Dân tìm đến tòa, tòa không xử thì dân biết kêu ai?

VOV.VN -Đây là ý của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học khi góp ý Điều 4, dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi).

Ngày 15/6, tiếp tục kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp quy định tại Điều 4, dự thảo luật quy định: "Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng”, nhiều đại biểu tán thành với quy định này.

Tòa từ chối thì dân biết kêu ai?

Đại biểu Phạm Văn Hà (Nghệ An) cho rằng: Lâu nay, người dân cầm đơn yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án do không có điều luật, không có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, vì thế tòa không giải quyết và người dân tiếp tục cầm đơn đến các cơ quan hành chính nhà nước cũng không được, lên Trung ương cũng không có, người dân đi loanh quanh dẫn đến mỏi mệt.

Các đại biểu tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII

Ông Phạm Văn Hà khẳng định: Bổ sung quy định này là cần thiết để thể chế hóa Hiến pháp về tòa án thực hiện quyền tư pháp. Có đại biểu phân vân không có luật thì xử như thế nào? Giải quyết như thế nào?

Thực tiễn, các thôn, bản không có luật nhưng già làng, trưởng bản làm tốt, hòa giải tốt bởi vì người ta có niềm tin, làm rất khách quan, có công bằng lẽ phải. Vấn đề này giao cho tòa án khó ở chỗ tòa án phải đào tạo, bồi dưỡng những thẩm phán phải có trách nhiệm cao, giải quyết công việc khách quan và có niềm tin vào công lý và kiên quyết bảo vệ công lý.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng đây là vấn đề mới, nên ủng hộ cái mới, bởi vì tòa là đại diện cho công lý, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

“Tôi khiếu kiện đến tòa là tôi đòi hỏi công lý, bây giờ anh lại từ chối thì không công bằng. Nhiệm vụ của anh là bảo vệ công lý, mà tôi kiện đòi công lý anh lại từ chối là không được” – ông Thuyền nói.

Đồng tình với quan điểm mới này, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền đặt điều kiện giải thích rõ những ý như “tập quán là gì”? “những tập quán nào chúng ta được lựa chọn”…

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cũng thừa nhận, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật. Người dân yêu cầu tòa án giải quyết mà tòa từ chối vì thiếu luật thì không có cơ sở giải thích. “Tôi thấy khoản 2 điều 4 khá chặt chẽ về mặt pháp lý. Ở đây là “chưa có điều luật áp dụng” chứ không phải là chưa có pháp luật. Quy định như thế này là đáp ứng được mong mỏi của người dân. Người dân xem pháp luật là công lý, mà tìm đến tòa, tòa lại không xử thì dân biết kêu ai?” – ông Học nói.

Ta chưa có án lệ thì xử thế nào?

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số ý kiến không đồng ý với quy định này. Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng, quy định này là không phù hợp, thiếu tính khả thi. Theo đại biểu, khi không có điều luật áp dụng, theo Ban soạn thảo, tòa án sẽ dựa vào án lệ, phong tục, tập quán để giải quyết việc dân sự. Án lệ Việt Nam đang giao cho tòa án tối cao xây dựng, nghĩa là ta chưa có án lệ.

Phong tục tập quán rất đa dạng, vì nước ta có nhiều dân tộc, nhiều vùng miền khác nhau nên cách giải quyết các tranh chấp phát sinh cũng rất khác nhau. Mặt khác nhiều phong tục, tập quán không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng người dân vẫn tự nguyện thực hiện.

Nếu dựa vào phong tục, tập quán để quyết định thì cùng một vụ việc, các tòa án khác nhau có cách giải quyết và cho ra các kết quả rất khác nhau. Làm cho hệ thống pháp luật bị chia cắt, thiếu thống nhất.

Trong đời sống hàng ngày nảy sinh rất nhiều mối quan hệ xã hội trong cộng đồng, xã hội, dân cư mà chưa được pháp luật quy định. Khi cho phép bất kỳ việc kiện dân sự nào cũng đưa đến tòa án để giải quyết không những không giải quyết được mà còn làm cho xã hội có thể bất ổn hơn.

Ông Phạm Xuân Thường cho biết thêm, khi đã có quy định này thì số vụ việc người dân gửi đến tòa án sẽ tăng đột biến và rất nhiều trong số đó tòa án không thể chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Hoặc dù chấp nhận thì cơ quan thi hành án cũng không bao giờ thi hành được. Việc này vô hình chung đã làm mất thời gian, tiền bạc của người dân, tòa án phải bố trí thêm cán bộ, kinh phí và cơ sở vật chất để giải quyết, xã hội sẽ thiếu ổn định hơn.

Đại biểu Phạm Xuân Thường cho rằng việc tranh chấp dân sự này khi phát sinh hãy để cho dòng tộc, già làng, trưởng bản, cộng đồng, các tổ hòa giải chính quyền cơ sở giải quyết. Còn nhiệm vụ của Quốc hội là sớm luật hóa công ước quan hệ này để tòa án căn cứ vào đó giải quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khi Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hứa trước Quốc hội!
Khi Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hứa trước Quốc hội!

VOV.VN - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hứa sẽ có kết quả đăng kiểm tàu công nghệ PPC vào tháng 6 này.

Khi Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hứa trước Quốc hội!

Khi Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hứa trước Quốc hội!

VOV.VN - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hứa sẽ có kết quả đăng kiểm tàu công nghệ PPC vào tháng 6 này.

Tuần này, Quốc hội sẽ bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga
Tuần này, Quốc hội sẽ bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga

VOV.VN - Quốc hội cũng sẽ thảo luận một số dự án luật: Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), dự án Luật phí, lệ phí; dự án Luật tạm giữ tạm giam...

Tuần này, Quốc hội sẽ bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga

Tuần này, Quốc hội sẽ bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga

VOV.VN - Quốc hội cũng sẽ thảo luận một số dự án luật: Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), dự án Luật phí, lệ phí; dự án Luật tạm giữ tạm giam...

Đại biểu Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Đại biểu Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội nhiều nội dung quan trọng.

Đại biểu Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Đại biểu Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

VOV.VN - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo trước Quốc hội nhiều nội dung quan trọng.

 Chất vấn tại Quốc hội phải có tranh luận, đối thoại
Chất vấn tại Quốc hội phải có tranh luận, đối thoại

VOV.VN -Nhiều đại biểu Quốc hội mong muốn chất vấn và trả lời chất vấn phải có đối thoại để làm rõ hơn bản chất vấn đề, bàn thêm giải pháp tháo gỡ

 Chất vấn tại Quốc hội phải có tranh luận, đối thoại

Chất vấn tại Quốc hội phải có tranh luận, đối thoại

VOV.VN -Nhiều đại biểu Quốc hội mong muốn chất vấn và trả lời chất vấn phải có đối thoại để làm rõ hơn bản chất vấn đề, bàn thêm giải pháp tháo gỡ

Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng
Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng

VOV.VN -Ông Nguyễn Túc cho rằng tăng cường thêm người ngoài Đảng vào Quốc hội sẽ tạo điều kiện để Đảng thẩm định lại mình

Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng

Đại biểu Quốc hội phải không lợi ích nhóm, không tham nhũng

VOV.VN -Ông Nguyễn Túc cho rằng tăng cường thêm người ngoài Đảng vào Quốc hội sẽ tạo điều kiện để Đảng thẩm định lại mình

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn trước Quốc hội
Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sẽ trả lời việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015…

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn trước Quốc hội

Bộ trưởng GD-ĐT trả lời chất vấn trước Quốc hội

VOV.VN - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sẽ trả lời việc đổi mới cách tổ chức kỳ thi quốc gia, đánh giá học sinh tiểu học năm 2015…

Gần 88% đại biểu Quốc hội đồng ý cho người lao động hưởng BHXH 1 lần
Gần 88% đại biểu Quốc hội đồng ý cho người lao động hưởng BHXH 1 lần

VOV.VN -Qua thăm dò, có 87,45% đại biểu Quốc hội đồng ý ra nghị quyết về hưởng BHXH một lần.

Gần 88% đại biểu Quốc hội đồng ý cho người lao động hưởng BHXH 1 lần

Gần 88% đại biểu Quốc hội đồng ý cho người lao động hưởng BHXH 1 lần

VOV.VN -Qua thăm dò, có 87,45% đại biểu Quốc hội đồng ý ra nghị quyết về hưởng BHXH một lần.