừng việc.

“Bản thân các doanh nghiệp đã hỗ trợ rất tốt cho người lao động của mình, điều này lý giải cho việc kết quả triển khai chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc không hưởng lương thời gian vừa qua còn tương đối thấp”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh đã ổn định hơn, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người dân, đảm bảo toàn bộ những người nằm trong diện chính sách phải được hưởng chính sách. Trong đó, các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá đầy đủ tình hình lao động - xã hội để đề xuất ban hành các chính sách, trong đó tập trung vào 3 vấn đề lớn giữ chân người lao động, hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, điều tiết thị trường, tập trung giải quyết cán cân cung cầu lao động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều lao động trẻ chưa có ý định quay trở lại thành phố sau dịch
Nhiều lao động trẻ chưa có ý định quay trở lại thành phố sau dịch

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động quý 3/2021 là 3,98%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khiến cơ hội tìm kiếm việc làm càng khó khăn hơn.

Nhiều lao động trẻ chưa có ý định quay trở lại thành phố sau dịch

Nhiều lao động trẻ chưa có ý định quay trở lại thành phố sau dịch

VOV.VN - Dịch Covid-19 khiến tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động quý 3/2021 là 3,98%, mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, khiến cơ hội tìm kiếm việc làm càng khó khăn hơn.

Cách mạng số đe dọa việc làm của lao động có kỹ năng thấp
Cách mạng số đe dọa việc làm của lao động có kỹ năng thấp

VOV.VN - TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho rằng, cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức, kỹ năng mới.

Cách mạng số đe dọa việc làm của lao động có kỹ năng thấp

Cách mạng số đe dọa việc làm của lao động có kỹ năng thấp

VOV.VN - TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho rằng, cuộc CMCN 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không trang bị các kiến thức, kỹ năng mới.

Sau dịch, doanh nghiệp ra sức tuyển dụng, tăng lương để thu hút người lao động
Sau dịch, doanh nghiệp ra sức tuyển dụng, tăng lương để thu hút người lao động

VOV.VN - Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đang gấp rút tuyển dụng lao động, khôi phục sản xuất phục vụ thị trường tiêu dùng dịp cuối năm.

Sau dịch, doanh nghiệp ra sức tuyển dụng, tăng lương để thu hút người lao động

Sau dịch, doanh nghiệp ra sức tuyển dụng, tăng lương để thu hút người lao động

VOV.VN - Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp đang gấp rút tuyển dụng lao động, khôi phục sản xuất phục vụ thị trường tiêu dùng dịp cuối năm.

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ĐBSCL:  “Điểm đến chung” của doanh nghiệp, người lao động
Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ĐBSCL: “Điểm đến chung” của doanh nghiệp, người lao động

VOV.VN - Thông qua hoạt động Phiên Giao dịch, các nhà tuyển dụng đã tiếp cận và tuyển dụng được nhân lực theo yêu cầu. Điều này càng có ý nghĩa khi mà rất nhiều bà con đã phải trở về từ vùng dịch Miền Đông thời gian qua đang phải đối mặt với bài toán sinh kế hậu giãn cách.

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ĐBSCL:  “Điểm đến chung” của doanh nghiệp, người lao động

Phiên giao dịch việc làm trực tuyến ĐBSCL: “Điểm đến chung” của doanh nghiệp, người lao động

VOV.VN - Thông qua hoạt động Phiên Giao dịch, các nhà tuyển dụng đã tiếp cận và tuyển dụng được nhân lực theo yêu cầu. Điều này càng có ý nghĩa khi mà rất nhiều bà con đã phải trở về từ vùng dịch Miền Đông thời gian qua đang phải đối mặt với bài toán sinh kế hậu giãn cách.