Đà Nẵng ủy quyền nhiệm vụ của UBND và Chủ tịch thành phố cho đơn vị, địa phương

VOV.VN - Đà Nẵng đang rà soát ủy quyền 51 nhiệm vụ của UBND thành phố và 21 nhiệm vụ của Chủ tịch UBND thành phố cho sở ngành, quận huyện.

Chiều 24/8, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm tổ chức mô hình Chính quyền đô thị. Thông tin tại hội nghị cho biết, Đà Nẵng đã và đang rà soát ủy quyền 51 nhiệm vụ của UBND thành phố và 21 nhiệm vụ của Chủ tịch UBND thành phố cho sở ngành, quận huyện.

Sau 1 năm thực hiện thí điểm tổ chức mô hình Chính quyền đô thị, thành phố Đà Nẵng đã kiện toàn chức danh và bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, phường. Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo sửa đổi quy chế, quy trình về công tác cán bộ cho phù hợp với mô hình chính quyền đô thị.

Sau một năm thí điểm, việc điều hành phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố, quận, phường bảo đảm duy trì được sự ổn định và phát triển. UBND thành phố đã ban hành “Đề án phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước gắn với thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2026”. Theo đó, đề xuất ủy quyền các nhiệm vụ cụ thể và định hướng các tiêu chí để tiếp tục rà soát ủy quyền 51 nhiệm vụ của UBND thành phố và 21 nhiệm vụ của chủ tịch UBND thành phố cho sở ngành, UBND quận huyện, giám đốc sở ngành, chủ tịch UBND quận huyện.

Theo kết quả khảo sát, đội ngũ cán bộ công chức các cấp đã có những đánh giá cao về việc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo Đề án của UBND thành phố so với trước đây. Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, trong quá trình thực hiện, thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung phân cấp, ủy quyền đảm bảo theo quy định pháp luật và tình hình thực tiễn, điều kiện triển khai tại các địa phương.

Theo ông Lê Trung Chinh, việc thực hiện Đề án phân cấp ủy quyền đang rất hiệu quả. Một số sở ngành, địa phương hiện nay đã rất chủ động, trách nhiệm trong việc triển khai đề án phân cấp này. Khi thực hiện Đề án phân cấp này, công việc của các sở, ngành đưa về địa phương hoặc UBND thành phố đưa về địa phương rất gọn, không nhất thiết phải kéo dài.

"Tôi thấy đề án này rất tốt, chúng ta tiếp tục đánh giá việc thực hiện đề án này để có thể điều chỉnh, bổ sung. Việc thanh tra, kiểm tra phân cấp ủy quyền cũng rất quan trọng”, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng đề nghị.

Từ ngày 1/7/2021, khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, UBND quận, phường đã chuyển từ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của một cấp ngân sách sang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp phát sinh các nhiệm vụ chi ngoài dự toán thì các quận, phường khá lúng túng, bị động, chậm triển khai thực hiện; ngân sách thành phố phải xem xét bổ sung. Từ đó dẫn đến khối lượng công việc của cơ quan tài chính cấp trên sẽ tăng lên so với mô hình cấp ngân sách trước đây. Mặc dù UBND quận, phường là đơn vị dự toán nhưng phải tổ chức thực hiện hầu hết các nhiệm vụ ở tất cả các lĩnh vực. Khi không còn là cấp ngân sách thì các khoản thu không còn phân cấp cho ngân sách quận, phường được hưởng, các nhiệm vụ chi đều do ngân sách thành phố đảm bảo.

Qua thực tiễn thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng còn phát sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc. Đó là, khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị thì quyền đại diện của người dân trực tiếp thông qua đại biểu HĐND phường và HĐND quận không còn mà thông qua các kênh khác. Tuy nhiên, số lượng đại biểu hoạt động kiêm nhiệm chiếm đa số, nhiệm vụ của HĐND thành phố tăng thêm cũng ảnh hưởng đến xử lý các ý kiến của người dân đô thị. Thành phố Đà Nẵng đề xuất được bố trí tăng thêm biên chế công chức làm việc tại UBND phường phù hợp với mật độ dân số, khối lượng công việc trên thực tế. Đà Nẵng đề nghị Trung ương xem xét quy định bố trí tỷ lệ dự phòng ngân sách cho các quận thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị để đảm bảo chủ động sử dụng chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng cắt giảm 95 cơ quan, đơn vị, 528 vị trí lãnh đạo và 4.000 biên chế
Đà Nẵng cắt giảm 95 cơ quan, đơn vị, 528 vị trí lãnh đạo và 4.000 biên chế

VOV.VN - 5 năm thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy cấp thành phố và cấp quận, huyện, Đà Nẵng đã giảm 528 vị trí lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị.

Đà Nẵng cắt giảm 95 cơ quan, đơn vị, 528 vị trí lãnh đạo và 4.000 biên chế

Đà Nẵng cắt giảm 95 cơ quan, đơn vị, 528 vị trí lãnh đạo và 4.000 biên chế

VOV.VN - 5 năm thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy cấp thành phố và cấp quận, huyện, Đà Nẵng đã giảm 528 vị trí lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị.

Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng: Tháo gỡ vướng mắc triển khai mô hình chính quyền đô thị
Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng: Tháo gỡ vướng mắc triển khai mô hình chính quyền đô thị

VOV.VN - Sáng 12/7, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khai mạc kỳ họp thứ 7, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022, xem xét thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng.

Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng: Tháo gỡ vướng mắc triển khai mô hình chính quyền đô thị

Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng: Tháo gỡ vướng mắc triển khai mô hình chính quyền đô thị

VOV.VN - Sáng 12/7, Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khai mạc kỳ họp thứ 7, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022, xem xét thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng.

Gỡ bất cập trong thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng
Gỡ bất cập trong thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng

VOV.VN - Quá trình triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng đã bộc lộ một số bất cập, điển hình là việc xác định cấp quận, phường trở thành cấp dự toán không tạo ra sự chủ động và trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ của địa phương.

Gỡ bất cập trong thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng

Gỡ bất cập trong thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng

VOV.VN - Quá trình triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng đã bộc lộ một số bất cập, điển hình là việc xác định cấp quận, phường trở thành cấp dự toán không tạo ra sự chủ động và trách nhiệm trong triển khai nhiệm vụ của địa phương.