Hiến pháp sửa đổi đáp ứng được ý nguyện của Đảng, của dân

(VOV) -Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp được thực hiện sâu rộng trong các cấp, ngành, đoàn thể và toàn dân.

Sau 3 tháng tiếp nhận ý kiến nhân dân, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tiếp nhận bàn giao bản tổng hợp ý kiến tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

Đây thực sự là một đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, sôi nổi trong toàn dân. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã lắng nghe, tiếp nhận rất nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn vào từng điều khoản, chương, điều của bản dự thảo: Mong muốn chung của nhân dân là tư tưởng Hiến pháp là của nhân dân, do dân và vì dân phải được phản ánh đậm nét trong các quy định của bản dự thảo.

Suốt 3 tháng qua, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được thực hiện sâu rộng trong các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể và toàn dân.

Ngoài các hội nghị, hội thảo, việc tuyên truyền các quy định của bản dự thảo được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân nghiên cứu, hiểu và đóng góp ý kiến.

Theo sơ kết ban đầu, đến nay, Bộ Tư pháp đã nhận được hơn 15 triệu lượt ý kiến, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam nhận được hơn 8 triệu lượt ý kiến góp ý cho lời nói đầu và 11 chương của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Đó là những ý kiến sâu sắc, tâm huyết, thẳng thắn, nhiệt tình và trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, từ nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu trong các dân tộc, các chức sắc tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đợt sinh hoạt chính trị pháp lý này đã thể hiện đậm nét quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước, đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ông Hoàng Thế Liên - Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp – Tổ trưởng Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 cho biết: “Có 4 chương người dân góp ý nhiều nhất (Chương về quyền con người có hơn 5 triệu lượt người tham gia góp ý). Cơ bản nhân dân đều ghi nhận và đồng tình cao với một số điểm mới trong Hiến pháp. Nhất là vấn đề liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân, nhất là Điều 6 ghi nhận phương thức để nhân dân thực hiện quyền làm chủ đầy đủ hơn Hiến pháp năm 1992. Nhân dân cũng rất đồng tình với việc kiểm soát quyền lực. Chỉ có một băn khoăn là có cơ chế như thế nào để việc kiểm soát quyền lực phát huy tác dụng trong thực tiễn”.

Nhận xét, góp ý của các tầng lớp đối với bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 khá toàn diện. Tựu trung, nhân dân mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp lần này hiến định rõ hơn về dân chủ, quyền làm chủ nhân dân, vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc, và hiến định rõ vai trò của hệ thống chính trị của nước ta trong thời kỳ mới.

Điều 4 của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp về vai trò lãnh đạo của Đảng đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí cả những ý kiến trái chiều.

Theo GS-TS Hoàng Chí Bảo - Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, mọi khác biệt về tư duy cũng được coi là bình thường trong sự vận động của dân chủ. Nhưng điều quan trọng là xuất phát từ động cơ gì, xây dựng hay phá hoại. Có thể do chưa hiểu biết, chưa đầy đủ thông tin, cũng có thể do nhận thức không phù hợp nhưng cũng không loại trừ sự phủ nhận có ý thức.

Ghi nhận khách quan tất cả những ý kiến đó cho thấy rằng hầu hết các tầng lớp nhân dân vẫn đồng lòng cao với việc khẳng định, bổ sung mạnh mẽ sâu sắc vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Qua tổng hợp ý kiến của nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Huỳnh Đảm nhận định: Nhân dân mong muốn xuất phát từ bản chất của dân chủ. Đảng đổi mới phương thức hoạt động để dân chủ được phát huy, tạo cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động của Đảng và của các cơ quan Nhà nước.

Ông Huỳnh Đảm nói: “Mọi tổ chức Đảng cũng như Đảng viên không chỉ hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Nhiều ý kiến đóng góp đề nghị bổ sung làm sao Đảng phải gương mẫu trong việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Nhiều ý kiến thảo luận góp ý bổ sung lần này phải hiến pháp định rõ cơ chế để Đảng thực thi vai trò lãnh đạo và hiến định rõ cơ chế để nhân dân giảm sát và tham gia xây dựng Đảng một cách cụ thể và thiết thực. Còn đối với Nhà nước phải tiếp tục khẳng định Nhà nước là của dân, do dân, vì dân và làm sao hiến định rõ cơ chế để nhân dân thực hiện quyền lực của mình”.

Tư tưởng dân chủ xuyên suốt và chi phối mọi quy định của Hiến pháp, đặc biệt trong thiết chế chính trị và khẳng định Nhà nước bảo vệ, bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền công dân. Để đảm bảo dân chủ hiện hữu chứ không chỉ tồn tại trong văn bản, việc quy định cụ thể cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực là cần thiết. Đồng thời các thiết chế độc lập và vai trò giám sát của nhân dân cần được đảm bảo.

Mỗi ý kiến đóng góp của nhân dân vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chứa đựng rõ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, xuất phát từ tâm khảm, suy nghĩ sâu sắc, hết sức độc lập.

Trân trọng những ý kiến đó, trong Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa tổ chức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá, đây thực sự là khối tài sản quý và lớn. Nhưng điều hệ trọng là việc quản lý và sử dụng khối tài sản này như thế nào.

Chủ tịch nước nói: “Việc tổ chức lấy ý kiến như thế nào hết sức thiết thực, từ khâu lắng nghe đến khâu tổng hợp đến khâu chuyển tải làm sao hết sức đầy đủ. Chuyển tải được ý tứ của toàn Đảng, toàn dân về việc lấy ý kiến. Theo chủ trương lấy ý kiến nhân dân đến hết tháng 9, tôi đề nghị làm thế nào góp phần ở mức cao nhất để cuối cùng bản Hiến pháp sửa đổi phản ánh, đáp ứng được ý nguyện của Đảng, của dân. Cuối cùng đất nước có bản Hiến pháp sửa đổi mà toàn Đảng, toàn dân thấy hài lòng”.

Tâm nguyện lớn nhất của nhân dân đặt trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này chính là Hiến pháp phải thực sự của dân, do dân và vì dân. Điều này không chỉ nằm trong từng quy định mà cần được thể hiện sâu sắc trong chính quá trình tiếp thu những ý kiến của nhân dân đóng góp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp rất toàn diện
Ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp rất toàn diện

(VOV)-Sau gần 3 tháng, đã có khoảng 8 triệu ý kiến đóng góp thông qua kênh MTTQ Việt Nam. Cơ bản các ý kiến đồng tình với dự thảo Hiến pháp...

Ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp rất toàn diện

Ý kiến nhân dân sửa đổi Hiến pháp rất toàn diện

(VOV)-Sau gần 3 tháng, đã có khoảng 8 triệu ý kiến đóng góp thông qua kênh MTTQ Việt Nam. Cơ bản các ý kiến đồng tình với dự thảo Hiến pháp...

Nhân dân nhất trí cao với nội dung dự thảo Hiến pháp
Nhân dân nhất trí cao với nội dung dự thảo Hiến pháp

(VOV) -Mỗi lần sửa đổi Hiến pháp đều đánh dấu sự chuyển mình của dân tộc đang bước sang một thời kỳ mới

Nhân dân nhất trí cao với nội dung dự thảo Hiến pháp

Nhân dân nhất trí cao với nội dung dự thảo Hiến pháp

(VOV) -Mỗi lần sửa đổi Hiến pháp đều đánh dấu sự chuyển mình của dân tộc đang bước sang một thời kỳ mới

MTTQ chuyển 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
MTTQ chuyển 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trân trọng cảm ơn MTTQ đã tập hợp được kết quả trí tuệ, tâm huyết, nguyện vọng của nhân dân

MTTQ chuyển 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

MTTQ chuyển 8 triệu ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu trân trọng cảm ơn MTTQ đã tập hợp được kết quả trí tuệ, tâm huyết, nguyện vọng của nhân dân

Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp
Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Đến nay, đã có 20.000 cán bộ hội viên Người cao tuổi ở tỉnh Quảng Trị tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp

Người cao tuổi Quảng Trị góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Đến nay, đã có 20.000 cán bộ hội viên Người cao tuổi ở tỉnh Quảng Trị tham gia ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp
Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -"Phải làm sao từ khâu lắng nghe, tổng hợp đến khâu chuyển tải ý kiến đến cơ quan có trách nhiệm cao nhất phải hết sức đầy đủ".

Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp

Mặt trận Tổ quốc lấy ý kiến nhân sĩ sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -"Phải làm sao từ khâu lắng nghe, tổng hợp đến khâu chuyển tải ý kiến đến cơ quan có trách nhiệm cao nhất phải hết sức đầy đủ".

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý sửa đổi Hiến pháp
Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát huy trí tuệ, tập trung thảo luận sửa đổi Hiến pháp

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý sửa đổi Hiến pháp

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý sửa đổi Hiến pháp

(VOV) -Chủ tịch Quốc hội mong muốn các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát huy trí tuệ, tập trung thảo luận sửa đổi Hiến pháp