Thường vụ Quốc hội quan ngại về kinh tế

(VOV) -Để giải bài toán rất khó đang đặt ra của nền kinh tế, Quốc hội phải tập trung đưa ra những quyết sách mạnh mẽ.

Những con số gây lo lắng

Thảo luận về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2013 trong sáng 14/5, nhiều ý kiến bày tỏ lo lắng trước các con số cho thấy nền kinh tế đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Các ý kiến nhấn mạnh, nếu không sớm có những quyết sách mạnh mẽ, phù hợp thì khó khăn sẽ càng chồng chất khó khăn.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng báo cáo Chính phủ thể hiện khá đầy đủ và trung thực về tình hình kinh tế xã hội năm 2012, những tháng đầu năm 2013 và dự báo thời gian còn lại của năm nay.

Theo ông Hiển, GDP quý I và tháng 4 năm 2013 so với năm 2012 là có tăng cao hơn, tuy nhiên so với mục tiêu đặt ra cả năm thì mục tiêu đạt được trong 4 tháng chưa được như mong muốn, dẫn đến mục tiêu đạt tăng trưởng 5,5% cả năm là rất khó khăn, đòi hỏi những quý còn lại phải tăng với tốc độ cao hơn.

Báo cáo của Chính phủ cho biết, tính đến ngày 18/4/2013, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 4,8% so với cuối năm 2012; tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 5,04% so với cuối năm 2012; dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 1,44% so với tháng 12/2012. Theo ông Phùng Quốc Hiển, tăng trưởng tín dụng như vậy là rất thấp, cho thấy lượng tiền đổ vào nền kinh tế đang mất cân đối, hấp thụ vốn rất yếu.

“Doanh nghiệp trong nước chủ yếu dựa vào vốn của ngân hàng nhưng số dư tiền gửi lại rất lớn cho thấy sự mất cân đối. Muốn tăng trưởng 5% thì tăng trưởng tín dụng cả năm phải đạt 14 đến 15% mới đảm bảo dòng tiền, nhưng quý I đạt thấp sẽ tạo thêm khó khăn cho cả năm”, ông Hiển phân tích.

Cũng theo ông Hiển, vừa qua ngân hàng có những giải pháp mạnh, như giảm lãi suất để tạo điều kiện cho vay, nhưng khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn kém. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là đầu ra yếu thể hiện ở hàng tồn kho rất lớn.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng cần có giải pháp quyết liệt và có thể Quốc hội nên tính toán từ kỳ họp thứ 5, vì nếu để đến kỳ sau thì mọi việc đã an bài.

“Phải tập trung chính sách tiền tệ”

Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, các báo cáo cho thấy bức tranh rõ hơn về khó khăn của nền kinh tế và Quốc hội lần này cần tập trung đưa ra được quyết sách giải bài toán khó này.

Theo Phó Chủ tịch nước, trước hết cần tập trung vào chính sách tiền tệ, vì nếu để dòng vốn ứ đọng mãi sẽ dẫn đến tất cả đình trệ: Hấp thụ vốn yếu dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, thu ngân sách thấp, giảm công ăn việc làm, khó khăn trong đảm bảo an sinh xã hội…

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng nhấn mạnh, giải pháp thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng cần phải được thực hiện rõ nét hơn như rà soát các dự án đầu tư để ứng xử thật tốt trong sử dụng đầu tư công, tránh gây lãng phí.

“Tại kỳ họp thứ 4, các đại biểu nêu rất nhiều về lãng phí trong các chương trình mục tiêu quốc gia vì sự chồng chéo. Phải mạnh dạn cắt giảm thậm chí xóa bỏ chứ không thể cái nào cũng dở dang, gây lãng phí. Chúng ta phải nhìn thẳng vào khó khăn của đất nước để hành động, không nể nang”, bà Nguyễn Thị Doan nêu ý kiến.

Về tiết kiệm chi tiêu, Phó Chủ tịch nước cho rằng, Quốc hội cần thể hiện ngay quan điểm từ phân bổ chi tiêu ngân sách. Vì “thực tế thời gian qua chúng ta có cái gì đó rất nể nang trong phân bổ ngân sách”.

Đồng ý với quan điểm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng cần có giải pháp căn cơ về tiền tệ để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn, kích thích sản xuất, giải quyết hàng tồn kho.

Theo ông Phan Trung Lý, cần có giải pháp đột phá để tạo đà cho thời gian tới cũng như trong năm 2014 vì không thể cứ “mỗi năm ngồi và nói năm sau kinh tế khó khăn hơn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội
Đại biểu Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội

(VOV) -Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ tiêu GDP, lạm phát mà Chính phủ đề ra là phù hợp.

Đại biểu Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội

(VOV) -Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ tiêu GDP, lạm phát mà Chính phủ đề ra là phù hợp.

Kinh tế - xã hội Thủ đô đang bộc lộ một số hạn chế
Kinh tế - xã hội Thủ đô đang bộc lộ một số hạn chế

(VOV) -Chúng ta cần có trách nhiệm phân tích thấu đáo chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo điều hành và thực hiện

Kinh tế - xã hội Thủ đô đang bộc lộ một số hạn chế

Kinh tế - xã hội Thủ đô đang bộc lộ một số hạn chế

(VOV) -Chúng ta cần có trách nhiệm phân tích thấu đáo chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo điều hành và thực hiện

Nhiều dấu hiệu chỉ báo tăng trưởng kinh tế khó khăn
Nhiều dấu hiệu chỉ báo tăng trưởng kinh tế khó khăn

(VOV) - GDP quý I/2013 tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2012; tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 1,4% trong 4 tháng đầu năm.

Nhiều dấu hiệu chỉ báo tăng trưởng kinh tế khó khăn

Nhiều dấu hiệu chỉ báo tăng trưởng kinh tế khó khăn

(VOV) - GDP quý I/2013 tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2012; tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 1,4% trong 4 tháng đầu năm.

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013

(VOV) -Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013

Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013

(VOV) -Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 4 thông qua

Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng
Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng

(VOV) -Ngày 29/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11.

Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng

Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng

(VOV) -Ngày 29/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11.