“Quyết định của Thủ tướng rất quan trọng, sao luật không đề cập”

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội không đồng tình việc Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính không quy định chủ thể Thủ tướng Chính phủ.

Chiều 25/9, trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 41, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính. Không đồng ý với phạm vi điều chỉnh và chủ thể ban hành như dự thảo, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung trước khi trình Quốc hội.

Nhiều quyết định tác động quyền công dân không bị luật điều chỉnh

Dự thảo luật quy định không áp dụng đối với việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vụ việc cạnh tranh và trong hoạt động tố tụng; quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; quyết định hành chính ban hành trong trường hợp khẩn cấp; quyết định hành chính áp dụng chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước trực tiếp của cơ quan, tổ chức.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý: Luật phải phủ rộng hơn

Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày cho rằng, Dự thảo luật không điều chỉnh các quyết định trên là chưa bảo đảm sự thống nhất cũng như nguyên tắc mọi quyết định hành chính đều phải được ban hành đúng trình tự, thủ tục được quy định tại luật này.

“Những quyết định trên có tác động trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân và phổ biến mà chưa có văn bản nào quy định cụ thể. Chính vì tính chất quan trọng như vậy nên Luật tố tụng hành chính, Luật khiếu nại đều quy định các loại quyết định này đều là quyết định hành chính và đều thuộc đối tượng được khởi kiện, khiếu nại”, ông Phan Trung Lý cho biết và đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh, áp dụng.

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, mong muốn xây dựng luật là để việc ban hành quyết định hành chính của bộ máy hành chính Nhà nước đi vào trật tự. Do đó, phạm vi điều chỉnh của dự luật được khoanh lại vì nếu mở rộng ra cả với cơ quan lập pháp, tư pháp và các cơ quan khác sẽ khó khả thi.

Đại diện ban soạn thảo dự án luật cũng cho rằng quyết định hành chính là vấn đề phức tạp, liên quan nhiều luật nên cần có bước đi, trước mắt chỉ điều chỉnh cơ quan hành chính. Luật này có giá trị đưa ra một số nguyên tắc để trật tự hoá việc ban hành quyết định hành chính cũng như có giá trị bổ sung các quy định hành chính.

Bày tỏ không đồng tình với quan điểm của cơ quan trình dự án luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, Quốc hội giao nhiệm vụ làm luật bao phủ hết nên không thể loại trừ. Ai ban hành quyết định hành chính thì phải bị điều chỉnh bằng luật này, vì nếu loại trừ thì các cơ quan khác ban hành không bị điều chỉnh bởi luật nào.

Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội cũng cho rằng phạm vi điều chỉnh cần rộng hơn vì nhiều cơ quan khác có thẩm quyền ban hành văn bản hành chính.

Quy định như dự thảo dẫn đến việc cũng là quyết định hành chính nhưng quyết định của cơ quan này được luật điều chỉnh còn cơ quan khác lại không.

Vì sao chủ thể ban hành không có Thủ tướng Chính phủ?

Theo Dự thảo luật, cơ quan ban hành quyết định hành chính bao gồm: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc cơ quan ngang Bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp; Chủ tịch UBND các cấp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước.

Cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung các chủ thể như Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ... vào dự thảo để bảo đảm quy trình thống nhất ban hành quyết định hành chính.

“Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, ban hành các quyết định hành chính tác động ra bên ngoài, liên quan  đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân, thậm chí còn có tầm ảnh hưởng rộng lớn. Do đó đề nghị nghiên cứu bổ sung”, ông Phan Trung Lý cho biết.

Nhấn mạnh phạm vi điều chỉnh và chủ thể ban hành là vấn đề xương cốt của luật này, nhưng theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, dự thảo mới phủ từ cấp Bộ trở xuống mà cũng phủ chưa hết. Do đó, dự thảo cần được gia công thêm mới trình Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội: Luật này tuyệt nhiên không quy định thẩm quyền quyết định hành chính

Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng phạm vi điều chỉnh và chủ thể trong Luật thu hẹp là khác hẳn nhiêm vụ Quốc hội giao. Quốc hội cho ban hành luật riêng này là để bao quát hết, không loại trừ.

“Chủ tịch nước bổ nhiệm Bộ trưởng, ra pháp lệnh về công bố luật... Thủ tướng ra văn bản hành chính để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Quan trọng như thế mà các đồng chí không đưa vào, sau này quyết định của Chủ tịch nước, Thủ tướng không có căn cứ chút nào vào luật này là không được”, Chủ tịch Quốc hội nêu ý kiến.

Từ quan điểm trên, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hơn thì mới trình Quốc hội; các quy định tránh xâm lấn luật khác, gây thủ tục rườm rà cản trở nền hành chính quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?
Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị kiểm tra việc tạm nhập tái xuất mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, gây thất thu hay không.

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?

Đại biểu Quốc hội: Lách luật, hàng triệu tấn xăng dầu “quên” tái xuất?

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị kiểm tra việc tạm nhập tái xuất mặt hàng lỏng như xăng dầu thời gian qua bị lách luật, gây thất thu hay không.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn vì dự án “tiết kiệm” hơn 14.000 tỷ đồng
Đại biểu Quốc hội băn khoăn vì dự án “tiết kiệm” hơn 14.000 tỷ đồng

VOV.VN - Dự án QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sau khi hoàn thành dư vốn rất lớn. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ về đảm bảo quy mô, chất lượng.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn vì dự án “tiết kiệm” hơn 14.000 tỷ đồng

Đại biểu Quốc hội băn khoăn vì dự án “tiết kiệm” hơn 14.000 tỷ đồng

VOV.VN - Dự án QL1A và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sau khi hoàn thành dư vốn rất lớn. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ về đảm bảo quy mô, chất lượng.

Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy
Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: “Chúng tôi thật sự nghi ngờ con số đóng góp của các nông trường. Tại sao lại ít thế này?".

Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy

Đại biểu Quốc hội: Nông lâm trường đóng góp không bằng 1 nhà máy

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội: “Chúng tôi thật sự nghi ngờ con số đóng góp của các nông trường. Tại sao lại ít thế này?".

Kinh tế phát triển thì thế trận quốc phòng mới mạnh
Kinh tế phát triển thì thế trận quốc phòng mới mạnh

VOV.VN_ Đại biểu Bế Xuân Trường đề nghị cần có giải pháp nâng cao đời sống người dân ở những địa bàn chiến lược, từ đó xây dựng thế trận quốc phòng vững chắc.

Kinh tế phát triển thì thế trận quốc phòng mới mạnh

Kinh tế phát triển thì thế trận quốc phòng mới mạnh

VOV.VN_ Đại biểu Bế Xuân Trường đề nghị cần có giải pháp nâng cao đời sống người dân ở những địa bàn chiến lược, từ đó xây dựng thế trận quốc phòng vững chắc.

Cử tri không bằng lòng việc đại biểu Quốc hội nghỉ họp làm việc riêng
Cử tri không bằng lòng việc đại biểu Quốc hội nghỉ họp làm việc riêng

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị quy định đại biểu Quốc hội không được vắng quá 1/5 thời gian kỳ họp vì Quốc hội là làm việc tập thể.

Cử tri không bằng lòng việc đại biểu Quốc hội nghỉ họp làm việc riêng

Cử tri không bằng lòng việc đại biểu Quốc hội nghỉ họp làm việc riêng

VOV.VN - Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị quy định đại biểu Quốc hội không được vắng quá 1/5 thời gian kỳ họp vì Quốc hội là làm việc tập thể.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Không lấy học hàm để tính vào quân hàm
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Không lấy học hàm để tính vào quân hàm

VOV.VN - Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Đỗ Bá Tỵ cho biết từ trước đến nay không lấy học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ tính cấp bậc quân hàm.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Không lấy học hàm để tính vào quân hàm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Không lấy học hàm để tính vào quân hàm

VOV.VN - Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam Đỗ Bá Tỵ cho biết từ trước đến nay không lấy học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ tính cấp bậc quân hàm.

Hội lập ra không phải cứ trông chờ vào tiền Nhà nước
Hội lập ra không phải cứ trông chờ vào tiền Nhà nước

VOV.VN -Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Luật về hội phải làm rõ loại nào được nhà nước hỗ trợ, hội được cấp, được khoán và hội nào tự chủ.

Hội lập ra không phải cứ trông chờ vào tiền Nhà nước

Hội lập ra không phải cứ trông chờ vào tiền Nhà nước

VOV.VN -Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Luật về hội phải làm rõ loại nào được nhà nước hỗ trợ, hội được cấp, được khoán và hội nào tự chủ.

Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm toán chi tiêu cho phòng chống tội phạm
Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm toán chi tiêu cho phòng chống tội phạm

VOV.VN -Có ý kiến đại biểu đề nghị kiểm toán chuyên đề chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm bởi lâu nay chưa thấy Chính phủ báo cáo Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm toán chi tiêu cho phòng chống tội phạm

Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm toán chi tiêu cho phòng chống tội phạm

VOV.VN -Có ý kiến đại biểu đề nghị kiểm toán chuyên đề chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm bởi lâu nay chưa thấy Chính phủ báo cáo Quốc hội.

Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm
Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm

VOV.VN - Báo cáo của Chính Phủ dự báo thời gian tới số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành địa phương sẽ tiếp tục giảm.

Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm

Cấp phó ở các Bộ, ngành và địa phương dự kiến sẽ giảm

VOV.VN - Báo cáo của Chính Phủ dự báo thời gian tới số lượng cấp phó ở các Bộ, ngành địa phương sẽ tiếp tục giảm.