ĐBQH: "Đừng biến dự án đầu tư PPP thành đầu tư công hay đầu tư tư nhân"

VOV.VN - Trước tình trạng thu hút nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) giao thông chưa hiệu quả, ĐBQH lo ngại, quá tập trung vào nâng vốn nhà nước tham gia dự án PPP dễ trở thành một hình thái khác của đầu tư công.

Thay đổi tư duy khi mời gọi đầu tư hạ tầng giao thông

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Văn Thắng, nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là việc triển khai các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Chia sẻ với Bộ trưởng Giao thông Vận tải về khó khăn trong thu hút nhà đầu tư trong các dự án PPP, tuy nhiên, đại biểu Phạm Thúy Chinh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang chưa đồng tình với Bộ trưởng về giải pháp chỉ nâng vốn Nhà nước tham gia dự án PPP để hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân.

"Quá tập trung vào nâng vốn nhà nước tham gia dự án PPP dễ trở thành một hình thái khác của đầu tư công", bà Chinh lo ngại và cho rằng Nhà nước cần cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình trong các dự án PPP như mua lại các dự án nếu có lỗi của Nhà nước; cam kết cân đối vốn; chia sẻ khi giảm doanh thu. Các vấn đề này đã được quy định chi tiết trong Luật Đối tác công tư.

Ngoài ra, bà Chinh cho rằng, cần tránh tình trạng chỉ chú trọng giai đoạn xây dựng công trình mà chưa bao quát toàn bộ vòng đời dự án; tránh xu hướng đầu tư PPP như đầu tư công và đầu tư tư nhân thuần túy.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhắc lại việc thu hút nhà đầu tư tham gia dự án PPP giao thông thời gian qua chưa hiệu quả. Toàn quốc có 5,2 triệu ôtô, phân bố chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM (chiếm 50%), nên việc thu hút nhà đầu tư làm dự án PPP gặp khó.

Giai đoạn 2016, Việt Nam có 70 dự án giao thông PPP nhưng hiện nay rất nhiều dự án có vướng mắc chưa tháo gỡ được, làm ảnh hưởng niềm tin của doanh nghiệp. Nhiều dự án đến thời điểm được tăng phí nhưng cũng chưa được tăng vì liên quan đến điều hành giá và điều hành chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Có những dự án chưa được hoàn vốn.

"Đằng sau các doanh nghiệp là ngân hàng, khi các ngân hàng thấy dự án có rủi ro thì rất khó để họ tham gia, như vậy thì doanh nghiệp không thể thực hiện được", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói.

Đồng tình với đại biểu Phạm Thúy Chinh rằng việc tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án PPP không phải là yếu tố quyết định, ông Thắng dẫn một số nước không quy định tỷ lệ vốn Nhà nước, có dự án Nhà nước tham gia nhiều nhưng hiệu quả không tốt, hoặc dự án có khả năng thu hồi vốn cao thì Nhà nước chỉ tham gia 20-30%.

"Chúng ta cần chủ động thay đổi tư duy khi làm hạ tầng giao thông. Bộ sẽ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư kêu gọi đầu tư vào hạ tầng giao thông. Chúng ta sẽ đẩy mạnh thu hút vốn của doanh nghiệp thông qua nhượng quyền thu phí và đấu giá quyền thu phí", Bộ trưởng Thắng cho hay.

Sẽ sửa Luật PPP để hút vốn đầu tư

Tranh luận về việc tham gia vốn Nhà nước vào các dự án PPP giao thông, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) dẫn lại chia sẻ của Bộ trưởng Giao thông vận tải về việc ở các quốc gia khác không quy định tỷ lệ vốn của Nhà nước, mà tùy theo tính chất của từng dự án. Nhưng ở Việt Nam, Bộ trưởng vẫn đưa ra con số khoảng 70% vốn Nhà nước tham gia dự án PPP là thích hợp.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, đối với các dự án PPP, cần phải căn cứ vào tính chất của từng dự án, trong từng giai đoạn để quyết định tỷ lệ vốn Nhà nước bao nhiêu cho phù hợp. Với các dự án ở những vùng khó khăn, vùng xa xôi cần phải phát triển ra cơ sở hạ tầng giao thông, chỉ cần thu hút 5-10-15 tỷ đồng của tư nhân vào dự án là cũng tốt rồi.

Đại biểu Lộc đề nghị sắp tới, Chính phủ cần kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật PPP để phù hợp với thực tiễn hơn, không chỉ trong lĩnh vực giao thông, mà rất nhiều dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế đang bế tắc.

Trả lời phản biện của đại biểu Lộc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết rất đồng tình với quan điểm này.

"Theo kinh nghiệm các nước, tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia vào các dự án PPP rất linh hoạt, không ấn định mà tuỳ tính chất, phương án tài chính của từng dự án để quyết định sự tham gia của Nhà nước là bao nhiêu. Mục tiêu là làm sao đảm bảo lợi ích của nhà nước mà vẫn thu hút được tư nhân tham gia. Bộ GTVT đang nghiên cứu, đề xuất sửa Luật PPP để đảm bảo triển khai thu hút được nhà đầu tư hạ tầng GTVT", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy hoạch treo, dự án treo ảnh hưởng đến người dân, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?
Quy hoạch treo, dự án treo ảnh hưởng đến người dân, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Bộ này đã tăng cường thanh tra tại các địa phương và yêu cầu công khai quy hoạch, hủy bỏ dự án đã quá thời hạn hoặc không có tính khả thi. Đồng thời, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới, để khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo.

Quy hoạch treo, dự án treo ảnh hưởng đến người dân, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?

Quy hoạch treo, dự án treo ảnh hưởng đến người dân, Bộ trưởng Xây dựng nói gì?

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Bộ này đã tăng cường thanh tra tại các địa phương và yêu cầu công khai quy hoạch, hủy bỏ dự án đã quá thời hạn hoặc không có tính khả thi. Đồng thời, xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tới, để khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo.

Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án PPP để hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân
Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án PPP để hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân

VOV.VN - Các ĐBQH cho rằng, điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho loại dự án này khi phương án tài chính khả thi hơn, rút ngắn thời gian hoàn vốn; tạo động lực thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân trong việc xây dựng các dự án đường bộ.

Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án PPP để hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân

Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong dự án PPP để hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân

VOV.VN - Các ĐBQH cho rằng, điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho loại dự án này khi phương án tài chính khả thi hơn, rút ngắn thời gian hoàn vốn; tạo động lực thu hút, huy động vốn đầu tư tư nhân trong việc xây dựng các dự án đường bộ.

2 siêu dự án đường vành đai: Vì sao ở Hà Nội đầu tư PPP, TP.HCM đầu tư công?
2 siêu dự án đường vành đai: Vì sao ở Hà Nội đầu tư PPP, TP.HCM đầu tư công?

VOV.VN - Đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô được nghiên cứu đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), còn Vành đai 3 - TPHCM mặc dù có lưu lượng xe lớn hơn lưu lượng xe đường Vành đai 4 nhưng lại đầu tư theo hình thức đầu tư công. Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, làm rõ vấn đề này.

2 siêu dự án đường vành đai: Vì sao ở Hà Nội đầu tư PPP, TP.HCM đầu tư công?

2 siêu dự án đường vành đai: Vì sao ở Hà Nội đầu tư PPP, TP.HCM đầu tư công?

VOV.VN - Đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô được nghiên cứu đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), còn Vành đai 3 - TPHCM mặc dù có lưu lượng xe lớn hơn lưu lượng xe đường Vành đai 4 nhưng lại đầu tư theo hình thức đầu tư công. Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, làm rõ vấn đề này.