Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Cao Bằng về các chương trình mục tiêu QG

VOV.VN - Ngày 24/7, Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Cao Bằng về triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội với 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia tại địa phương này.

Qua thực tế cho thấy, Cao Bằng dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực song trong triển khai thực hiện còn chậm và gặp không ít khó khăn, lúng túng. 

Tại buổi làm việc, đoàn công tác đã tiến hành giám sát thực hiện 3 chương trình mục tiêu gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Báo cáo của tỉnh Cao Bằng cho thấy, các chương trình mục tiêu quốc gia đã mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân. Bộ mặt nông thôn ở nhiều địa phương đã từng bước thay đổi; Chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được hoàn thiện; Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm của tỉnh đạt trên 4%, đạt kế hoạch đề ra; điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa được cải thiện. Các mô hình về phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm du lịch cộng đồng từng bước phát triển, góp phần hỗ trợ người dân cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập...

Tuy nhiên, trong thực hiện Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước đạt thấp; Công tác xây dựng kế hoạch của một số địa phương chưa được chuẩn bị tốt từ khâu xây dựng kế hoạch, lựa chọn danh mục đến các bước triển khai dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần. Một số dự án gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng, vướng thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng... dẫn đến việc giải ngân chậm, phần lớn các hạng mục chỉ đạt tỉ lệ giải ngân dưới 50% kế hoạch. Dẫn đến nguồn lực đầu tư chưa thể phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh còn cao, vẫn còn có hộ tái nghèo. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới chỉ đạt 12,2%; Cao Bằng chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; chưa có đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và có tới 82% số xã chỉ đạt dưới 15 tiêu chí. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh...

Ngoài nguyên nhân chủ quan do điều kiện địa hình miền núi, trình độ nhận thức nhân dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém còn có nguyên nhân do công tác ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện của Bộ, ngành Trung ương chưa được kịp thời, đồng bộ; một số văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng nên địa phương lúng túng trong quá trình tổ chức thực hiện. Việc giao cấp xã chủ đầu tư một số dự án còn gặp vướng mắc do năng lực cán bộ cấp xã hạn chế. Bên cạnh đó, một số địa phương triển khai còn thụ động và phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.

Để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Cao Bằng cũng đưa ra một số kiến nghị như: Tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh Cao Bằng về nguồn vốn đầu tư phát triển; Các bộ, ngành sớm có hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy định của các văn bản quy phạm pháp luật; Có cơ chế cho người dân tại các xã đặc biệt khó khăn sau khi đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước về thẻ bảo hiểm y tế, chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, miễn giảm học phí...

Phát biểu tại buổi làm việc, Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự vào cuộc với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền tỉnh Cao Bằng trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu, nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như khơi dậy ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm tham mưu hướng dẫn để tổ chức thực hiện. Tập trung chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt hơn, có thể thành lập các tổ công tác để hướng dẫn đơn vị cơ sở bằng kinh nghiệm “cầm tay chỉ việc” đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát trong thực hiện. Tỉnh cũng cần thường xuyên trao đổi, học tập kinh nghiệm, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại cơ sở. Đặc biệt, cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của 3 chương trình cũng như các đột phá để thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

“Đầu tiên phải xác định rõ được trọng tâm, trọng điểm, trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh cần xem trọng tâm sẽ cần quan tâm vấn đề gì. Thứ nữa là cần xác định các đột phá. Đột phá chiến lược thì chúng ta đã có, nhưng 3 chương trình mục tiêu quốc gia này chúng ta cũng cần xác định. Các đồng chí nghiên cứu thử hạ tầng có phải đột phá hay không, thứ hai đó là việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, kế theo đó là đất sản xuất. Thứ ba đó là sinh kế cho người dân, trong sinh kế sẽ có đất sản xuất, lực lượng lao động, phương tiện lao động và hỗ trợ dạy nghề cho người dân...”, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh.

Trước đó, nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh, liệt sỹ, Đoàn công tác của Quốc hội do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dẫn đầu đã đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh và tới thăm, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Không nên chỉ đổ lỗi cho chính sách
Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Không nên chỉ đổ lỗi cho chính sách

VOV.VN - Hôm nay (21/7), tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về kết quả triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trưởng đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách khiến tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm tiến độ.

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Không nên chỉ đổ lỗi cho chính sách

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Không nên chỉ đổ lỗi cho chính sách

VOV.VN - Hôm nay (21/7), tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về kết quả triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trưởng đoàn giám sát của Quốc hội nhấn mạnh vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách khiến tiến độ giải ngân các Chương trình mục tiêu quốc gia chậm tiến độ.

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”
Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng: Hành lang văn bản chưa đồng nhất, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia ì ạch, nhiều dự án chỉ “nằm trên giấy”. 

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

Giải ngân 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nhiều dự án “nằm trên giấy”

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng: Hành lang văn bản chưa đồng nhất, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế khiến tiến độ giải ngân nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia ì ạch, nhiều dự án chỉ “nằm trên giấy”. 

Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều ngày 20/7, tại tỉnh Bình Định, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc trực tiếp và trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Miền Trung - Tây Nguyên được giao 39 ngàn tỷ đồng thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

VOV.VN - Chiều ngày 20/7, tại tỉnh Bình Định, Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc trực tiếp và trực tuyến với 19 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Giám sát thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk Lắk
Giám sát thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk Lắk

VOV.VN - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo nông thôn Đắk Lắk có bước khởi sắc, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.

Giám sát thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk Lắk

Giám sát thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại Đắk Lắk

VOV.VN - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, diện mạo nông thôn Đắk Lắk có bước khởi sắc, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, tỉ lệ hộ nghèo ngày càng giảm.