Ghi nhận ý kiến của các ĐBQH về những nội dung khó trong dự thảo Luật Đất đai

VOV.VN - Ngày 3/11, thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đã có 65 ý kiến phát biểu và nêu ý kiến tranh luận.

Sau các ý kiến thảo luận và tranh luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã phát biểu giải trình, làm rõ những vấn đề được các ĐBQH quan tâm.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, tổng hợp đầy đủ ý kiến ĐBQH thảo luận để hoàn thiện dự thảo Luật. Đồng thời, ghi nhận chia sẻ của các đại biểu với nội dung luật khó phức tạp.

Về sự thống nhất của hệ thống pháp luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, liên quan đến đất rừng, qua trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống nhất chính sách phân cấp, cấp ủy quyền cho Hội đồng nhân dân các địa phương và thời gian tới cần sửa Luật Lâm nghiệp để thống nhất. 

Theo ông Vũ Hồng Thanh, về Điều 79, nhiều đại biểu quan tâm và các ý kiến đều thống nhất với nội dung bổ sung quy định cho phép Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp dự án đã được Quốc hội, Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng.

Về các khoản Nhà nước thu hồi đất, quy định theo hướng liệt kê, một số đại biểu cho rằng liệt kê chưa đủ, song cần bám vào Điều 54 của Hiến pháp với yêu cầu là phải thật cần thiết.

"Liên quan đến các dự án thuộc diện thu hồi đất, nếu doanh nghiệp, nhà đầu tư muốn được thỏa thuận thì các đại biểu cũng ủng hộ theo hướng này để trong quá trình thỏa thuận bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp và tránh các khiếu kiện phức tạp. Các đại biểu cũng còn băn khoăn ở trong trường hợp thỏa thuận không thành công thì cũng cần phải có cơ chế xử lý", ông Thanh nói.

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, về các điều kiện để nhà đất thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia công cộng thì một trong những yêu cầu của Nghị quyết 18-NQ/TW là có thể thu hồi đất nhưng phải có phương án cho người dân để bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân. Do đó, dự thảo Luật quy định về 7 trường hợp,  phương án bắt buộc phải có. Trong đó, chỉ trong trường hợp bắt buộc phải có tái định cư thì phải hoàn thành các khu tái định cư.

Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị cho phép quy định trong trường hợp chưa hoàn thành khu tái định cư, bởi vì mất nhiều thời gian để xây dựng khu tái định cư thì có bố trí tạm cư và người dân phải đồng thuận. 

Liên quan đến các chính sách bảo đảm đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, dự thảo Luật đã có Điều 16 và một số các điều khoản khác liên quan để mà thực hiện chính sách này, trong đó, xử lý đất ở, đất sản xuất lần đầu; có cơ chế để xử lý trong trường hợp chuyển nhượng hay thừa kế để bảo đảm quỹ đất để cho bố trí cho đồng bào dân tộc thiểu số từ đất đai của sắp xếp lại các nông lâm trường, các dự án phát triển quỹ đất… Tuy nhiên, các ý kiến vẫn cho rằng phạm vi còn hẹp so với Nghị quyết 18-NQ/TW bởi không phải chỉ có vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi mà ở các vùng khác… Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để đưa vào luật bảo đảm tính khả thi. 

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cũng đề cập rõ hơn về cơ chế xác định giá đất, các nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất; cơ chế, chính sách tài chính về đất đai, thuê đất trả tiền hàng năm và trả tiền một lần giao đất cho thuê đất đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Một số đại biểu tham gia ý kiến về cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, quản lý sử dụng đất, kết hợp đa mục đích đất quốc phòng, an ninh, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, đất ven biển, đất cho dự trữ khoáng sản, phát triển du lịch, dịch vụ... đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân và doanh nghiệp mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành
Người dân và doanh nghiệp mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành

VOV.VN - Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 3/11, đại biểu Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cơ bản được sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn, trên cơ sở rà soát, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chuyên gia và nhân dân.

Người dân và doanh nghiệp mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành

Người dân và doanh nghiệp mong chờ Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành

VOV.VN - Trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 3/11, đại biểu Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cơ bản được sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp hơn với thực tiễn, trên cơ sở rà soát, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, chuyên gia và nhân dân.

“Công tác hoàn thiện Luật Đất đai đòi hỏi hết sức kỹ lưỡng, thận trọng”
“Công tác hoàn thiện Luật Đất đai đòi hỏi hết sức kỹ lưỡng, thận trọng”

VOV.VN - UBTVQH và Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và của Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, rà soát, tiếp thu ý kiến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia; qua đó, chất lượng dự thảo luật đã từng bước được nâng lên.

“Công tác hoàn thiện Luật Đất đai đòi hỏi hết sức kỹ lưỡng, thận trọng”

“Công tác hoàn thiện Luật Đất đai đòi hỏi hết sức kỹ lưỡng, thận trọng”

VOV.VN - UBTVQH và Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và của Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ để nghiên cứu, rà soát, tiếp thu ý kiến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia; qua đó, chất lượng dự thảo luật đã từng bước được nâng lên.

Nhiều cán bộ ở Khánh Hòa bị kỷ luật vì đất đai
Nhiều cán bộ ở Khánh Hòa bị kỷ luật vì đất đai

VOV.VN - Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 21, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Chi ủy Chi bộ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và 3 Chi ủy Chi bộ chi nhánh.

Nhiều cán bộ ở Khánh Hòa bị kỷ luật vì đất đai

Nhiều cán bộ ở Khánh Hòa bị kỷ luật vì đất đai

VOV.VN - Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 21, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Chi ủy Chi bộ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh và 3 Chi ủy Chi bộ chi nhánh.