49 năm giải phóng Buôn Ma Thuột: Phấn đấu là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên

VOV.VN - Buôn Ma Thuột đang nỗ lực xây dựng để trở thành Đô thị xanh - sinh thái - thông minh - bản sắc, phấn đấu là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Chiến thắng Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đi vào lịch sử quân sự trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, với ý nghĩa đặc biệt là mở màn thắng lợi cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ một thị xã nhỏ bé, Buôn Ma Thuột ngày nay dần hình thành diện mạo mới hướng tới là thành phố xanh - sinh thái - thông minh - bản sắc, phấn đấu trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 12km theo hướng Đông Nam, hồ Ea Kao, thuộc xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh với khung cảnh thiên nhiên trong xanh, tươi mát.

Ít ai biết rằng, nơi đây là công trình thủy lợi do sức người tạo nên thông qua việc ngăn dòng các suối lớn, nhỏ trong vùng để phục vụ tưới tiêu cho cánh đồng xã Hòa Xuân màu mỡ. Công trình được xây dựng sau khi thị xã Buôn Ma Thuột (tức thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay) được giải phóng.

Kỹ sư Nguyễn Quyền (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột) - khi ấy được Bộ Thủy lợi điều động vào Đắk Lắk công tác, ông cũng là người trực tiếp thiết kế và chỉ đạo thi công công trình này.

“Công trình thi công trong 2 năm, xây dựng thành hồ và đưa nước vào vùng ruộng của đồng bào để giải quyết lương thực. Thời đó mới giải phóng xong là lương thực quan trọng nhất”, ông Nguyễn Quyền kể lại.

Từ những công trình ban đầu được xây dựng chủ yếu bằng sức người, đến nay, Buôn Ma Thuột đã có bước phát triển nhanh, mạnh, trở thành Đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh với hàng loạt công trình trọng điểm mang tầm vóc khu vực và quốc gia.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp mà người dân Buôn Ma thuột quen gọi là đại lộ Đông - Tây, hoàn thành từ cuối năm 2023 là công trình giao thông có quy mô lớn nhất ở thành phố trên cao nguyên đến thời điểm hiện tại, với tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng. Việc thông tuyến đã tạo trục giao thông chính xuyên suốt ở phía Đông - Nam thành phố, mở ra cơ hội mới trong phát triển cơ sở hạ tầng cũng như hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông đô thị Buôn Ma thuột.

Suốt hơn 8 năm chứng kiến thi công công trình, giờ đây, ông Đặng Công Viên (phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột) phấn khởi khi ngày ngày vẫn qua lại trên đại lộ thênh thang.

“Khi có con đường này, người dân rất phấn khởi. Điều này mang lại một diện mạo rất thoáng đãng và thúc đẩy kinh tế của địa phương đi lên", ông Đặng Công Viên chia sẻ.

Chặng đường 49 năm phát triển, Buôn Ma Thuột đã có thêm nhiều công trình mới, từ hệ thống giao thông, cấp thoát nước, mạng lưới viễn thông, đến công viên tạo mảng xanh đô thị, quảng trường và nhiều thiết chế văn hóa khác trong lòng thành phố.

Quy mô đô thị không ngừng mở rộng; các mặt giáo dục, y tế được quan tâm, đầu tư. Diện mạo thành phố phát triển từng ngày kéo theo sự thay đổi về kinh tế, đời sống người dân. Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên hơn 37.700 ha, dân số trên 380.000 người, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt trên 100 triệu đồng/năm, cao gần gấp đôi so với bình quân toàn tỉnh.

Chứng kiến sự đổi thay của quê hương, ông Đỗ Thành Tài, Việt kiều Mỹ chia sẻ, trước kia, đồng bào trong buôn còn khó khăn, hẻo lánh, chưa có đường nông thôn. Giờ đây, khi trở về quê hương, thấy những công trình quy mô, đời sống nhân dân cũng như tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh nhà được nâng lên khiến ông Tài rất hãnh diện và tự hào.

Tự hào về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, chị H’Hương Bkrông, Bí thư Thành Đoàn Buôn Ma Thuột cảm nhận, tuổi trẻ tỉnh Đắk Lắk đang tiếp bước cha anh, bằng sức trẻ cao nguyên phát huy vai trò chủ nhân tương lai trong xây dựng quê hương.

“Biết ơn các lớp cha anh, thế hệ đi trước đã xây dựng nên nền hòa bình, độc lập, thế hệ trẻ ngày nay nguyện tiếp tục nỗ lực cống hiến hết mình, cống hiến sức trẻ để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới”, chị H’Hương Bkrông cho biết.

Tại Kết luận số 67, năm 2019 về “Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Từ đó đến nay, thành phố nhanh chóng áp dụng và triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch; thu hút đầu tư; tuyển chọn và thu hút nhân tài.

Ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, định hướng phát triển thành phố trong thời gian tới sẽ tập trung khai thác vận dụng nguồn lực để giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt trong quá trình phát triển; phát huy tiềm năng, thế mạnh và thu hút nguồn lực đầu tư cho thành phố; đồng thời, nỗ lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao.

“Quan tâm đầu tư các dự án về hạ tầng giao thông, trong đó, tập trung hoàn thành việc trình các Bộ, ngành để thông qua các dự án chỉnh trang hạ tầng trên địa bàn. Ngoài ra, đề nghị các Bộ, ngành quan tâm đầu tư đường tránh phía Đông của Buôn Ma Thuột để tạo ra một mạng lưới giao thông xung quanh thành phố, giảm áp lực giao thông trong nội đô. Tiếp tục đầu tư chỉnh trang hạ tầng đô thị, trong đó là hệ thống cây xanh, hệ thống vỉa hè, công viên, hoa viên và hoàn thành các tiêu chí của 3 xã còn lại trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024”, ông Vũ Văn Hưng cho biết.

Buôn Ma Thuột ngày nay đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, dần trở thành một thành phố xanh - sạch - đẹp. Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng lòng, đoàn kết của 40 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, Buôn Ma Thuột hôm nay đang nỗ lực xây dựng để trở thành Đô thị xanh - sinh thái - thông minh - bản sắc, phấn đấu là Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên
Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - Sáng 4/3, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đoàn công tác của Tiểu ban Điều lệ đảng Đại hội XIV, do ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, thành viên tiểu ban, chủ trì Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo các đề cương báo cáo của tiểu ban các địa phương vùng Tây Nguyên.

Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên

Tiểu ban Điều lệ Đảng Đại hội XIV làm việc với lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên

VOV.VN - Sáng 4/3, tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, đoàn công tác của Tiểu ban Điều lệ đảng Đại hội XIV, do ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, thành viên tiểu ban, chủ trì Hội nghị đóng góp ý kiến cho dự thảo các đề cương báo cáo của tiểu ban các địa phương vùng Tây Nguyên.

Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng địa bàn Tây Nguyên
Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng địa bàn Tây Nguyên

VOV.VN - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng 29/2, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng địa bàn Tây Nguyên

Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng địa bàn Tây Nguyên

VOV.VN - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, sáng 29/2, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Chính phủ tổ chức Hội nghị phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững
Đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững

VOV.VN - Bước vào năm 2024, 5 tỉnh Tây Nguyên đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chung cho toàn vùng cũng đang được thẩm định với mục tiêu đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

Đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững

Đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững

VOV.VN - Bước vào năm 2024, 5 tỉnh Tây Nguyên đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch chung cho toàn vùng cũng đang được thẩm định với mục tiêu đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn, giàu bản sắc văn hoá dân tộc.