Đùn đẩy trách nhiệm bồi thường oan sai là có lỗi với dân

VOV.VN - Nhiều trường hợp cơ quan tố tụng phải bồi thường oan sai nhưng dây dưa kéo dài, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm.

Trong phần chất vấn Chánh án TAND tối cao tại phiên họp 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/3, bên cạnh ghi nhận nỗ lực của cơ quan tố tụng trong bồi thường oan sai thời gian vừa qua, đại biểu Lê Thị Nga - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, qua thực tiễn giám sát cho thấy còn nhiều trường hợp dây dưa kéo dài, thậm chí, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan tố tụng, trong đó có tòa án.

Có trường hợp hành trình đòi bồi thường kéo dài 5 đến 7 năm hoặc lâu hơn. Thực trạng này vừa vi phạm nguyên tắc bồi thường phải nhanh chóng, kịp thời trong Luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị oan.

Đại biểu Lê Thị Nga 

Đại biểu Lê Thị Nga nêu cụ thể vụ ông Phan Văn Lá, sinh năm 1967 ở xã Vĩnh Châu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Năm 1991, ông Lá bị Tòa án huyện Châu Thành xử 4 năm tù về tội hủy hoại tài sản XHCN theo Bộ luật hình sự năm 1985. Đến tháng 9/1992, Tòa án tỉnh Long An hủy án và trả hồ sơ cho công an huyện Châu Thành điều tra lại. Đến 2013, công an huyện Châu Thành mới ra quyết định đình chỉ điều tra vì lý do hết thời hạn điều tra, không chứng minh được tội phạm.

“Như vậy, ông Lá mang thân phận bị can trong 21 năm và khi ông yêu cầu bồi thường thì các cơ quan Trung ương và địa phương đều không thống nhất, có dấu hiệu đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Bộ Công an và Viện Kiểm sát trả lời trường hợp này thuộc trách nhiệm bồi thường của TAND huyện Châu Thành. Tòa án tối cao thì trả lời thuộc cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát. Dưới con mắt của cử tri đây là sự đùn đẩy trách nhiệm”, đại biểu Lê Thị Nga thẳng thắn bày tỏ.

Trả lời về chất vấn trên, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho biết, quá trình tố tụng các cơ quan tùy giai đoạn có sai lầm dẫn tới khởi tố sai, truy tố sai, kết án sai; sau đó có cơ quan chức năng xác định oan thì phải có trách nhiệm bồi thường nhà nước theo Luật.

Nhưng theo ông Trương Hòa Bình cũng có một số trường hợp, tòa án qua hai cấp xét xử, có quyết định trả điều tra bổ sung và có khi Viện Kiểm sát, cơ quan điều tra đình chỉ điều tra. Việc đình chỉ này có khi cung cấp có khi không cho Tòa, chỉ khi giám đốc kiểm tra hoặc người thiệt hại yêu cầu xem xét mới biết. Những trường hợp này có nhưng không nhiều.

Theo Chánh án Trương Hòa Bình, việc bồi thường có 2 cách giải quyết: Người bị hại yêu cầu và cơ quan tố tụng có trách nhiệm thống nhất, thương lượng bồi thường và được người bị hại chấp nhận. Đến nay, cơ bản trường hợp thương lượng không còn. Còn đối với trường hợp đưa ra tòa để tranh chấp thì tòa xác định việc bồi thường theo án dân sự đòi bồi thường oan sai.

Chánh án Trương Hòa Bình: "Nếu có sự đùn đẩy như đại biểu nói thì cả 3 cơ quan tố tụng đều có lỗi với dân"

Liên quan đến vụ của ông Phạm Văn Lá ở Long An theo phản ánh của đại biểu Lê Thị Nga, Chánh án TANDTC nhấn mạnh: “Nếu có sự đùn đẩy như đại biểu nói thì cả 3 cơ quan tố tụng đều có lỗi với dân. Do không làm rõ trách nhiệm mà gây thiệt hại đến như vậy cho người dân. Cơ quan điều tra đình chỉ nhưng kéo dài 21 năm không có động tác nào thì phải thấy sai, kiểm điểm trách nhiệm”.

Theo ông Bình, nguyên nhân của tình trạng trên một phần do luật quy định chưa chặt chẽ và tinh thần, trách nhiệm của cán bộ. Đây là vấn đề pháp lý cần nghiên cứu để sửa Luật Bồi thường hiện hành và phải có cơ quan trọng tài quyết định cơ quan nào chịu trách nhiệm. Luật Bồi thường hiện nay cũng phân rõ trách nhiệm từng giai đoạn nào, cơ quan nào phải bồi thường nhưng có điểm chưa quy định hết dẫn đến có sự xung đột pháp lý này.

“Theo hướng hay hơn là 3 cơ quan tố tụng đều là cơ quan nhà nước, nếu làm oan phải bồi thường thiệt hại cho dân thì có cơ quan độc lập đứng ra bồi thường ngay, không phải đùn đẩy qua lại. Còn xác định trách nhiệm thuộc cơ quan nào, lỗi do đâu, xử lý thế nào là quá trình xử lý, đánh giá, kiểm điểm vi phạm dẫn đến oan sai”, Chánh án TADCTC nêu quan điểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Tử tù Hồ Duy Hải có bị oan hay không?
Đại biểu Quốc hội: Tử tù Hồ Duy Hải có bị oan hay không?

VOV.VN - Đây là câu hỏi được ĐBQH Đỗ Văn Đương đặt ra đối với Chánh án TANDTC tại phiên chất vấn sáng 13/3.

Đại biểu Quốc hội: Tử tù Hồ Duy Hải có bị oan hay không?

Đại biểu Quốc hội: Tử tù Hồ Duy Hải có bị oan hay không?

VOV.VN - Đây là câu hỏi được ĐBQH Đỗ Văn Đương đặt ra đối với Chánh án TANDTC tại phiên chất vấn sáng 13/3.

Băn khoăn việc mở rộng thẩm quyền Tòa án tỉnh, thành phố
Băn khoăn việc mở rộng thẩm quyền Tòa án tỉnh, thành phố

VOV.VN - TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử sơ thẩm các khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện?

Băn khoăn việc mở rộng thẩm quyền Tòa án tỉnh, thành phố

Băn khoăn việc mở rộng thẩm quyền Tòa án tỉnh, thành phố

VOV.VN - TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử sơ thẩm các khiếu kiện quyết định hành chính của UBND cấp huyện?

Chưa bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn vì thiếu tài liệu chứng minh
Chưa bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn vì thiếu tài liệu chứng minh

VOV.VN - Chánh án TANDTC cho biết đang chờ gia đình ông Chấn cung cấp giấy tờ liên quan đến bồi thường vụ án oan.

Chưa bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn vì thiếu tài liệu chứng minh

Chưa bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn vì thiếu tài liệu chứng minh

VOV.VN - Chánh án TANDTC cho biết đang chờ gia đình ông Chấn cung cấp giấy tờ liên quan đến bồi thường vụ án oan.

“Cản trở hoạt động tố tụng hành chính phải bị xử lý”
“Cản trở hoạt động tố tụng hành chính phải bị xử lý”

VOV.VN - “Các nước có điều luật trừng trị về tội khinh tòa. Do đó hành vi cản trở, gây rối mà không xử lý thì không được”, Chánh án TANDTC nhấn mạnh.

“Cản trở hoạt động tố tụng hành chính phải bị xử lý”

“Cản trở hoạt động tố tụng hành chính phải bị xử lý”

VOV.VN - “Các nước có điều luật trừng trị về tội khinh tòa. Do đó hành vi cản trở, gây rối mà không xử lý thì không được”, Chánh án TANDTC nhấn mạnh.