Thủ tướng: Không chấp nhận giải pháp cũ đã nêu không khả thi

VOV.VN - Sáng 19/2, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng đã nêu các thách thức, các “bài toán” đối với sự phát triển của đất nước trước mắt và dài hạn, đồng thời nêu định hướng, nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần triển khai trong thời gian tới. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo, không chấp nhận giải pháp cũ đã nêu không khả thi, đã đưa ra nhưng không triển khai tốt.

Cách đây 3 năm, tại buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngay đầu nhiệm kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ phải cải cách, đổi mới, phải là cơ quan có tầm nhìn chiến lược, tham mưu đúng, trúng nhiều giải pháp, chính sách cho Chính phủ cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: VGP)

Sau 3 năm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ xác định nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này là công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, xây dựng thể chế, pháp luật. Bộ cũng đã tham mưu mục tiêu rõ ràng là cắt giảm 50% điều kiện đầu tư kinh doanh, cắt giảm đơn giản hóa 50% các thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu, thúc đẩy xu thế đơn giản hóa, cắt giảm thực chất các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh....

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại những kết quả tích cực của kinh tế xã hội năm 2018 và cho biết, có đóng góp quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tướng khẳng định, những chỉ tiêu năm 2018 đạt cả về chất lượng và số lượng và số liệu thống kê là khách quan: “Thủ tướng có quyền năng lớn theo Hiến pháp nhưng Thủ tướng hay Bộ trưởng không bao giờ can thiệp vào số liệu thống kê theo quy định của Luật Thống kê. Số liệu đó hoàn toàn theo Luật Thống kê quy định, không ai được can thiệp.

Số liệu thống kê, từ GDP có liên quan đến vấn đề ngân sách, xuất nhập khẩu, các cân đối lớn. Năm 2018 là năm đầu tiên đã đạt không những chỉ tiêu số lượng mà còn chất lượng, không chỉ là năm đầu tiên vượt thu ngân sách mà còn lần đầu tiên vượt thu ngân sách địa phương. Nhưng điều quan trọng nhất của công tác kế hoạch hóa mà Chính phủ vì dân thực hiện, đó là đời sống của nhân dân được cải thiện rõ nét cả vật chất và tinh thần”.

Nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu trưởng về kinh tế xã hội, Thủ tướng đánh giá cao những kết quả mà Bộ đã thực hiện. Trong đó, Bộ đã đưa ra các kịch bản tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều phức tạp; chuẩn bị nhiều báo cáo quan trọng trình Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sửa đổi bổ sung một số điều của 11 luật, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch... Bộ đã trình Chính phủ Nghị định về đối tác công-tư, mạnh dạn đề xuất gỡ bỏ giấy chứng nhận đăng ký BOT, BT, bãi bỏ quy hoạch sân gôn...giúp bỏ tình trạng xin-cho.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại những kết quả tích cực của kinh tế xã hội năm 2018 và cho biết, có đóng góp quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. (Ảnh: VGP)

Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ đã hoàn thành đề án về khu vực kinh tế chưa quan sát, hay còn gọi là khu vực phi chính thức, là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng nền kinh tế và từ đó có bước đi trong phát triển thời gian tới.  

Bộ cũng là cơ quan thường trực, lực lượng chủ đạo trong Tiểu ban Kinh tế - xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng.  

Yêu cầu không được thỏa mãn về những kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ ra một số yếu kém, tồn tại của Bộ và yêu cầu Bộ không chỉ bám sát thực tiễn mà phải đi tắt đón đầu trong công tác tham mưu chiến lược, cập nhật thường xuyên xu hướng công nghệ trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội. Công tác đánh giá quản lý đầu tư công tuy đã có nhiều cải thiện, nhưng còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư công. Các dự án luật được giao nhưng chậm triển khai, trong đó có Luật Đầu tư công sửa đổi. Chưa có nghiên cứu một cách hệ thống nhiều vấn đề xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.  

Thủ tướng nhắc nhở Bộ không được ngủ quên trên “vòng nguyệt quế” để nâng cao hơn nữa trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời nêu một số thách thức tác động đến sự phát triển của đất nước. Trong đó, bối cảnh thế giới có nhiều phức tạp, mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Chính sách tài chính của một số nước thắt chặt...  Do vậy, Bộ cần có tham mưu chiến lược, sâu sắc, kịp thời, giúp khai thông và phát huy tốt nhất tiềm năng, tiềm lực còn rất lớn của đất nước.

Thách thức nữa là nguy cơ tụt hậu và rơi bẫy thu nhập trung bình của nước ta còn rất lớn. Nhiều vấn đề về văn hóa xã hội nổi lên có thể tác động đến sự phát triển. Chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường và tài nguyên ngày càng cấp bách. Nguy cơ tự chuyển hóa, tự diễn biến, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí ngay cả một số cán bộ lãnh đạo. Cùng với đó là nguy cơ về tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ phải tham mưu giải pháp giải một số “bài toán” cơ bản của đất nước: “Với tư cách là Bộ Tổng tham mưu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hãy hiến kế làm sao để các mục tiêu kinh tế xã hội 2019 có thể tạo bứt phá không những năm nay mà cả các năm tiếp theo. Bài toán thứ hai là làm sao để thể chế thực sự là mũi nhọn đột phá cho các đột phá khác của Việt Nam trong thập niên tới. Trong đó có mục tiêu xã hội, nền kinh tế Việt Nam thập niên tới đổi mới sáng tạo, động viên tốt nhất tinh thần khởi nghiệp trong nhân dân, tạo niềm tin cho nhân dân, cho khởi nghiệp, cho doanh nghiệp.”

Thủ tướng cũng cho rằng, Bộ cần tham mưu để Việt Nam tránh các bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công giá trị thấp, bẫy rác thải công nghệ. Thủ tướng đặt vấn đề, hành trình chiến lược để đưa nền kinh tế Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu độc lập, tự cường và thịnh vượng là gì?!; Làm sao xóa được tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. Làm sao để kinh tế tư nhân thành một động lực quan trọng của sự phát triển?  

Lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư về động tăng trưởng thời gian tới, Thủ tướng nhắc lại, một trong những động lực quan trọng là đô thị hóa và yêu cầu Bộ tham mưu chính sách để triển khai chủ trương này.  

Nhấn mạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục khoảng 7%/năm trở lên là rất quan trọng để đến 2030-2045 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tương đương các nước, Thủ tướng cho rằng, đây là việc làm cần thiết, có ý nghĩa vào thời điểm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập đất nước. Do đó, về định hướng phát triển đất nước trong dài hạn.

Thủ tướng nêu rõ: “Có một ngạn ngữ: Ta không được chọn nơi mình sinh ra, những ta được chọn nơi mình sống. Đây phải là phương châm, động lực để các đồng chí nghĩ về những định hướng phát triển, tầm nhìn Việt Nam 2030-2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước. Cho nên kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm thành lập nước là dấu hỏi lớn của thế hệ chúng ta đối với Tổ quốc, Đảng ta, cũng như năm nay kỷ niệm 50 năm di chúc của Bác.

Chúng ta phải làm gì để đạt mức mà chúng ta tuyên bố, không phải đơn giản, nhưng chúng ta phải làm. Cho nên tập trung suy nghĩ, trăn trở, hướng đến một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước. Vì một Việt Nam hùng cường, nơi mọi người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như Bác Hồ chúng ta mong muốn là một nguyện vọng, ý chí, một quyết tâm của tất cả chúng ta, trong đó có vai trò quan trọng của cơ quan tham mưu tổng hợp, đó là Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.

Nhân dịp này, Thủ tướng nêu lên tầm nhìn Việt Nam để chung tay xây dựng hiện thực khát vọng 10-20 năm tới, trong đó, tầm nhìn 2030, xây dựng một xã hội thịnh vượng hơn. Muốn vậy cần có cơ chế thị trường hiện đại, đảm bảo cạnh tranh, công bằng giữa các thành phần kinh tế. Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại và phát triển nền kinh tế dựa trên trí thức được đặt trong mạng lưới hiệu quả. Những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tương tác với các thành phố lớn toàn cầu.

Cùng với đó là cần có một tầm nhìn về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây là một nội hàm quan trọng thể hiện bản chất tốt đẹp của dân tộc ta, cần được cụ thể hóa với những nguyên tắc, tiêu chí, mục tiêu, giải pháp cụ thể phù hợp từng thời kỳ phát triển của đất nước.  

Theo đó, Thủ tướng nêu mục tiêu cụ thể, Việt Nam phải trở thành quốc gia phồn vinh, hạnh phúc, gia nhập quốc gia thu nhập cao; Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế tri thức cạnh tranh nằm trong 20 quốc gia đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu cũng như chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi; Việt Nam hướng đến chất lượng giáo dục tốt nhất khu vực châu Á- Thái Bình Dương; Xây dựng đất nước có hệ thống chăm sóc sức khỏe con người đẳng cấp thế giới, đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến 100% người dân.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, cần nỗ lực, sáng tạo hơn nữa, cần đánh giá, định hướng rõ mục tiêu, định hướng chiến lược, các lĩnh vực cần cải cách đổi mới sáng tạo. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải luôn phấn đấu, xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược, tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội quan trọng nhất cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?
Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?

VOV.VN -Dự án này mới chỉ là đề xuất ban đầu, muốn đầu tư dự án, còn phải qua ít nhất 2 bước nữa.

Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?

Siêu dự án trên sông Hồng: Bộ Kế hoạch - Đầu tư nói gì?

VOV.VN -Dự án này mới chỉ là đề xuất ban đầu, muốn đầu tư dự án, còn phải qua ít nhất 2 bước nữa.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch-Đầu tư nói về việc 1 vụ có 2 vụ trưởng
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch-Đầu tư nói về việc 1 vụ có 2 vụ trưởng

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương, đây là một việc do yếu tố lịch sử để lại.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch-Đầu tư nói về việc 1 vụ có 2 vụ trưởng

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch-Đầu tư nói về việc 1 vụ có 2 vụ trưởng

VOV.VN - Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thế Phương, đây là một việc do yếu tố lịch sử để lại.

Thủ tướng Bỉ chủ trì lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Bỉ chủ trì lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

VOV.VN -Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã ra tận xe ô tô đón và bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chào mừng Thủ tướng thăm chính thức Vương Quốc Bỉ.

Thủ tướng Bỉ chủ trì lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Bỉ chủ trì lễ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

VOV.VN -Thủ tướng Bỉ Charles Michel đã ra tận xe ô tô đón và bắt tay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chào mừng Thủ tướng thăm chính thức Vương Quốc Bỉ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Campuchia
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Campuchia

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Campuchia trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Campuchia

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng và ưu tiên đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Campuchia trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia

VOV.VN -Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Chính phủ Hoàng gia Campuchia đi vào hoạt động ổn định sau hơn một tháng thành lập.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Campuchia

VOV.VN -Tại cuộc gặp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Chính phủ Hoàng gia Campuchia đi vào hoạt động ổn định sau hơn một tháng thành lập.