Đề xuất ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can mắc trọng tội

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu làm được sẽ rất tốt nhưng trong
điều kiện nước ta hiện nay cũng cần nghiên cứu quy định áp dụng tùy mức
độ tội.

 Oan sai có nguyên nhân từ việc coi trọng lời khai?

Một trong những điểm đáng lưu ý trong dự thảo Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 là quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không đưa ra lời khai chống lại chính mình.

Theo Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình, dự thảo thể hiện bị can, bị cáo: “Tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, cơ quan thẩm tra tán thành với việc dự thảo quy định “người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến”, nhưng không tán thành với việc quy định những người này “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” vì tạo ra nhận thức khác nhau và chưa nêu bật được mục đích, yêu cầu chống bức cung, dùng nhục hình.

Cơ quan này đề nghị quy định theo hướng: “không bị ép buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không bị ép buộc phải nhận mình có tội”.

Đại biểu Trần Du Lịch - đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh đánh giá, Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) thể hiện được hướng cải cách, đổi mới nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Liên quan đến quyền của bị cán, bị cáo, đại biểu nêu quan điểm: “Một nguyên tắc khi anh nói tôi có tội thì anh phải chứng minh, dĩ nhiên tôi có quyền chứng minh tôi ngoại phạm. Cái này nên phải tuân thủ, nếu không ta khó tránh việc ép cung”.

Cũng theo đại biểu, người phạm tội thường tìm cách chứng minh mình ngoại phạm, bào chữa nhưng việc bắt người ta khai ra để chống lại chính họ là vô lý.

“Ta tính toán làm sao trong điều kiện Việt Nam quy định quyền đó không trở thành công cụ, cơ hội cho tội phạm bảo vệ họ nhưng việc quy định theo hướng này cũng góp phần nâng trình độ điều tra. Qua giám sát tình hình oan sai vừa rồi cho thấy ta còn tôn trọng lời khai hơn là vật chứng dẫn đến khi ra tòa người ta nói ngược lại đã thấy lúng túng. Sửa bộ luật phải thay đổi theo hướng đó”, đại biểu đề nghị.

Bắt buộc ghi âm khi hỏi cung với loại trọng tội

Cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội không tán thành với việc dự thảo quy định “Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can” vì thực tiễn cho thấy trong trường phạm tội quả tang, các vụ án chứng cứ đơn giản, rõ ràng và bị can đã nhận tội thì quy định hiện hành về hoạt động hỏi cung không có vướng mắc gì.

Còn việc bức cung, nhục hình, nếu có thường xảy ra trước khi khởi tố bị can (khi lấy lời khai người bị bắt, bị tạm giữ) hoặc trong trường hợp phạm tội không quả tang hoặc trong những vụ án phức tạp mà bị can không nhận tội hoặc đổ lỗi cho nhau.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, để tăng cường hiệu quả chống bức cung, dùng nhục hình, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tránh phát sinh thêm thủ tục rườm rà không cần thiết, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng: “Trong trường hợp phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt chung thân, tử hình hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì cùng với việc lập biên bản phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can”.

Đề cập quy định này, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, nếu làm được sẽ rất tốt. Nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay cũng cần nghiên cứu quy định áp dụng tùy mức độ tội.

“Nhưng mà chúng ta phải hướng tới, đặc biệt là những trọng tội thì phải làm kỹ việc đó”, đại biểu nhấn mạnh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều ĐBQH tán thành bỏ án tử hình với 7 tội danh
Nhiều ĐBQH tán thành bỏ án tử hình với 7 tội danh

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch đồng ý Bộ luật Hình sự tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình nhưng cần quy định một số tội phải chung thân không giảm án.

Nhiều ĐBQH tán thành bỏ án tử hình với 7 tội danh

Nhiều ĐBQH tán thành bỏ án tử hình với 7 tội danh

VOV.VN - Đại biểu Trần Du Lịch đồng ý Bộ luật Hình sự tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình nhưng cần quy định một số tội phải chung thân không giảm án.

Đùn đẩy trách nhiệm bồi thường oan sai là có lỗi với dân
Đùn đẩy trách nhiệm bồi thường oan sai là có lỗi với dân

VOV.VN - Nhiều trường hợp cơ quan tố tụng phải bồi thường oan sai nhưng dây dưa kéo dài, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm.

Đùn đẩy trách nhiệm bồi thường oan sai là có lỗi với dân

Đùn đẩy trách nhiệm bồi thường oan sai là có lỗi với dân

VOV.VN - Nhiều trường hợp cơ quan tố tụng phải bồi thường oan sai nhưng dây dưa kéo dài, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm.

“Ràng buộc” trách nhiệm Viện kiểm sát để chống oan sai, nhục hình
“Ràng buộc” trách nhiệm Viện kiểm sát để chống oan sai, nhục hình

VOV.VN -VKSND thực hành quyền công tố từ khi khởi tố vụ án hoặc từ khi khởi tố bị can sẽ không đáp ứng yêu cầu chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

“Ràng buộc” trách nhiệm Viện kiểm sát để chống oan sai, nhục hình

“Ràng buộc” trách nhiệm Viện kiểm sát để chống oan sai, nhục hình

VOV.VN -VKSND thực hành quyền công tố từ khi khởi tố vụ án hoặc từ khi khởi tố bị can sẽ không đáp ứng yêu cầu chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình
Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

VOV.VN- Luật Tạm giữ, tạm giam cần quy định rõ để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

Cần quy định rõ ràng để chống bức cung, nhục hình

VOV.VN- Luật Tạm giữ, tạm giam cần quy định rõ để đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”
Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”

VOV.VN - “Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”

VOV.VN - “Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.