Cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng

VOV.VN - Trình Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, tờ trình của Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng.

Theo tờ trình của Chính phủ tại phiên họp Quốc hội chiều 29/10, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021- 2025 cần được thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi, tận dụng cơ hội và tạo đà bứt phá cho giai đoạn tới.

Tờ trình của Chính phủ cho biết, việc thực hiện kế hoạch 2021-2025 nhằm mục tiêu tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học -  công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, hài hòa với văn hóa, xã hội, môi trường và quốc phòng- an ninh.

Cùng với đó là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Đẩy mạnh cải cách thể chế; phát triển đầy đủ các loại hình thị trường; thúc đẩy huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội. Hình thành cơ cấu không gian kinh tế hợp lý; phát triển kinh tế đô thị; nâng cấp chuỗi giá trị của các ngành. Nâng cao nội lực của nền kinh tế và của doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài một số chỉ tiêu, mục tiêu cập nhật của kỳ kế hoạch trước, Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo.

Để thực hiện hiệu quả kế hoạch này, Chính phủ đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Hoàn thành cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đầu tư công, ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Phát triển các loại hình thị trường, nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; Phát triển lực lượng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.

Đặc biệt cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn trong thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng; Nâng cấp chuỗi giá trị các ngành dựa vào ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế bao trùm; tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhất trí với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn để không lỡ nhịp với kinh tế thế giới. Cơ cấu lại nền kinh tế lấy hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo làm đột phá; Kế hoạch cần rõ nét hơn về các trọng tâm, trọng điểm các ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ. Kế hoạch phải gắn với Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, tăng cường tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế.

Cũng theo tờ trình của Chính phủ, thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020 đã có 17/22 mục tiêu của Kế hoạch được hoàn thành. Kết quả thực hiện Kế hoạch đã góp phần quan trọng trong đổi mới mô hình và cải thiện chất lượng tăng trưởng, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,79% cao hơn mức 4,27% giai đoạn 2011-2015. Hiệu quả sử dụng nguồn lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện. Lạm phát được kiểm soát; tỷ lệ nợ công và áp lực trả nợ hàng năm giảm; nền tảng tài chính quốc gia được củng cố rõ rệt; hệ số tín nhiệm quốc gia tăng.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận, việc triển khai Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 vẫn còn một số hạn chế: cơ cấu lại ba lĩnh vực trọng tâm chưa hoàn thành theo mục tiêu đề ra thuộc nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công; Hiệu quả đầu tư công chưa cao; giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn vướng mắc, nhất là vốn ODA. Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém còn hạn chế..../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đề xuất trích 10.000-20.000 tỷ đồng để kích cầu kinh tế
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đề xuất trích 10.000-20.000 tỷ đồng để kích cầu kinh tế

VOV.VN - Về gói kích thích kinh tế, theo ông Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính đang đề xuất một số chính sách tài khóa, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng. Các gói tổng thể đang thiết kế nên chưa có số lượng cụ thể.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đề xuất trích 10.000-20.000 tỷ đồng để kích cầu kinh tế

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đề xuất trích 10.000-20.000 tỷ đồng để kích cầu kinh tế

VOV.VN - Về gói kích thích kinh tế, theo ông Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính đang đề xuất một số chính sách tài khóa, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, có thể trích từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng. Các gói tổng thể đang thiết kế nên chưa có số lượng cụ thể.

Đại biểu Quốc hội: "Cần bình ổn giá xăng dầu để phục hồi nền kinh tế"
Đại biểu Quốc hội: "Cần bình ổn giá xăng dầu để phục hồi nền kinh tế"

VOV.VN - Theo các đại biểu Quốc hội, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ đẩy theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành, lĩnh vực khác, điều này không tốt cho nền kinh tế nói chung.

Đại biểu Quốc hội: "Cần bình ổn giá xăng dầu để phục hồi nền kinh tế"

Đại biểu Quốc hội: "Cần bình ổn giá xăng dầu để phục hồi nền kinh tế"

VOV.VN - Theo các đại biểu Quốc hội, nếu giá xăng dầu tăng cao sẽ đẩy theo chỉ số tăng giá của tất cả các ngành, lĩnh vực khác, điều này không tốt cho nền kinh tế nói chung.

Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia
Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia

VOV.VN - Bước sang tuần làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất.

Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia

Quốc hội sẽ bàn về cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất quốc gia

VOV.VN - Bước sang tuần làm việc thứ 2 tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và sử dụng đất.