Nhiều ý kiến đóng góp về dự thảo Luật Thủ đô

(VOV) - Các ý kiến đóng góp vào việc quản lý và bảo vệ môi trường, đất đai, dân cư và giao thông vận tải.

Chiều 11/10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tổ chức lấy ý kiến của các ban, ngành, địa phương đóng góp vào dự thảo Luật Thủ đô.

Góp ý vào dự thảo Luật này, các đại biểu tập trung bàn về những quy định liên quan đến các vấn đề như quản lý và bảo vệ môi trường; quản lý đất đai; quản lý dân cư; phát triển, quản lý giao thông vận tải.

Ông Vũ Ngọc Thành, Phó trưởng phòng pháp chế, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, Luật Thủ đô cần có quy định trong quản lý đất đô thị, cần dành một tỷ lệ diện tích đất phù hợp để phát triển các khu đô thị xây dựng nhà ở xã hội, nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có cớ hội mua được nhà ở.

Về vấn đề quản lý và bảo vệ môi trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường cho rằng, cần quy chuẩn hoá thành các tiêu chuẩn, chuẩn mực về môi trường chứ không quy định chung chung như dự thảo luật.

 “Chúng ta xây dựng nội dung này để Hà Nội xanh, sạch đẹp hơn, nhưng thực sự khó về chuẩn mực. Đây là tiêu chuẩn về kỹ thuật vì vậy tôi cho rằng cần có chuẩn mực. Quy định các tổ chức cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn gần phải bị xử lý nghiêm minh, triệt để về nguyên tắc thì đúng, nhưng xử lý như thế nào? Do đó tôi cho rằng thiết chế này cần sát thực tế hoặc cần có sự đầu tư của Nhà nước hoặc Thủ đô, tôi nghĩ như thế sẽ hợp lý hơn” -  Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường nêu ý kiến.

Về điều khoản quản lý dân cư, một số đại biểu đề nghị Luật Thủ đô cần bổ sung quy định công dân có thể đăng ký thường trú ở nội thành, nếu sống tạm trú liên tục 2 năm, có việc làm ổn định và hợp pháp, cũng như xét đặc cách đăng ký thường trú với những người có thành tích đặc biệt.

Dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô được xây dựng gồm 4 chương 35 điều, được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.  

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô được xây dựng gồm 4 chương 35 điều, được Quốc hội thảo luận và cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.  

“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô
“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô

Theo dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều.

“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô

“Mổ xẻ” dự thảo Luật Thủ đô

Theo dự kiến, dự thảo Luật Thủ đô sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tới, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều.

UBTVQH thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô và Phòng chống khủng bố
UBTVQH thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô và Phòng chống khủng bố

Một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại là cần phải có cơ chế, chính sách tài chính phù hợp.

UBTVQH thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô và Phòng chống khủng bố

UBTVQH thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô và Phòng chống khủng bố

Một trong những điều kiện quan trọng để xây dựng, phát triển Thủ đô văn minh, hiện đại là cần phải có cơ chế, chính sách tài chính phù hợp.

Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?
Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?

Do Hà Nội chịu áp lực lớn về dân cư tăng quá nhanh, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ đăng kí thường trú tại nội thành.

Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?

Luật Thủ đô sẽ “thắt chặt” về đăng kí thường trú?

Do Hà Nội chịu áp lực lớn về dân cư tăng quá nhanh, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ đăng kí thường trú tại nội thành.

Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô
Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô

Với 44,83% đại biểu không tán thành, Luật Thủ đô đã không vượt qua được cuộc biểu quyết chiều 29/3

Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô

Quốc hội chưa thông qua Luật Thủ đô

Với 44,83% đại biểu không tán thành, Luật Thủ đô đã không vượt qua được cuộc biểu quyết chiều 29/3