Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ-Trưởng phái Đoàn EU tại Việt Nam

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội khẳng định, nguyên tắc và lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

Sáng 1/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Đại sứ - Trưởng phái Đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Bruno Angetlet đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ.

Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ - Trưởng phái Đoàn EU tại Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Đại sứ - Trưởng phái Đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angetlet đã có nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam; vui mừng nhận thấy quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu thời gian nhiệm kỳ của Đại sứ đã có những bước phát triển tích cực.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự đóng góp của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Nghị viện châu Âu, đặc biệt là trong việc hai bên hoàn tất đám phán và ký chính thức 2 Hiệp định EVFTA và IPA.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ với Đại sứ - Trưởng phái Đoàn EU tại Việt Nam những diễn biến mới nhất về Biển Đông; đồng thời khẳng định, nguyên tắc và lập trường nhất quán của Việt Nam là giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; duy trì hòa bình, đảm bảo tự do hành hải, hàng không; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp ở Biển Đông.

Về quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Châu Âu, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hai bên đã tăng cường hợp tác thông qua nhiều hình thức như trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, trao đổi những vấn đề khu vực và quốc tế hai bên quan tâm, đối thoại với tinh thần hữu nghị, xây dựng và thẳng thắn.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẵn sàng trao đổi thông tin, đón các đoàn nghị sĩ của Nghị viện châu Âu tới thăm, qua đó giúp phía Nghị viện châu Âu hiểu rõ hơn về tình hình Việt Nam; đồng thời Việt Nam luôn lắng nghe những ý kiến đóng góp của đối tác trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cải cách quản trị của mình.

Chủ tịch Quốc hội mong muốn dù ở cương vị nào thì Đại sứ vẫn sẽ tiếp tục gìn giữ những ấn tượng tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam, luôn là người bạn thân thiết, tiếp tục vun đắp cho quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu.

Nhân dịp này, thông qua Đại sứ, Chủ tịch Quốc hội đã gửi lời mời đến Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli sớm tới thăm chính thức Việt Nam.

Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu và những lời nói tốt đẹp của Chủ tịch Quốc hội dành cho cá nhân mình, Đại sứ - Trưởng phái Đoàn EU tại Việt Nam Bruno Angetlet chia sẻ vinh dự, thời gian qua ông đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía các cơ quan Việt Nam, trong đó có Quốc hội Việt Nam để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong suốt thời gian công tác tại Việt Nam, từ vai trò của Đại sứ Vương quốc Bỉ đến Đại sứ Liên minh châu Âu, đại sứ cảm nhận được những thay đổi đáng kể của Việt Nam so với trước đây, trở thành quốc gia có nền kinh tế năng động, nhiều tiềm năng.

 

Đại sứ Bruno Angetlet khẳng định, Liên minh châu Âu luôn nỗ lực cao nhất để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ giữa Việt Nam với EU cũng như hỗ trợ Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong khu vực.

Hiện Việt Nam là nước có nhận được nhiều chương trình hỗ trợ nhất của Liên minh châu Âu trong khu vực Đông Nam Á trong đó có chương trình hỗ trợ về năng lượng lớn nhất đối với một nước nằm ngoài EU; cũng là nước duy nhất có bộ hiệp định toàn diện như: Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU; Hiệp định Thương mại tự do; Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - EU; Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU.

Đại sứ nhấn mạnh, có được những kết quả này một phần là nhờ chính sách đối ngoại cởi mở, thân thiện của Việt Nam, đặc biệt là những động thái nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong đó có việc phê chuẩn Công ước số 98 của ILO, tiến tới sửa đổi Bộ luật Lao động của Việt Nam. Đại sứ tin tưởng, trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực để hiện thực hóa những thỏa thuận đã kí kết, qua đó tác động thúc đẩy sự phát triển của Liên minh châu Âu và Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ động đánh giá đúng tình hình tuyến biên giới Tây Nam và Biển Đông
Chủ động đánh giá đúng tình hình tuyến biên giới Tây Nam và Biển Đông

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch yêu cầu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ động nắm, dự báo, đánh giá đúng tình hình các địa bàn trọng điểm để kịp thời tham mưu xử lý các tình huống,...

Chủ động đánh giá đúng tình hình tuyến biên giới Tây Nam và Biển Đông

Chủ động đánh giá đúng tình hình tuyến biên giới Tây Nam và Biển Đông

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch yêu cầu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chủ động nắm, dự báo, đánh giá đúng tình hình các địa bàn trọng điểm để kịp thời tham mưu xử lý các tình huống,...

Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc trao đổi thẳng thắn tình hình Biển Đông
Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc trao đổi thẳng thắn tình hình Biển Đông

VOV.VN - Nhiều nước ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy tin cậy, đảm bảo hòa bình, ổn định, tự do hàng hải trên Biển Đông.

Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc trao đổi thẳng thắn tình hình Biển Đông

Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc trao đổi thẳng thắn tình hình Biển Đông

VOV.VN - Nhiều nước ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy tin cậy, đảm bảo hòa bình, ổn định, tự do hàng hải trên Biển Đông.

Ngoại trưởng ASEAN ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về Biển Đông
Ngoại trưởng ASEAN ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về Biển Đông

VOV.VN - ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, kêu gọi các bên kiềm chế.

Ngoại trưởng ASEAN ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về Biển Đông

Ngoại trưởng ASEAN ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về Biển Đông

VOV.VN - ASEAN tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982, kêu gọi các bên kiềm chế.