Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025, 90% tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là đảng viên

VOV.VN - Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025, có 90% tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là đảng viên; đến năm 2030, có 100% tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là đảng viên.

Đà Nẵng sẽ sắp xếp lại tổ dân phố, thôn và thực hiện đồng bộ các giải pháp gắn với sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030. Đây là thông tin tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21 năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động tổ dân phố, thôn trên địa bàn thành phố.

 Hiện, thành phố Đà Nẵng có hơn 2.900 tổ dân phố, thôn có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Đây là nơi trực tiếp triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực tế. Trong đại dịch Covid-19, vai trò của tổ dân phố, thôn càng thể hiện rõ nét, hơn 2.200 Tổ COVID cộng đồng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động phòng, chống dịch; hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, góp phần nhanh chóng kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Đánh giá cao vài trò của thôn, tổ dân phố, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 40, ngày 29/01/2024 về tiếp tục lãnh đạo nâng cao chất lượng hoạt động của tổ dân phố, thôn. Theo đó, Ban Thường vụ Thành uỷ giao Ban cán sự đảng UBND thành phố chủ động xây dựng và hoàn thiện Đề án sắp xếp tổ dân phố, thôn và thực hiện đồng bộ các giải pháp gắn với sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 và giai đoạn 2026-2030.

Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2025, có 90% tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là đảng viên; đến năm 2030, có 100% tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn là đảng viên. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị các địa phương tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức tổ chức sinh hoạt tổ dân phố, thôn theo hướng thiết thực, hiệu quả, phát huy dân chủ ở cơ sở, thu hút người dân tham gia; chú trọng đổi mới sinh hoạt theo chuyên đề, ưu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc, tăng cường đối thoại với Nhân dân. Nội dung sinh hoạt của tổ dân phố, thôn cần chỉ rõ những việc chưa làm được, những vấn đề còn tồn đọng, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân để đề ra giải pháp khắc phục.

Ông Lê Trung Chinh cho biết: “Về kinh phí hoạt động, thành phố đã có sự hỗ trợ. Thành phố cũng đã phê duyệt mạng lưới nhà sinh hoạt cộng đồng và dành nguồn lực để đầu tư, có quy chế hoạt động rất cụ thể rồi. Tôi cũng đề nghị chúng ta tăng cường hơn nữa công tác hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp, nhất là công an khu vực, giúp cho tổ dân phố nắm vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hôi. Vài năm nữa khi chúng ta sắp xếp đơn vị hành chính thì quy mô tổ dân phố sẽ lớn hơn thì công tác quản lý sẽ khó hơn, cần có sự hỗ trợ, phối hợp rồi".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thành phố Đà Nẵng sẽ nhân rộng 16 mô hình "Dân vận khéo"
Thành phố Đà Nẵng sẽ nhân rộng 16 mô hình "Dân vận khéo"

VOV.VN - “Mục tiêu cao nhất của công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”.

Thành phố Đà Nẵng sẽ nhân rộng 16 mô hình "Dân vận khéo"

Thành phố Đà Nẵng sẽ nhân rộng 16 mô hình "Dân vận khéo"

VOV.VN - “Mục tiêu cao nhất của công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là “Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”.

Nhiều khu dân cư ở Đà Nẵng “nhà chưa số, phố chưa vỉa hè”
Nhiều khu dân cư ở Đà Nẵng “nhà chưa số, phố chưa vỉa hè”

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, nhiều dự án thiếu hoặc chưa hoàn thiện thiết chế văn hóa khiến khu dân cư chưa có tên đường, vỉa hè.

Nhiều khu dân cư ở Đà Nẵng “nhà chưa số, phố chưa vỉa hè”

Nhiều khu dân cư ở Đà Nẵng “nhà chưa số, phố chưa vỉa hè”

VOV.VN - Hiện nay, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, nhiều dự án thiếu hoặc chưa hoàn thiện thiết chế văn hóa khiến khu dân cư chưa có tên đường, vỉa hè.