Bộ trưởng Tư pháp: Hệ thống pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới

VOV.VN - Cùng với đó là sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, nhiều chủ thể ban hành nên rất phức tạp, khó tuân thủ và chi phí tuân thủ rất lớn.

Tại phiên chất vấn chiều nay (11/6), Đại biểu Trần Du Lịch (đoàn TP HCM) chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Thi hành án dân sự, phát mãi tài sản thế chấp… liên quan đến pháp luật dân sự, pháp luật hành chính. Qua phản ánh của cử tri, đặc biệt là giới Ngân hàng mà cũng có lần tôi đã báo cáo Thủ tướng, là không có nơi nào thủ tục nhiêu khê, phức tạp để bán, xử lý một tài sản thế chấp như ở Việt Nam. Một NH khi đáo nợ, phát mại một tài sản nhanh nhất phải mất 4 năm. Tất cả những cái này tắc nghẽn, các vấn đề phi thị trường đã làm tắc nghẽn tất cả”.

Đại biểu chất vấn: “Với tư cách là cơ quan tham mưu cho Chính phủ và đầu mối về vấn đề pháp luật hành chính dân sự, Bộ trưởng có thấy thực tế này đang diễn ra, đang cản trở và có giải pháp gì xử lý, tháo gỡ toàn bộ?”.

Trả lời chất vấn này của Đại biểu Trần Du Lịch, Bộ trưởng Hà Hùng cường đồng tình nhận định này. “Vì liên quan đến tài sản nên nhiều vấn đề phụ thuộc vào thị trường. Ví dụ bất động sản đã có lúc nóng lên… còn bản án có thể tuyên cách đây 10 năm. Khi đó giá cả của bất động sản lại khác. Đánh giá tài sản thế nào để bán thì còn là câu chuyện dài” – Bộ trưởng nói.

Một lý do nữa được Bộ trưởng Hà Hùng Cường đưa ra là vì đó là tài sản của DN, người dân nên Luật qui định cũng phức tạp. Theo luật thì chủ tài sản đó có quyền yêu cầu đánh giá đi đánh giá lại, không thừa nhận kết quả đánh giá… nên rất phức tạp.

Hướng giải quyết, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, “Bộ Tư pháp vừa trình Chính phủ sửa đổi Luật thi hành án dân sự theo hướng người chủ tài sản đó chỉ được yêu cầu đánh giá lại 1 lần và giao cho các công ty chuyên nghiệp làm chứ không phải chỉ riêng ngành Tài chính như hiện nay”.

Nói về hệ thống pháp luật của Việt Nam, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, từ khi đổi mới chúng ta mới quan tâm thực sự đến công tác xây dựng hệ thống pháp luật. Có những luật chưa có luật mẹ đã có luật con.

“Về vi mô, thì hiện nay hệ thống pháp luật của ta cũng phức tạp nhất thế giới, với nhiều chủ thể được ban hành văn bản qui phạm pháp luật, thậm chí là đến chủ tịch xã. Năm 2008 Chính phủ đề nghị Quốc hội cho đơn giản hóa, giảm hình thức văn bản đi… Quốc hội đã đồng ý giảm văn bản của Thủ tướng, Bộ trưởng… nhưng vẫn nhiều văn bản qui phạm pháp luật, nhiều chủ thể ban hành nên rất phức tạp, khó tuân thủ và chi phí tuân thủ rất lớn” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, đi vào nội dung cụ thể từng dự án luật càng có vấn đề (phạm vi điều chỉnh còn có sự chồng chéo). “Về phần cơ quan thẩm định, chúng tôi luôn kiểm điểm, ra sức cố gắng. Chúng tôi nhận khuyết điểm có sự chồng chéo chỗ này chỗ khác. Ngay tại kỳ họp này, một số văn bản trình lên Quốc hội cũng có sự chồng chéo” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa ai bị giáng chức
Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa ai bị giáng chức

(VOV) -Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ lãnh đạo, công chức nào bị giáng chức, buộc thôi việc… khi ban hành văn bản sai.

Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa ai bị giáng chức

Ban hành văn bản pháp luật sai: Chưa ai bị giáng chức

(VOV) -Hàng chục năm nay chưa thấy cán bộ lãnh đạo, công chức nào bị giáng chức, buộc thôi việc… khi ban hành văn bản sai.

Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về văn bản pháp luật "có vấn đề"
Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về văn bản pháp luật "có vấn đề"

VOV.VN -Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận, tinh thần và nội dung thẩm định vẫn còn nặng về tính pháp lý.

Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về văn bản pháp luật "có vấn đề"

Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về văn bản pháp luật "có vấn đề"

VOV.VN -Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận, tinh thần và nội dung thẩm định vẫn còn nặng về tính pháp lý.

Để không còn những văn bản pháp luật “gây bão”
Để không còn những văn bản pháp luật “gây bão”

VOV.VN-Cơ quan chức năng phải đảm bảo kiểm tra, giám sát và đề xuất biện pháp xử lý các văn bản có dấu hiệu trái luật, thiếu khả thi.

Để không còn những văn bản pháp luật “gây bão”

Để không còn những văn bản pháp luật “gây bão”

VOV.VN-Cơ quan chức năng phải đảm bảo kiểm tra, giám sát và đề xuất biện pháp xử lý các văn bản có dấu hiệu trái luật, thiếu khả thi.

Chính phủ còn nợ đọng 53 văn bản pháp luật
Chính phủ còn nợ đọng 53 văn bản pháp luật

VOV.VN -Trong số này có17 nghị định, 03 quyết định, 28 thông tư, 05 thông tư liên tịch. 

Chính phủ còn nợ đọng 53 văn bản pháp luật

Chính phủ còn nợ đọng 53 văn bản pháp luật

VOV.VN -Trong số này có17 nghị định, 03 quyết định, 28 thông tư, 05 thông tư liên tịch. 

Văn bản pháp luật không phù hợp gây bức xúc cho dân
Văn bản pháp luật không phù hợp gây bức xúc cho dân

VOV.VN -Để tránh những bất cập này, Chính phủ thí điểm Bộ Tư pháp thẩm định, tư vấn trước khi các Bộ ban hành văn bản.

Văn bản pháp luật không phù hợp gây bức xúc cho dân

Văn bản pháp luật không phù hợp gây bức xúc cho dân

VOV.VN -Để tránh những bất cập này, Chính phủ thí điểm Bộ Tư pháp thẩm định, tư vấn trước khi các Bộ ban hành văn bản.

Bộ Công an quán triệt văn bản pháp luật về an ninh trật tự
Bộ Công an quán triệt văn bản pháp luật về an ninh trật tự

VOV.VN -Việc làm này nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Bộ Công an quán triệt văn bản pháp luật về an ninh trật tự

Bộ Công an quán triệt văn bản pháp luật về an ninh trật tự

VOV.VN -Việc làm này nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Văn bản pháp luật ban rồi hủy: Cần xử lý
Văn bản pháp luật ban rồi hủy: Cần xử lý

VOV.VN -Thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật, thiếu tính khả thi vẫn được đưa ra.

Văn bản pháp luật ban rồi hủy: Cần xử lý

Văn bản pháp luật ban rồi hủy: Cần xử lý

VOV.VN -Thời gian qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật, thiếu tính khả thi vẫn được đưa ra.