Đắk Nông tổng hợp hơn 2000 ý kiến sửa đổi Hiến pháp

(VOV)-Đến nay, Đắk Nông đã tổ chức gần 800 cuộc họp, tổng hợp hơn 2000 ý kiến tham gia góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Thống nhất cao với những nội dung cơ bản của Dự thảo, những ý kiến ở tỉnh Đắk Nông góp ý thêm về các vấn đề quyền con người, quyền nghĩa vụ công dân, việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội, và tổ chức hội đồng nhân dân…

Ông Võ Văn Hân, Phó Chánh văn phòng HĐND tỉnh Đắk Nông cho rằng, đề cao những quyền con người, quyền công dân, bản Dự thảo sửa đổi hiến pháp đã thể hiện rõ những tư tưởng tiến bộ. Tuy vậy, chương 2 này cần sắp xếp lại các điều cho khoa học hơn.

“Tôi nghĩ rằng, chương này có thể chia thành 2 mục: Quyền con người và quyền công dân; Không nên lồng ghép như trong 36 điều, từ điều 15 đến điều 52, lúc thì nói quyền công dân, lúc nói quyền con người, rồi lại nói quyền công dân…”, ông Võ Văn Hân góp ý.

Quan tâm đến vai trò bình đẳng của các dân tộc thiểu số, ông Đoàn Văn Kỳ, Quyền Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Đắk Nông nêu ý kiến, cần bổ sung vào mục 4 điều 5, "Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất các cả dân tộc thiểu số phát huy nội lực, hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước".

Ông Đoàn Văn Kỳ đề nghị: “Nên bổ sung là "…hoà nhập và có trách nhiệm chung đối với sự phát triển chung của đất nước". Như vậy, các dân tộc thiểu số không chỉ có hòa nhập. Chúng ta tạo mọi điều kiện,chính sách để các dân tộc thiểu số phát triển, nhưng trong sự phát triển ngang bằng này, thì rõ ràng các dân tộc thiểu số phải có trách nhiệm chung vào sự phát triển của đất nước”.

Về mục 3 điều 58 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trong đó có nội dung phục vụ "các dự án phát triển kinh tế xã hội", các ý kiến cho rằng cần quy định rõ hơn như các dự án phát triển kinh tế xã hội được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân thông qua". Thực tế tại Đắk Nông, những năm qua, có những dự án lập ra không mang lại hiệu quả, khiến nhân dân khiếu kiện kéo dài.

Ông Phan Quốc Lập, Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Đắk Nông nêu ý kiến: “Trong điều 116 thì đề nghị là quy định rõ một số chức năng nhiệm vụ cơ bản của HĐND và UBND. Thứ hai là cần bổ sung thêm phần "HĐND lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra".

Hiện nay, các cơ quan đơn vị địa phương ở tỉnh Đắk Nông vẫn đang tiếp tục triển khai rộng rãi việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Góp ý về bản dự thảo cũng là nội dung chính tại Kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Đắk Nông sẽ được tổ chức vào đầu tuần tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều luật về thanh niên nên quy định trong dự thảo Hiến pháp
Điều luật về thanh niên nên quy định trong dự thảo Hiến pháp

(VOV) - Theo một số chuyên gia, vấn đề về thanh niên bị hòa tan với các vấn đề chung, thậm chí dự thảo Hiến pháp “quên” thanh niên…

Điều luật về thanh niên nên quy định trong dự thảo Hiến pháp

Điều luật về thanh niên nên quy định trong dự thảo Hiến pháp

(VOV) - Theo một số chuyên gia, vấn đề về thanh niên bị hòa tan với các vấn đề chung, thậm chí dự thảo Hiến pháp “quên” thanh niên…

"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"
"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"

(VOV) -Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Tập hợp phản ánh những ý kiến phải chính xác, khách quan, đầy đủ, tránh phiến diện.

"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"

"Cần khách quan tổng hợp ý kiến sửa đổi Hiến pháp"

(VOV) -Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Tập hợp phản ánh những ý kiến phải chính xác, khách quan, đầy đủ, tránh phiến diện.

Người dân nhất trí cao với điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
Người dân nhất trí cao với điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Điều 4 quy định như Dự thảo sửa đổi hiện nay đã thể hiện quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng

Người dân nhất trí cao với điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Người dân nhất trí cao với điều 4 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Điều 4 quy định như Dự thảo sửa đổi hiện nay đã thể hiện quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng

Các Chủ tịch Mặt trận góp ý Hiến pháp sửa đổi
Các Chủ tịch Mặt trận góp ý Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Các ý kiến góp ý vào Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng, việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội của MTTQ…

Các Chủ tịch Mặt trận góp ý Hiến pháp sửa đổi

Các Chủ tịch Mặt trận góp ý Hiến pháp sửa đổi

(VOV) -Các ý kiến góp ý vào Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng, việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội của MTTQ…

Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội
Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội

(VOV) - Đa số đồng tình với Dự thảo quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội

Chuyên gia góp ý sửa đổi Hiến pháp, phần về Quốc hội

(VOV) - Đa số đồng tình với Dự thảo quy định Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?
Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?

(VOV)- Theo một số ý kiến, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới nhằm củng cố cơ chế bảo đảm bình đẳng giới, bình đẳng về quyền con người...

Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?

Đưa vấn đề “hôn nhân đồng giới” vào Hiến pháp?

(VOV)- Theo một số ý kiến, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới nhằm củng cố cơ chế bảo đảm bình đẳng giới, bình đẳng về quyền con người...