Thái Lan mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam

VOV.VN - "Chúng tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam. Hai nước nên nỗ lực hơn để củng cố và tăng cường sức mạnh cũng như tính liên tục, bền vững trong chuỗi cung ứng giữa hai quốc gia nhằm sản xuất các sản phẩm trong khu vực".

Nhận định trên được đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN thường trú tại Thái Lan trước thềm chuyến thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 16-19/11.

PV: Xin ông có thể điểm lại những nét nổi bật về công tác chuẩn bị của Chính phủ Thái Lan cho Năm APEC 2022, nhất là Tuần lễ cấp cao APEC? Ông có kỳ vọng gì về kết quả sẽ đạt được tại Tuần lễ cấp cao APEC?

Ông Tanee Sangrat: Chúng tôi đã nỗ lực chuẩn bị cho Năm APEC 2022 nói chung và Tuần lễ cấp cao APEC nói riêng trong ba năm qua, không chỉ về chủ trương, chính sách mà còn về mọi mặt công tác chuẩn bị khác.

Chúng tôi tập trung soạn thảo ba văn bản quan trọng. Thứ nhất là Tuyên bố của các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC. Thứ hai và quan trọng nhất là Mục tiêu Bangkok về mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh (BCG). Chúng tôi hi vọng các nhà lãnh đạo APEC sẽ thảo luận và thông qua văn kiện này tại Hội nghị các nhà lãnh đạo nền kinh tế APEC vào ngày 19/11 tới. Mục tiêu Bangkok về mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh sẽ tạo ra một dấu mốc, di sản quan trọng cho năm Thái Lan là chủ nhà của APEC, đồng thời giúp nền kinh tế thành viên APEC phát triển bền vững, vượt qua các thách thức, đặc biệt là đại dịch Covid-19 cũng như các dịch bệnh truyền nhiễm mới khác có thể xảy ra trong tương lai.

Tôi hy vọng rằng, với văn kiện Mục tiêu Bangkok về mô hình kinh tế Sinh học - Tuần hoàn - Xanh, các nền kinh tế thành viên APEC sẽ bắt đầu chuyển đổi mạnh mẽ hơn, trở thành mô hình kinh tế bền vững. Thứ ba là Tuyên bố chung của Bộ trưởng, trong đó khái quát những nội dung thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế APEC sẽ diễn ra vào ngày 17/11.

PV: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Thái Lan và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC. Ông đánh giá như thế nào về Quan hệ Đối tác Chiến lược tăng cường giữa Việt Nam và Thái Lan cũng như về những đóng góp của Việt Nam trong năm APEC 2022 và Tuần lễ cấp cao APEC dịp này?

Ông Tanee Sangrat: Việt Nam là một cường quốc kinh tế. Về mặt kinh tế, chính trị, chiến lược, Việt Nam không chỉ là đối tác rất quan trọng của Thái Lan, của Đông Nam Á lục địa mà còn cả khu vực Đông Nam Á.

Trong khối ASEAN, Thái Lan là đối tác kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam cũng là địa chỉ đầu tư lớn nhất của Thái Lan. Trước đại dịch Covid-19, hơn 1 triệu du khách Việt Nam tới thăm Thái Lan. Bởi vậy, Việt Nam cũng là một địa chỉ du lịch và là nguồn du khách lớn đối với Thái Lan.

Xét về tổng thể, Việt Nam đóng vai trò quan trọng, là thành viên quan trọng và là đối tác kinh tế quan trọng trong APEC. Trước đây, Việt Nam cũng từng là chủ nhà tổ chức APEC. Bởi vậy, Thái Lan và Việt Nam, cũng như các nền kinh tế thành viên APEC đang và sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để thúc đẩy các nền kinh tế của chúng ta phát triển bền vững hơn trong tương lai.

PV: Trong năm 2023, Việt Nam và Thái Lan sẽ kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Ông đánh giá thế nào về triển vọng quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực trong những năm sắp tới?

Ông Tanee Sangrat: Hai nước chúng ta có những tiềm năng to lớn trong thúc đẩy mối quan hệ hợp tác song phương. Việt Nam là nền kinh tế mới nổi và đang phát triển nhanh với một lực lượng dân số tương đối trẻ lên tới gần 100 triệu người. Đó là một thị trường quan trọng đối với Thái Lan và các quốc gia khác và cũng là một địa chỉ đầu tư quan trọng đối với Thái Lan.

Chúng tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam. Hai nước nên nỗ lực hơn để củng cố và tăng cường sức mạnh cũng như tính liên tục, bền vững trong chuỗi cung ứng giữa hai quốc gia nhằm sản xuất các sản phẩm trong khu vực. Việc khu vực hóa đầu tư với hàng triệu người dân châu Á đang phụ thuộc vào hai mỏ neo Thái Lan và Việt Nam. Bởi vậy hai nước nên nỗ lực hơn nhằm tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế song phương.

Về mặt xã hội, giữa Việt Nam và Thái Lan có những quan hệ rất sâu sắc. Tại Thái Lan có một cộng đồng người Thái gốc Việt lớn là cầu nối quan hệ chặt chẽ giữa Thái Lan, đất nước nơi họ sinh sống và Việt Nam, quê hương của cha mẹ, ông bà họ.

Và điều này cũng xảy ra tương tự ở Việt Nam. Có rất nhiều người Việt Nam đã từng sống ở Thái Lan, và họ có mối quan hệ tốt, lâu dài với Thái Lan cũng như gia đình họ còn đang ở Thái Lan. Bởi vậy, chúng ta nên làm hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị thủy chung giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Thái Lan.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan tạm dừng kế hoạch cho phép người nước ngoài sở hữu đất
Thái Lan tạm dừng kế hoạch cho phép người nước ngoài sở hữu đất

VOV.VN - Nội các Thái Lan hôm 8/11 đã thông qua đề xuất của Bộ Nội vụ tạm thời rút lại chỉ thị cho phép người nước ngoài sở hữu đất, sau khi vấp phải sự phản đối dữ dội của công chúng.

Thái Lan tạm dừng kế hoạch cho phép người nước ngoài sở hữu đất

Thái Lan tạm dừng kế hoạch cho phép người nước ngoài sở hữu đất

VOV.VN - Nội các Thái Lan hôm 8/11 đã thông qua đề xuất của Bộ Nội vụ tạm thời rút lại chỉ thị cho phép người nước ngoài sở hữu đất, sau khi vấp phải sự phản đối dữ dội của công chúng.

Thái Lan xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ chỉ thị cho phép người nước ngoài mua nhà
Thái Lan xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ chỉ thị cho phép người nước ngoài mua nhà

VOV.VN - Phát biểu trước Hạ viện, Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anupong Paochinda cho biết, Chính phủ sẽ xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ chỉ thị cho phép người nước ngoài mua nhà, sở hữu đất làm nhà ở.

Thái Lan xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ chỉ thị cho phép người nước ngoài mua nhà

Thái Lan xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ chỉ thị cho phép người nước ngoài mua nhà

VOV.VN - Phát biểu trước Hạ viện, Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan Anupong Paochinda cho biết, Chính phủ sẽ xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ chỉ thị cho phép người nước ngoài mua nhà, sở hữu đất làm nhà ở.

APEC 2022: Thái Lan ban hành quy định hạn chế về giao thông ở thủ đô Bangkok
APEC 2022: Thái Lan ban hành quy định hạn chế về giao thông ở thủ đô Bangkok

VOV.VN - Nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn và giao thông thông suốt dịp Tuần lễ cấp cao APEC 2022 từ 14-19/11, Chính phủ Thái Lan đã ban hành các quy định hạn chế về giao thông đường bộ, tàu điện ngầm, đường thủy và máy bay không người lái ở thủ đô Bangkok.

APEC 2022: Thái Lan ban hành quy định hạn chế về giao thông ở thủ đô Bangkok

APEC 2022: Thái Lan ban hành quy định hạn chế về giao thông ở thủ đô Bangkok

VOV.VN - Nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn và giao thông thông suốt dịp Tuần lễ cấp cao APEC 2022 từ 14-19/11, Chính phủ Thái Lan đã ban hành các quy định hạn chế về giao thông đường bộ, tàu điện ngầm, đường thủy và máy bay không người lái ở thủ đô Bangkok.

Thái Lan nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc
Thái Lan nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định, Chính phủ Thái Lan luôn mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa Thái Lan và Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Thái Lan nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc

Thái Lan nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc

VOV.VN - Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha khẳng định, Chính phủ Thái Lan luôn mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác giữa Thái Lan và Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.