“Quyền im lặng” có là giải pháp phòng, chống oan sai?

VOV.VN -Ở Việt Nam, “quyền im lặng” để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, chống việc lạm quyền của cán bộ điều tra.

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, sau phiên thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS), nhiều người đặt câu hỏi: “Tại sao các tướng công an nghi ngại quyền im lặng?”. 

Trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Lê Đông Phong - Phó Giám đốc Công an TP HCM (đại biểu đoàn TP HCM) cho rằng: Không phải là sự nghi ngại, mà vấn đề là nhận thức cho đúng về nội hàm của “quyền im lặng” và cần tìm hiểu đầy đủ về nguồn gốc cũng như thực tế áp dụng quyền này trong các mô hình tố tụng hình sự cụ thể.

Thiếu tướng Lê Đông Phong: Cần nhận thức đúng về nội hàm của "quyền im lặng" 

Theo ông Phong, cách tiếp cận khách quan, phù hợp nhất là phải xác định đầy đủ cả quyền và nghĩa vụ của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

Phó Giám đốc Công an TP HCM cho biết: Các nhà nghiên cứu pháp luật cho rằng, “quyền im lặng” dựa trên quyền “không tự ép buộc” hoặc bắt nguồn từ nguyên tắc “suy đoán vô tội” và nguyên tắc “ai buộc tội thì người đó phải chứng minh”. Mô hình tố tụng hình sự của Nhà nước ta từ trước đến nay cũng luôn xác định việc chứng minh tội phạm là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cùng với phương pháp điều tra, xét hỏi thực hiện ở tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cũng khẳng định nguyên tắc chống bức cung, nhục hình và không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội; hoặc bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội.

Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị không quy định trực tiếp nhưng cũng đã xác định “quyền không bị buộc phải khai bất lợi cho mình” của người bị bắt giữ, bị can, bị cáo. Đồng thời, công ước cũng xác định về quyền được suy đoán vô tội.

“Như vậy, quy định của pháp luật tố tụng hiện hành của Việt Nam và quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật đó về cơ bản phù hợp luật pháp quốc tế và đáp ứng công tác đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo quyền công dân. Từ thực tiễn, tôi thấy ta cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự và tố tụng hình sự trên cơ sở bảo vệ tốt quyền công dân và phát huy tốt hoạt động phòng chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và quần chúng nhân dân” – ông Phong nói.

“Quyền im lặng” có cản trở hoạt động điều tra?

Theo Thiếu tướng Lê Đông Phong, cùng với việc khẳng định quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì những người này cũng như mọi người khác trong xã hội phải có nghĩa vu, trách nhiệm đối với xã hội. Khi họ là nhân chứng của một tội phạm, hoặc là đồng phạm trong một vụ việc phạm tội thì đều có nghĩa vụ phải khai báo sự thật.

“Không tố giác tội phạm” sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự là quy định của Bộ luật hình sự hiện hành và trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) cũng đã nêu. Trường hợp “người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải”, “người phạm tội lập công chuộc tội”, “người phạm tội tích cực giúp cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự không coi việc không khai báo là tình tiết tăng nặng. “Nếu thành khẩn thì được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Luật đã quy định anh có quyền nói mình vô tội, chứ không bắt buộc phải chứng minh mình vô tội. Và với các quy định kể trên, bản thân Bộ luật hiện hành đã hàm chứa tinh thần của “quyền im lặng”. Do đó, tôi đồng tình với nội dung sửa đổi theo hướng quy định “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bị ép buộc khai nhận tội” – ông Phong khẳng định.

“Quyền im lặng” có là giải pháp phòng, chống oan sai?

Thiếu tướng Lê Đông Phong nhấn mạnh: “Quyền im lặng” thực ra là do chúng ta gọi như vậy, trên thực tế không nước nào sử dụng trực tiếp cụm từ này trong luật. Họ chỉ quy định quyền không phải khai báo về tội của mình và việc chứng minh có tội là của cơ quan công tố.

Luật pháp Mỹ coi “quyền im lặng” là quyền cơ bản của con người chứ không phải là giải pháp đề phòng, chống oan sai. Ở Việt Nam, quyền không bị bắt buộc khai báo về tội của mình là để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đồng thời chống việc lạm quyền của cán bộ điều tra trong quá trình tố tụng.

Trước câu hỏi của phóng viên về Báo cáo giám sát về tình hình oan, sai cho thấy có những vụ oan, sai xảy ra do lỗi thiếu sót từ quá trình điều tra, xét hỏi, Thiếu tướng thừa nhận, đúng là có một số vụ việc oan, sai có lỗi từ sự nôn nóng của cán bộ điều tra, nhất là trước áp lực công việc đòi hỏi cần kết thúc sớm vụ án, dẫn đến thiếu sót trong thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ hoặc chủ quan khi thấy bị can nhận tội mà không quan tâm đến các chứng cứ gỡ tội khác.

Một bộ phận nhỏ còn chưa chấp hành nghiêm túc quy chế làm việc, quy trình công tác và các quy định của pháp luật dẫn đến hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành công an. Đối với những trường hợp này, Bộ trưởng Bộ Công an đã khẳng định, quan điểm nhất quán của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an là xử lý nghiêm theo pháp luật.

Lãnh đạo chỉ huy các đơn vị để cán bộ chiến sĩ có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp cũng đều bị xử lý trách nhiệm liên đới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?
7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, về mặt lý luận, không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức Nhà nước với người bị oan sai cả.

7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?

7,2 tỉ bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Trách nhiệm thuộc về ai?

VOV.VN - Đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng, về mặt lý luận, không bao giờ có việc bồi thường tay đôi giữa công chức Nhà nước với người bị oan sai cả.

Băn khoăn về quyền im lặng của bị can, bị cáo
Băn khoăn về quyền im lặng của bị can, bị cáo

VOV.VN - Nhìn chung các ý kiến ĐBQH ủng hộ quyền bị can, bị cáo tự do trình bày lời khai. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về “quyền im lặng”.

Băn khoăn về quyền im lặng của bị can, bị cáo

Băn khoăn về quyền im lặng của bị can, bị cáo

VOV.VN - Nhìn chung các ý kiến ĐBQH ủng hộ quyền bị can, bị cáo tự do trình bày lời khai. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về “quyền im lặng”.

Tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn do Bộ Tài chính chi trả
Tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn do Bộ Tài chính chi trả

VOV.VN - Bộ Tài chính sẽ giải quyết bồi thường ngay khi nhận được hồ sơ vụ việc từ Tòa phúc thẩm –Tòa án nhân dân Tối cao.  

Tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn do Bộ Tài chính chi trả

Tiền bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn do Bộ Tài chính chi trả

VOV.VN - Bộ Tài chính sẽ giải quyết bồi thường ngay khi nhận được hồ sơ vụ việc từ Tòa phúc thẩm –Tòa án nhân dân Tối cao.  

Luật hóa “quyền im lặng” phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Luật hóa “quyền im lặng” phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam

VOV.VN - Đưa quy định “quyền im lặng” vào luật phải đảm bảo  cân bằng chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Luật hóa “quyền im lặng” phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Luật hóa “quyền im lặng” phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam

VOV.VN - Đưa quy định “quyền im lặng” vào luật phải đảm bảo  cân bằng chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?
Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

VOV.VN - Trong vấn đề bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, hiện vẫn khoản bồi thưởng tổn thất tinh thần chưa được thống nhất.    

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

Ông Nguyễn Thanh Chấn còn được bồi thường thêm hơn 1 tỷ đồng?

VOV.VN - Trong vấn đề bồi thường án oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, hiện vẫn khoản bồi thưởng tổn thất tinh thần chưa được thống nhất.    

7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt
7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt

Số tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường cho 10 năm tù oan của ông Chấn là những đồng tiền xương máu. Nhưng số tiền ấy cũng từ mồ hôi, nước mắt của dân mà ra

7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt

7,2 tỷ đồng bồi thường "án oan" ông Nguyễn Thanh Chấn: Đồng tiền nước mắt

Số tiền 7,2 tỷ đồng bồi thường cho 10 năm tù oan của ông Chấn là những đồng tiền xương máu. Nhưng số tiền ấy cũng từ mồ hôi, nước mắt của dân mà ra