Dấu ấn 11 ngày họp trực tuyến của Quốc hội khóa XV

VOV.VN - Quốc hội kết thúc 11 ngày họp trực tuyến, hoàn thành nhiều nội dung chương trình quan trọng của Kỳ họp thứ 2. Với việc áp dụng một số đổi mới, cải tiến, nghị trường vẫn “nóng” trước khi bắt đầu đợt họp tập trung.

Với tinh thần chủ động, chuẩn bị từ sớm, từ xa, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhiều lần nhấn mạnh các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã làm việc khẩn trương, phối hợp chặt chẽ, chú trọng chất lượng các nội dung trình Quốc hội, để kỳ họp sau tốt hơn kỳ họp trước. Kết quả của đợt họp trực tuyến Kỳ họp thứ 2 chứng minh điều này khi Quốc hội hoàn thành đúng tiến độ toàn bộ nội dung chương trình với không ít dấu ấn.

Trước hết có thể thấy, chính việc mạnh dạn áp dụng một số đổi mới, cải tiến, Quốc hội đã dần thay đổi phương thức làm việc của kỳ họp một cách linh hoạt, hiệu quả, không chỉ thích ứng tình hình dịch bệnh trước mắt mà có thể đáp ứng yêu cầu lâu dài, phù hợp với một Quốc hội điện tử.

Nghị trường vẫn “nóng” dù họp online khi nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, chất lượng đường truyền, thiết bị đảm bảo. Đợt 1 họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội thảo luận ở 72 tổ với 10 tổ tại Nhà Quốc hội và 62 tổ/62 địa phương.

Công tác tổng hợp thảo luận được nâng cao một bước (sáng thảo luận thì chiều phải có báo cáo tổng hợp, còn chiều họp thì sáng mai phải có báo cáo). Trên cơ sở đó các cơ quan soạn thảo có tiếp thu giải trình bước đầu trước khi đại biểu thảo luận trực tuyến về cùng nội dung, góp phần nâng cao chất lượng xem xét các dự án luật cũng như các báo cáo quan trọng. Và đương nhiên, Tổng Thư ký Quốc hội, các thành viên phải làm việc không quản ngày đêm, không có ngày nghỉ khi Quốc hội làm việc cả 2 ngày thứ 7 và 1 ngày Chủ nhật.

Kỷ cương lập pháp được tăng cường khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội và các uỷ ban của Quốc hội phối hợp, hỗ trợ nhiều vòng trong thời gian dài và cơ bản các dự thảo luật, đề án trình Quốc hội đảm bảo tiến độ, chất lượng. Các báo cáo tóm tắt ngắn gọn, súc tích, điều hành linh hoạt để dành thời gian cho đại biểu thảo luận.

“Có nội dung còn ý kiến khác nhau thì Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra trao đổi sau giờ làm việc chính thức, lật đi lật lại vấn đề để quyết định chính xác hơn” - Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết.

Chính vì vậy, như kết luận của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các phiên họp tại tổ và thảo luận trực tuyến diễn ra sôi nổi, nhiều phát biểu tâm huyết, trách nhiệm đối với 7 dự án luật trình Quốc hội.

Nhiều ý kiến đóng góp thiết thực vào các vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 5 năm tới với tầm nhìn đến 2030; việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội; quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, Quỹ bảo hiểm y tế.

Quốc hội cũng đánh giá, phân tích các báo cáo công tác của khối tư pháp, các dự thảo nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến, nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Thừa Thiên Huế.

Mặt được và chưa được đều được nêu ra một cách thẳng thắn, đặc biệt là vai trò người đứng đầu, trên tinh thần xây dựng để gợi mở giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Hơi thở cuộc sống cũng được chuyển tải sống động tới nghị trường khi đại biểu nêu thực trạng “lùm xùm” liên quan vận động từ thiện, tranh chấp, nói xấu lẫn nhau trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống…; chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học trực tuyến hay các vấn đề an sinh xã hội, lao động, việc làm, tâm lý xã hội, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em mồ côi, hỗ trợ người yếu thế do tác động của đại dịch Covid-19 cần phải được quan tâm xử lý.

Kết quả của đợt 1 họp trực tuyến là cơ sở rất quan trọng cho thành công đợt 2 của kỳ họp sẽ diễn ra từ 8-13/11/2021 theo hình thức họp tập trung tại nhà Quốc hội để bàn thảo nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách, đầu tư công và công tác phòng, chống, kiểm soát dịch COVID-19; chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, biểu quyết thông qua 2 dự án luật, nghị quyết chung của kỳ họp và nhiều nghị quyết quan trọng khác.

Thời gian nghỉ giữa hai đợt họp cũng sẽ rất quan trọng để đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tập trung cao độ nghiên cứu tài liệu, hoàn thiện tất cả các báo cáo tiếp thu, giải trình để Quốc hội quyết sách đúng, trúng, kịp thời khi “người dân, doanh nghiệp đang rất trông chờ”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Cởi trói” nguồn lực đất đai và những băn khoăn nơi nghị trường
“Cởi trói” nguồn lực đất đai và những băn khoăn nơi nghị trường

VOV.VN - Nếu không thay đổi mà vẫn tiếp cận cách thức quy hoạch cứng nhắc, quy hoạch không dựa trên tĩnh và động, phân ra các vùng và quy hoạch không dựa trên xác định cơ chế thị trường thì chúng ta “trói” nguồn lực đất đai.

“Cởi trói” nguồn lực đất đai và những băn khoăn nơi nghị trường

“Cởi trói” nguồn lực đất đai và những băn khoăn nơi nghị trường

VOV.VN - Nếu không thay đổi mà vẫn tiếp cận cách thức quy hoạch cứng nhắc, quy hoạch không dựa trên tĩnh và động, phân ra các vùng và quy hoạch không dựa trên xác định cơ chế thị trường thì chúng ta “trói” nguồn lực đất đai.

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội
"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - 4 Bộ trưởng được đại biểu Quốc hội lựa chọn để tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ 2: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

"Chốt" 4 Bộ trưởng đăng đàn, 2 người lần đầu trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - 4 Bộ trưởng được đại biểu Quốc hội lựa chọn để tiến hành chất vấn tại Kỳ họp thứ 2: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Cơ cấu lại nền kinh tế phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ
Cơ cấu lại nền kinh tế phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điều này khi phát biểu giải trình ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội sáng 30/10 về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Cơ cấu lại nền kinh tế phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

Cơ cấu lại nền kinh tế phải vượt qua tư duy nhiệm kỳ, lợi ích cục bộ

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh điều này khi phát biểu giải trình ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội sáng 30/10 về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

“Minh bạch là nguyên tắc cơ bản của hoạt động vận động quyên góp từ thiện”
“Minh bạch là nguyên tắc cơ bản của hoạt động vận động quyên góp từ thiện”

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, Nghị định 93 của Chính phủ quy định về việc cá nhân kêu gọi, quyên góp tiền từ thiện là cần thiết, là hành lang pháp lý để có thể triển khai được một cách thuận lợi, minh bạch, đúng đối tượng.

“Minh bạch là nguyên tắc cơ bản của hoạt động vận động quyên góp từ thiện”

“Minh bạch là nguyên tắc cơ bản của hoạt động vận động quyên góp từ thiện”

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, Nghị định 93 của Chính phủ quy định về việc cá nhân kêu gọi, quyên góp tiền từ thiện là cần thiết, là hành lang pháp lý để có thể triển khai được một cách thuận lợi, minh bạch, đúng đối tượng.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức
Đại biểu Quốc hội ủng hộ cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, để bảo đảm đồng bộ trong việc thực hiện chủ trương cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp đối với công chức, viên chức, việc sớm bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ là cần thiết. 

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cắt giảm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức, viên chức

VOV.VN - Theo đại biểu Quốc hội, để bảo đảm đồng bộ trong việc thực hiện chủ trương cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng không phù hợp đối với công chức, viên chức, việc sớm bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ là cần thiết.