Ủy ban Pháp luật thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

VOV.VN - Sáng 8/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật tiến hành Phiên họp toàn thể lần thứ 21, thẩm tra dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chính phủ đề nghị bổ sung 10 dự án, lùi thời gian trình đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và đề nghị trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8.

Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Ủy ban Tư pháp đề nghị trình Quốc hội xác định cụ thể phạm vi điều chỉnh của dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Đối với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Hội đồng Dân tộc đề nghị đưa 18 dự án luật vào Chương trình. Trong đó, tại Kỳ họp thứ Chín dự kiến thông qua 8 dự án luật và cho ý kiến 10 dự án luật. Tại Kỳ họp thứ Mười dự kiến thông qua 10 dự án luật. Các dự án luật được Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình năm 2025 gồm: Luật Cấp, thoát nước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi); Luật Đường sắt (sửa đổi).

Qua nghiên cứu các Tờ trình, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực và trách nhiệm trong công tác chuẩn bị của Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; cơ bản thống nhất với nguyên tắc lập đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2025, điều chỉnh Chương trình năm 2024. 

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ và các cơ quan chủ động chuẩn bị các nội dung tiếp thu, làm rõ những vấn đề lớn, quan trọng được nêu tại phiên họp bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có đầy đủ cơ sở trình Ủy ban TVQH xem xét quyết định.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Xây dựng lên tiếng về lộ trình triển khai Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở
Bộ Xây dựng lên tiếng về lộ trình triển khai Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở

VOV.VN - Bộ Xây dựng cho biết, dự kiến cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ hoàn tất để trình thông qua 5 dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi.

Bộ Xây dựng lên tiếng về lộ trình triển khai Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở

Bộ Xây dựng lên tiếng về lộ trình triển khai Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở

VOV.VN - Bộ Xây dựng cho biết, dự kiến cuối tháng 4, đầu tháng 5 sẽ hoàn tất để trình thông qua 5 dự thảo Nghị định hướng dẫn triển khai Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi.

HĐND cần đóng góp sát sao, trách nhiệm hơn trong việc xây dựng luật, nghị quyết
HĐND cần đóng góp sát sao, trách nhiệm hơn trong việc xây dựng luật, nghị quyết

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua hoạt động thực tiễn của mình, HĐND tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, sát sao và trách nhiệm hơn nữa cho việc xây dựng luật và các nghị quyết, nhất là các luật có liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội địa phương.

HĐND cần đóng góp sát sao, trách nhiệm hơn trong việc xây dựng luật, nghị quyết

HĐND cần đóng góp sát sao, trách nhiệm hơn trong việc xây dựng luật, nghị quyết

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, qua hoạt động thực tiễn của mình, HĐND tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, sát sao và trách nhiệm hơn nữa cho việc xây dựng luật và các nghị quyết, nhất là các luật có liên quan đến đời sống kinh tế, xã hội địa phương.

Phó Thủ tướng: "Nhân lực, kinh phí cho xây dựng pháp luật chưa tương xứng"
Phó Thủ tướng: "Nhân lực, kinh phí cho xây dựng pháp luật chưa tương xứng"

VOV.VN - Đề cập một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành luật, nghị quyết, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, nội dung giao quy định chi tiết là khá lớn, thời gian ban hành gấp dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm có hiệu lực đồng thời của văn bản quy định chi tiết với luật, nghị quyết được Quốc hội ban hành.

Phó Thủ tướng: "Nhân lực, kinh phí cho xây dựng pháp luật chưa tương xứng"

Phó Thủ tướng: "Nhân lực, kinh phí cho xây dựng pháp luật chưa tương xứng"

VOV.VN - Đề cập một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành luật, nghị quyết, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, nội dung giao quy định chi tiết là khá lớn, thời gian ban hành gấp dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm có hiệu lực đồng thời của văn bản quy định chi tiết với luật, nghị quyết được Quốc hội ban hành.