Quán triệt đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ Đảng

VOV.VN - “Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ, nhất là Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Sáng 26/10 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc công tác văn thư, lưu trữ Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội năm 2023. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai dự hội nghị.

Những năm qua, công tác văn thư, lưu trữ đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương đã phát hành hơn 38 triệu văn bản; đã tiếp nhận, xử lý 228 triệu văn bản đến; lập hơn 750 ngàn hồ sơ công việc.

Trong công tác lưu trữ, đã thu thập được hơn 167.000 mét giá tài liệu giấy; hàng trăm ngàn tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình; quản lý gần 6.000 phông lưu trữ với hơn 38.000 mét giá tài liệu; đảm bảo lưu trữ tài liệu đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tài liệu của các cơ quan chia, tách, sáp nhập, giải thể đúng quy định; phục vụ hơn 700.000 lượt khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, cung cấp hơn 2 triệu tài liệu với gần 4 triệu trang bản sao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác văn thư, lưu trữ vẫn còn một số hạn chế, bất cập như một số nơi, một số cán bộ ý thức chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật chưa nghiêm; chất lượng công tác văn thư, lưu trữ chưa đảm bảo; việc quản lý tài liệu còn lỏng lẻo, để xảy ra mất mát, thất lạc tài liệu; số lượng tài liệu hư hỏng cần tu bổ, phục chế còn nhiều; chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa tài liệu…

Để khắc phục tình trạng này ông Nguyễn Công Bằng, Chánh Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục nghiên cứu tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác văn thư, lưu trữ đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ công tác văn thư lưu trữ. Cùng với đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý văn bản nhằm nâng cao chất lượng trong việc lập, quản lý hồ sơ lưu trữ văn bản. Tăng cường các giải pháp bảo mật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư, lưu trữ, đảm bảo an toàn bảo mật thông tin. Thứ ba là thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn chuyên sâu cho công chức làm công tác văn thư, lưu trữ để cán bộ làm công tác văn thư lưu trữ giỏi hơn và chuyên nghiệp hơn.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, bà Trương Thị Mai nêu rõ, công tác văn thư, lưu trữ là công việc có vai trò rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành; là điểm đầu và cũng là điểm cuối của quá trình giải quyết công việc, là bộ phận không thể thiếu để bảo đảm hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác văn thư, lưu trữ vẫn còn một số hạn chế, bất cập.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu, bà Trương Thị Mai đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, nhất là các đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức được giao nhiệm vụ văn thư, lưu trữ cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quán triệt đầy đủ, sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của của công tác văn thư, lưu trữ, nhất là Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo bà Trương Thị Mai đây là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các tổ chức Đảng, tổ chức tiền thân của Đảng, các lãnh đạo tiền bối của Đảng... với nghĩa là tài sản quý giá đặc biệt, là lịch sử hoạt động của Đảng gắn với lịch sử của đất nước, rất cần thiết và có giá trị to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, được truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Bà Trương Thị Mai yêu cầu: “Các cấp ủy tổ chức Đảng, cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ phải nêu cao trách nhiệm trong việc chấp hành, tổ chức thực hiện nghiêm thống nhất đồng bộ chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Trung ương của Văn phòng Trung ương về công tác văn thư, lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước. Văn phòng Trung ương Đảng, các cơ quan liên quan cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của văn thư, lưu trữ Đảng, Mặt trận Tổ quốc tổ chức chính trị xã hội sau khi Luật Lưu trữ được ban hành để đảm bảo đồng bộ với pháp luật của Nhà nước và đồng thời cũng là đảm bảo việc thực hiện thống nhất, hiệu quả trong công việc này”.

Đối với công tác văn thư, bà Trương Thị Mai yêu cầu, Văn phòng Trung ương sớm triển khai nghiên cứu, cụ thể hóa chủ trương “Hoàn thiện quy định về ban hành văn bản của Đảng bảo đảm khoa học, thực tiễn, hệ thống, chặt chẽ”, “Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương” theo tinh thần Nghị quyết 28 về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Đối với công tác lưu trữ, bà Trương Thị Mai đề nghị cần thực hiện tốt công tác thu thập, chỉnh lý tài liệu vào lưu trữ lịch sử, quản lý tài liệu lưu trữ, bảo quản, thống kê, nhất là với tài liệu lưu trữ quý hiếm. Đồng thời phục vụ, đáp ứng kịp thời, nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả các yêu cầu khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

VOV.VN - Với đặc thù có 49 dân tộc cùng chung sống, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên dân tộc thiểu số luôn được tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Lực lượng cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cùng chung sức đồng lòng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương.

Nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Nâng cao chất lượng cán bộ đảng viên người dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

VOV.VN - Với đặc thù có 49 dân tộc cùng chung sống, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên dân tộc thiểu số luôn được tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Lực lượng cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cùng chung sức đồng lòng phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương.

Xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở - nhìn từ Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Sơn La
Xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở - nhìn từ Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Sơn La

VOV.VN - Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên luôn được Đảng bộ tỉnh Sơn La coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Để thực hiện, tỉnh Sơn La đã triển khai Nghị quyết số 02 về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở - nhìn từ Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Sơn La

Xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở - nhìn từ Nghị quyết 02 của Tỉnh ủy Sơn La

VOV.VN - Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên luôn được Đảng bộ tỉnh Sơn La coi trọng và xác định là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Để thực hiện, tỉnh Sơn La đã triển khai Nghị quyết số 02 về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở đảng bộ xã, phường, thị trấn gắn với củng cố hệ thống chính trị cơ sở.

Sơn La: Đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và mỗi đảng viên
Sơn La: Đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và mỗi đảng viên

VOV.VN - Xác định, đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và đảng viên, nhiều địa phương vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn ở Sơn La đã tìm nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên mới, trong đó phải kể đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú cho đảng.

Sơn La: Đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và mỗi đảng viên

Sơn La: Đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và mỗi đảng viên

VOV.VN - Xác định, đảng vững mạnh từ mỗi chi bộ và đảng viên, nhiều địa phương vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn ở Sơn La đã tìm nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên mới, trong đó phải kể đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú cho đảng.