Đồng chí Nguyễn Lương Bằng là người đặt nền móng cho công tác kiểm tra Đảng

VOV.VN - Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng là người đặt nền móng cho công tác kiểm tra của Đảng, với trên 20 năm đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương.

Những ngày tháng 3, nhà tưởng niệm Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng ở quê hương Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương rất đông các đoàn khách và người dân đến dâng hương. Du khách đến đây được tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Lương Bằng ((2/4/1904 - 2/4/2024) và tỏ lòng thành kính đối với người chiến sĩ cách mạng kiên trung của Đảng và Cách mạng Việt Nam.

Ông Vũ Thế Tuấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Tùng cho biết, dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, chính quyền và nhân dân xã Thanh Tùng tổ chức nhiều hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi để tưởng nhớ người con ưu tú của quê hương: "Để xứng đáng với quê hương của bác Nguyễn Lương Bằng, trong thời gian qua, đảng bộ luôn ổn định về chính trị cũng như tư tưởng. Cán bộ đảng viên luôn noi theo truyền thống quê hương cách mạng. Về phát triển kinh tế năm 2023, mức độ thu nhập bình quân đạt 77,3 triêu đồng/người/năm. Điện, đường, trường trạm khang trang. Đặc biệt, thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, năm 2023, nhân dân vào cuộc rất tích cực, thực hiện được 12 tuyến đường giao thông nông thôn."

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng là lớp thế hệ các chiến sỹ cách mạng đầu tiên của Đảng, giác ngộ theo con đường giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời là một trong những người tham gia tích cực vào quá trình thành lập Đảng và lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Tại Hội nghị toàn quốc của Đảng năm 1945, Cố Phó Chủ tịch nước được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, chuyên trách công tác tài chính và binh vận; sau tổng khởi nghĩa, kiêm công tác ở Tổng bộ Việt Minh.

Trong bối cảnh muôn vàn khó khăn của buổi ban đầu vừa mới giành được chính quyền, Cố Phó Chủ tịch nước được Đảng tin tưởng giao trọng trách Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương.

Theo ông Hoàng Văn Long, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin phân tích dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, dưới sự lãnh đạo của Cố Phó Chủ tịch nước, công tác kinh tế - tài chính của Đảng đạt được nhiều thành tựu quan trọng: "Trong những năm phụ trách công tác kinh tế, tài chính của Đảng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã đề xuất và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách đúng đắn và sáng tạo về kinh tế, tài chính; xây dựng những cơ sở sản xuất, kinh doanh bằng tài chính Đảng và góp phần quan trọng vào việc ổn định nền kinh tế nước nhà; góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đến thắng lợi. Đồng chí cũng là người lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính của Đảng có phẩm chất và năng lực, đóng góp những cán bộ cốt cán cho các ngành kinh tế và tài chính của Nhà nước."

Trong quá trình hoạt động, công tác, Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước, như: Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Liên Xô; Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 5 (năm 1969), đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (kiêm Trưởng ban Ủy ban Kiểm tra Đảng), sau này là Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở bất cứ cương vị công tác nào, Cố Phó Chủ tịch nước cũng gương mẫu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, kiên trung bất khuất trước quân thù, một người cộng sản mẫu mực có đủ phẩm chất Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương khẳng định: "Trong công tác, đồng chí Nguyễn Lương Bằng luôn kiên trì thực hiện những phương pháp thích hợp theo trình tự, vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Đồng chí thể hiện rõ phong cách của một nhà lãnh đạo sâu sát thực tiễn, gần gũi, hòa mình với quần chúng, quan tâm, yêu thương nhân dân và rất mực trong sáng, giản dị. Đồng nghiệp, bạn bè đã dành cho đồng chí Nguyễn Lương Bằng những tên gọi thân thương như "Sao Đỏ", "Anh Cả", coi đó là "biểu tượng của sự mẫu mực, sự trong sáng của tình đồng chí, tình anh em."

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng cũng là người đặt nền móng cho công tác kiểm tra của Đảng, với trên 20 năm đảm nhiệm cương vị Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương. Theo TS Trần Văn Tĩnh, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Trong quá trình công tác, Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đã đóng góp nhiều ý kiến đề xuất với Trung ương và nêu lên một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm tra của Đảng. Đó là những vấn đề cơ bản về vị trí, vai trò, nguyên tắc, phương châm, quy trình, nội dung của công tác kiểm tra; chức năng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra, đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác kiểm tra của Đảng. Những ý kiến đề xuất và các quan điểm chỉ đạo của đồng chí vẫn còn nguyên giá trị vận dụng vào công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng cho tới ngày nay.

TS Trần Văn Tĩnh nói: "Học tập tấm gương các đồng chí cách mạng tiền bối, trong đó có Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng, ngành kiểm tra Đảng tích cực thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh. Thời gian qua, nhất là từ nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 31 văn bản liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực và ban hành 39 văn bản về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, làm cơ sở cho Ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện nhiệm vụ. Trọn cuộc đời, Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tấm gương của đồng chí là giá trị tinh thần mãi mãi tỏa sáng đối với nhiều thế hệ những người cộng sản và thanh niên ta, nhân dân ta".

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2/4/1904, tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm (nay là xã Thanh Tùng, Thanh Miện, Hải Dương), trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước. Hiện nay, tên ông được đặt cho nhiều tuyến phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và đại lộ chính tại thành phố Hải Dương; một thị trấn thuộc huyện Kim Động (Hưng Yên); Khánh Hoà; Tây Ninh. Và ông cũng được đặt tên đường ở Thành phố Hải Phòng thuộc quận Kiến An.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dâng hương tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng
Dâng hương tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Tại lễ kỷ niệm, đông đảo cán bộ, nhân dân xã Thanh Tùng (Hải Dương) và các con cháu nội ngoại của ông Nguyễn Lương Bằng đã cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của ông.

Dâng hương tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Dâng hương tưởng niệm cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng

Tại lễ kỷ niệm, đông đảo cán bộ, nhân dân xã Thanh Tùng (Hải Dương) và các con cháu nội ngoại của ông Nguyễn Lương Bằng đã cùng nhau ôn lại những kỷ niệm về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của ông.

Xét xử phúc thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội
Xét xử phúc thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội

Phiên tòa phúc thẩm lần này được mở theo đơn kháng cáo của 8 bị cáo gồm: Nguyễn Thị Nhi, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Việt, Lê Quang Kiện, Lê Thị Hợi, Phạm Chí Năng, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải. 

Xét xử phúc thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội

Xét xử phúc thẩm vụ án gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản ở 178 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội

Phiên tòa phúc thẩm lần này được mở theo đơn kháng cáo của 8 bị cáo gồm: Nguyễn Thị Nhi, Ngô Thị Dung, Nguyễn Thị Việt, Lê Quang Kiện, Lê Thị Hợi, Phạm Chí Năng, Nguyễn Đắc Hùng, Thái Thanh Hải. 

Dư luận xung quanh phiên toà phúc thẩm vụ án 178 Nguyễn Lương Bằng
Dư luận xung quanh phiên toà phúc thẩm vụ án 178 Nguyễn Lương Bằng

Hầu hết những người dân khi được hỏi đều cho rằng, hình phạt dành cho các bị cáo mà phiên phúc thẩm vừa tuyên là còn nhẹ so với những hành động mà các bị cáo này phạm phải

Dư luận xung quanh phiên toà phúc thẩm vụ án 178 Nguyễn Lương Bằng

Dư luận xung quanh phiên toà phúc thẩm vụ án 178 Nguyễn Lương Bằng

Hầu hết những người dân khi được hỏi đều cho rằng, hình phạt dành cho các bị cáo mà phiên phúc thẩm vừa tuyên là còn nhẹ so với những hành động mà các bị cáo này phạm phải