Sẽ chỉnh sửa Luật Quốc tịch phù hợp với tình hình thực tiễn

VOV.VN -Bộ Tư pháp đang tập trung nghiên cứu phương án trình Chính phủ và Quốc hội để chỉnh sửa Luật Quốc tịch cho phù hợp.

Nhiều vấn đề như công tác cán bộ của ngành, phương án bồi thường Nhà nước với những vụ án oan sai; sự phối hợp trong việc xác định mã số định danh cá nhân hay trong các vụ án lớn được các cơ quan báo chí nêu ra đã được Bộ Tư pháp trả lời trong buổi họp báo được tổ chức sáng 8/4.

Liên quan đến vấn đề từ ngày 1-7 tới, kiều bào định cư ở nước ngoài nếu không đăng ký lại quốc tịch sẽ không được công nhận là công dân Việt Nam, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc tịch hộ tịch và chứng thực, Bộ Tư pháp cho biết: Từ kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa một số quy định của Luật Quốc tịch, Bộ đang tập trung nghiên cứu phương án trình Chính phủ và Quốc hội để chỉnh sửa Luật cho phù hợp.

Ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Quốc tịch, hộ tịch và chứng thực trả lời câu hỏi báo chí

Ông Nguyễn Công Khanh cho biết: “Đây là vấn đề chúng tôi đang tập trung nghiên cứu nghiêm túc. Những phương án đều được chúng tôi đưa ra, nhưng phương án cuối cùng thì chờ đến ngày thứ 5 tuần tới khi Bộ trưởng Hà Hùng Cường chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan chốt lại phương án để trình Thủ tướng theo phương án cụ thể”.

Nhiều vấn đề “nóng” khác đang được dư luận quan tâm như sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an trong việc xác định mã số định danh cá nhân hay việc phối hợp với Tòa án, Viện Kiểm sát và Bộ Công an trong các vụ án lớn nhằm đảm bảo việc thi hành án dân sự cũng được nêu ra.

Trả lời câu hỏi liên quan đến việc Bộ Tư pháp đã giám sát, theo dõi và đôn đốc công tác bồi thường nhà nước như thế nào qua các vụ án, điển hình như trường hợp bồi thường thiệt hại cho ông Lương Ngọc Phi tại Thái Bình và ông Nguyễn Thanh Chấn tại Bắc Giang, bà Nguyễn Thị Tố Hằng, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước cho biết: Đối với trường hợp của ông Lương Ngọc Phi, tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường gửi lên Tòa án nhân dân tối cao thẩm định hồ sơ trước khi gửi sang Bộ Tài chính để cấp kinh phí bồi thường.

Còn đối với trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn, Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn khi ông Chấn hoàn tất hồ sơ yêu cầu bồi thường. Đến nay, ông Chấn chưa có đơn yêu cầu bồi thường. Theo quy định bồi thường của Nhà nước, quyền của người bị thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường và kèm theo đó là các căn cứ bao gồm như là tài liệu chứng từ và những thiệt hại thực tế phát sinh cũng như những yêu cầu liên quan đến vấn đề bồi thường của người bị thiệt hại. Khi nào có hồ sơ đó gửi đến thì cơ quan chức năng sẽ có những hoạt động phối hợp với Tòa án tối cao để có hướng dẫn và kịp thời giải quyết yêu cầu bồi thường của ông Chấn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam
Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam

VOV.VN -Người có cả quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu nào thì áp dụng quy định tương ứng.

Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam

Thảo luận quy định người có 2 quốc tịch nhập cảnh Việt Nam

VOV.VN -Người có cả quốc tịch Việt Nam và nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam bằng hộ chiếu nào thì áp dụng quy định tương ứng.

Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch
Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch

(VOV) -Năm mới đang mở ra một tương lai tươi sáng cho 1.066 người dân mới được nhập quốc tịch trên tuyến biên giới Việt- Lào.

Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch

Niềm vui của làng mới nhập quốc tịch

(VOV) -Năm mới đang mở ra một tương lai tươi sáng cho 1.066 người dân mới được nhập quốc tịch trên tuyến biên giới Việt- Lào.

Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn
Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn

Sau 4  năm Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực, mới chỉ có hơn 4.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch.

Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn

Việt kiều nhập quốc tịch Việt Nam: Vẫn quá khiêm tốn

Sau 4  năm Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực, mới chỉ có hơn 4.000 người Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký giữ quốc tịch.

Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành
Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành

VOV.VN -Người mang hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam, khi nhập cảnh chịu sự quản lý theo luật hiện hành của Việt Nam.

Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành

Người hai quốc tịch phải chịu sự quản lý của luật hiện hành

VOV.VN -Người mang hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam, khi nhập cảnh chịu sự quản lý theo luật hiện hành của Việt Nam.

Hàng triệu kiều bào nguy cơ mất quốc tịch
Hàng triệu kiều bào nguy cơ mất quốc tịch

Theo thống kê, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Hàng triệu kiều bào nguy cơ mất quốc tịch

Hàng triệu kiều bào nguy cơ mất quốc tịch

Theo thống kê, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.